Đánh giá của khách du lịch về du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 88)

6. Cấu trúc của luận văn

2.4. Đánh giá của khách du lịch về du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh

Đánh giá hoạt động DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, tác giả đã tiến hành khảo sát 100 du khách thông qua phiếu điều tra tại địa điểm Đà Nẵng và Hội An, trong đó có 11 du khách đã đến và trải nghiệm các dịch vụ DL tại đây. Đồng thời, tác giả cũng thực hiện khảo sát tại các bãi đổ xe với 100 KDL vừa kết thúc chuyến tham quan Cẩm Thanh. Đánh giá được thực hiện trên các mặt: sức hấp dẫn du lịch Cẩm Thanh, đánh giá về người dân Cẩm Thanh, mức độ hài lòng của du khách về vấn đề quản lý, sản

phẩm du lịch, môi trường du lịch, cách phục vụ du lịch của người dân địa phương và đánh giá chung về DLCĐ xã Cẩm Thanh. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá của du khách về sức hấp dẫn của du lịch tại xã Cẩm Thanh

Sức hấp dẫn của du lịch Cẩm Thanh

Tỉ lệ (%) Trị số trung bình

1 2 3 4 5

Có cảnh quan đẹp, hấp dẫn 0 0 13.5 39.6 46.9 4.33 Người dân gần gũi, thân thiện 0 1.8 16.2 45.9 36.1 4.16

Môi trường trong lành 1.8 2.7 18 40.5 37 4.08

Sản phẩm du lịch phong phú 16.2 28.8 27 14.4 13.6 2.80

Dịch vụ du lịch tốt 13.5 28 28.8 15.3 14.4 2.89

(với 1= Hoàn toàn không đồng ý; 2= Không đồng ý; 3= Bình thường; 4= Đồng ý; 5= Hoàn toàn đồng ý)

[Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả]

Đánh giá về sức hấp dẫn của du lịch tại xã Cẩm Thanh, du khách hầu hết công nhận Cẩm Thanh có cảnh quan đẹp, hấp dẫn; người dân gần gũi, thân thiện và có môi trường trong lành (3 yếu tố này đều đạt Mean > 4.00, tức là ở mức rất cao). Từ đó cho thấy rằng, DL Cẩm Thanh hấp dẫn du khách dựa vào bản thân nguồn tài nguyên mà nơi đây có được, đó là con người, cảnh quan, là môi trường nơi đây, còn để việc phát triển DLCĐ hiệu quả và lâu dài, Cẩm Thanh còn phải mất khá nhiều thời gian và nỗ lực không ngừng, bởi những yếu tố chính đem lại sự khác biệt, nhiều cơ hội lợi nhuận và tạo sức hút đối với khách chính là SPDL, chất lượng dịch vụ DL thì Cẩm Thanh còn nhiều yếu kém cần nhìn nhận và khắc phục kịp thời (biểu hiện qua kết quả đánh giá của du khách, 2 yếu tố về SPDL và dịch vụ DL đều có Mean < 3.00).

Ngƣời dân Cẩm Thanh tham gia hoạt động du lịch Tỉ lệ (%) Trị số trung bình 1 2 3 4 5

Có thái độ niềm nở, thân thiện với du khách

0 1.8 10.8 45 42.4 4.28

Có sự am hiểu sâu về tri thức bản địa 0 0 17.2 49.5 33.3 4.16

Phong cách phục vụ du lịch chuyên nghiệp

9 30.7 36 15.3 9 2.85

Có trình độ ngoại ngữ tốt 22.5 36.9 27 9 4.6 2.36

(với 1= Hoàn toàn không đồng ý; 2= Không đồng ý; 3= Bình thường; 4= Đồng ý; 5= Hoàn toàn đồng ý)

[Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả]

Kết quả khảo sát đánh giá của du khách về người dân Cẩm Thanh cho thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu của CĐĐP nơi đây trong vấn đề làm DL. Thái độ niềm nở, thân thiện với du khách và có sự am hiểu sâu về tri thức bản địa là những thế mạnh vốn có của cư dân Cẩm Thanh (với Mean lần lượt là 4.28 và 4.16 đạt mức rất cao). Điều này cũng dễ dàng lý giải vì người Cẩm Thanh vốn hiền lành, chân chất, đại diện tiêu biểu cho con người miền Trung chịu khó, chịu khổ, luôn cố gắng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn giữ trong mình tinh thần lạc quan, yêu đời, tinh thần tương thân tương ái với lối sống hài hòa, dễ gần.Thế mạnh thứ 2 là người dân Cẩm Thanh có am hiểu sâu về tri thức bản địa. Đây vốn là thế mạnh của hầu hết các điểm DLCĐ bởi lẻ người dân sinh ra và lớn lên tại địa phương, trải qua các giai đoạn của đời người, được tận mắt chứng kiến sự thay da đổi thịt của quê hương mình ắt hẳn rằng họ sẽ kể cho du khách nghe bằng giọng điệu đầy tự hào và say đắm. Đánh giá về phong cách phục vụ DL của người dân Cẩm thanh có chuyên nghiệp hay không và trình độ ngoại ngữ của họ thì kết quả cho thấy rằng, hai vấn đề này đã và đang là điểm yếu của người dân Cẩm

trình độ ngoại ngữ của người dân địa phương luôn là vấn đề trăn trở của hầu hết của điểm DLCĐ. Để tạo sự khác biệt và nâng cao chất lượng dịch vụ DL Cẩm Thanh, cách tốt nhất là người dân phục vụ DL phải tập trung cải thiện trình độ ngoại ngữ, rèn luyện và không ngừng trao dồi các kỹ năng phục vụ du khách. Làm được điều này phải cần nhiều thời gian, sự quan tâm, khuyến khích của các cấp cũng như những nỗ lực không ngừng của chính người dân địa phương.

Bảng 2.7. Mức độ hài lòng của du khách về DLCĐ tại xã Cẩm Thanh Vấn đề đánh giá Vấn đề đánh giá Tỉ lệ (%) Trị số trung bình 1 2 3 4 5 Về vấn đề quản lý 12.6 34.2 28.8 15.4 9 2.74 Về sản phẩm, dịch vụ DL 10.8 27.1 34.2 19.8 8.1 2.87 Về môi trường du lịch 4.5 12.6 28.8 37.8 16.2 3.48 Về khả năng phục vụ DL của CĐĐP 3.6 10.8 30.6 36.9 18.1 3.55

(với 1= Rất không hài lòng; 2= Không hài lòng; 3= Bình thường; 4= Hài lòng; 5= Rất hài lòng)

[Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả]

Để nhìn nhận rõ hơn những mặt mạnh, yếu về DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, từ đó có những định hướng kịp thời và đúng đắn, tác giả tiếp tục đi sâu điều tra đánh giá của du khách về DLCĐ xã Cẩm Thanh ở các khía cạnh về: vấn đề quản lý; sản phẩm, dịch vụ DL; môi trường DL và khả năng phục vụ DL của CĐĐP. Có thể nhận định rằng, những yếu kém trong hoạt động phát triển DLCĐ tại xã Cẩm Thanh bắt nguồn từ nhiều nguyên do, trong đó, vấn đề quản lý được xem là nguyên nhân chính. Chính sự quản lý lỏng lẻo, thiếu sự gắn kết trước sức nóng của DL Cẩm Thanh đã làm xuất hiện nhiều lổ hỏng ảnh hưởng đến chất lượng DL nơi đây. Sản phẩm, dịch vụ DL vì thế cũng kém phần đa dạng, hấp dẫn vì phần lớn người dân làm DL một cách tự phát, mang tính mạnh ai nấy làm, trình độ chuyên môn thấp. Việc khảo sát, thiết kế, sáng tạo ra những sản phẩm mới lạ, hấp dẫn vẫn chưa được

chú trọng. Vấn đề sản phẩm, dịch vụ DLCĐ Cẩm Thanh tuy có tính hấp dẫn, đặc sắc nhưng chưa nhiều hoạt động nên không giữ chân du khách ở lại được lâu hơn. Vấn đề môi trường và khả năng phục vụ DL của người dân Cẩm Thanh được du khách đánh giá ở mức trung bình khá và khá cao (với Mean = 3.48 và 3. 55).

Tiếp tục khảo sát du khách đối với vấn đề đánh giá chung về DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, tác giả thu về kết quả như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá chung về DLCĐ tại xã Cẩm Thanh

Mức độ hài lòng Đồng ý (%) Rất hài lòng 11.7 Hài lòng 35.2 Bình thường 32.4 Không hài lòng 16.2 Rất không hài lòng 4.5 Mean = 3.33

[Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả]

Đây là kết quả đánh giá cuối cùng của du khách về DLCĐ xã Cẩm Thanh sau khi đã trải nghiệm hoạt động DL tại đây. Qua bảng trên, ta thấy rằng, mặc dù việc phát triển mô hình DLCĐ tại xã Cẩm Thanh đang còn gặp nhiều vướng mắt cần tháo gỡ nhưng nhìn chung, hoạt động DL nơi đây mang đến sự hài lòng cho du khách với tỉ lệ là 35.2%, tuy nhiên sự hài lòng của du khách đối với DLCĐ Cẩm Thanh ở mức độ chưa cao lắm (Mean = 3.33: đạt mức trung bình khá). Sự hài lòng này phần lớn xuất phát từ yếu tố cảnh quan, môi trường DL và sự gần gũi, thân thiện của CĐĐP. Đây là tín hiệu vui đối với DL Cẩm Thanh, là nền tảng để chính quyền và người dân Cẩm Thanh cùng nỗ lực, cố gắng khắc phục những hạn chế trước mắt, phát huy lợi thế sẵn có, mang lại hiệu quả lâu dài cho DL nơi đây.

nghiệm hầu hết các dịch vụ ở đây, nếu quay lại, họ sẽ giành thời gian khám phá các địa điểm thú vị khác ở Hội An hay lý do khác cho rằng ở đây không có nhiều hoạt động để họ lưu lại lâu, DV - DL xã Cẩm Thanh không có gì đặc sắc so với các nơi khác. Và hơn 20% du khách trả lời nếu có cơ hội sẽ quay trở lại vì họ thích mảnh đất và con người Cẩm Thanh; không gian yên bình, sông nước hữu tình, dịch vụ tốt giúp họ có những phút giây thư giãn tuyệt vời hay trở lại vì lý do học tập, nghiên cứu hoặc có người thân sinh sống tại đây.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 là tiềm năng và thực trạng phát triển DLCĐ tại xã Cẩm Thanh. Đây là chương chính của luận văn. Trong chương này, tác giả giới thiệu tổng quan xã Cẩm Thanh về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội, đồng thời phân tích, đánh giá các tiềm năng, thực trạng phát triển DLCĐ và cũng làm rõ vấn đề đánh giá của khách du lịch về hoạt động DLCĐ nơi đây. Thông qua kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thấy rằng, Cẩm Thanh hội tụ đủ các điều kiện cần để phát triển DLCĐ, mặc dù hiện tại, có những điều kiện chưa thật sự nổi bật để có thể đáp ứng một cách tốt nhất các hoạt động DL tại địa phương. Về phần thực trạng, tác giả tiến hành đánh giá trên các mặt: nhu cầu của khách DL, sản phẩm DLCĐ, doanh thu, lượt khách, thành phần và mức độ tham gia của CĐĐP vào hoạt động DL Cẩm Thanh. Qua đó thấy rằng, DL Cẩm Thanh đang phát triển mạnh, nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn du khách khi đến với thành phố Hội An, tuy nhiên, nơi đây mới chỉ thu hút được KDL tại địa phương và khu vực lân cận, CĐĐP thì đã có sự tham gia tích cực vào các hoạt động DL, nhưng mức độ tham gia vẫn còn thấp. Bên cạnh những tín hiệu đáng mừng, DL Cẩm Thanh hiện tại cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề bất cập chưa thể giải quyết, điều này cần áp dụng nhiều giải pháp đúng đắn, kịp thời và có thời gian để điều chỉnh. Trong chương này, kết quả khảo sát được sử dụng như một công cụ chính để phân tích, chứng minh, làm rõ những vấn đề quan trọng trong luận văn để từ đó đi đến những nhận định, kết luận đáng tin cậy, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp cụ thể ở chương 3 nhằm phát triển DLCĐ bền vững

CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG TẠI XÃ CẨM THANH,

THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Căn cứ chủ trương phát triển du lịch

- Nghị quyết Quy hoạch tổng thể phát triển DL tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015, định hướng 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa VII, kỳ họp thứ 21 (2009) nêu ra mục tiêu: Phát triển nhanh và bền vững để DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tăng thu nhập cho xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển DL với củng cố quốc phòng an ninh; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, cải tạo cảnh quan môi trường, nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ trở thành “đầu tàu” lôi kéo các ngành kinh tế khác phát triển; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng còn nhiều khó khăn. Nghị quyết cũng đã nêu ra định hướng khu vực phát triển DLCĐ của tỉnh với phạm vi tổ chức không gian là các làng quê, làng nghề, làng đồng bào dân tộc thiểu số có tiềm năng phát triển DL. Tùy theo từng đặc điểm của mỗi vùng mà phát huy thế mạnh để khai thác DLCĐ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương.

Thế mạnh về biển, văn hóa, con người và ẩm thực đã đưa Quảng Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn. Trên cơ sở DL văn hóa được nhiều du khách biết đến, Quảng Nam đã sớm có chủ trương phát triển DLCĐ. Đây được coi là công cụ giúp xóa đói giảm nghèo ở những nơi có tiềm năng. Ông Đinh Hài - Giám đốc Sở VH- TT-DL khẳng định: “Quảng Nam xác định phát triển DL bền vững là nhiệm vụ hàng đầu. Phát triển du lịch bền vững, du lịch cộng đồng… là xu hướng tất yếu, phù hợp thị hiếu du khách, nhằm biến các giá trị di sản vật thể, phi vật thể, nhiên nhiên… trở thành giá trị kinh tế, đảm bảo nguồn vốn bảo tồn di sản, giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương”.

trung bảo tồn nguyên vẹn khu phố cổ thì việc bảo tồn khung cảnh một vùng quê đặc trưng Cẩm Thanh với khu bảo tồn sinh thái vùng ngập mặn cửa sông Thu Bồn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển DL đến năm 2020, thành phố Hội An tiếp tục ưu tiên phát triển DLCĐ, trong đó có xã Cẩm Thanh, nhằm nâng cao hơn nữa lợi ích và trách nhiệm của người dân, xem đây là yếu tố hàng đầu, quyết định tính bền vững [70]. Theo ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND thành phố Hội An: “UBND thành phố và các ngành xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch về phát triển cơ sở lưu trú, quản lý và khai thác các tiềm năng du lịch trên địa bàn. Trên cơ sở đó, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng du lịch cho khu vực biển - đảo - làng quê, chú trọng việc bảo tồn, phát huy các giá trị sinh thái - nhân văn của từng địa phương, gắn với đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại các khu vực này, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia và được hưởng lợi từ du lịch”.

- Trong những năm gần đây, Cẩm Thanh được biết đến như một điểm tham quan, khám phá phong cảnh, cuộc sống yên bình của một làng quê Việt Nam và trải nghiệm DL nông nghiệp mới mẻ. Xác định vai trò quan trọng của DL đối với sự phát triển chung của xã, bên cạnh những điều chỉnh tích cực, UBND xã đã phối hợp với Phòng Thương mại - Du lịch và Trung tâm hành động vì sự phát triển đô thị xây dựng kế hoạch phát triển DL xã Cẩm Thanh với mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan về tiềm năng, thực trạng DL, mục tiêu phát triển và các chương trình hành động cần triển khai để Cẩm Thanh trở thành điểm đến DL độc lập, có tính điển hình về DL bền vững. Đồng thời, xã cũng có phân bổ cán bộ để quản lý, giám sát và chỉ đạo kịp thời hoạt động DL tại đây.

3.1.2. Căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương

Thực tế, hoạt động DL Cẩm Thanh đã thu hút được sự tham gia của CĐĐP và đem lại lợi ích về nhiều mặt cho toàn xã cũng như CĐĐP tham gia DL. Điều này là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng thắn, việc phát triển

DLCĐ tại đây vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nan giải cần được nhận thức đúng đắn và điều chỉnh kịp thời để có những kết quả khả quan hơn. Đó là những mặt tồn tại về:

- Vấn đề quản lý DL Cẩm Thanh còn lỏng lẻo, tình trạng phá giá, cò mồi khách vẫn còn tiếp diễn; giá cả dịch vụ chưa được niêm yết; quá trình kiểm tra, giám sát còn thiếu chặt chẽ, Ban quản lý mới đi vào hoạt động nên việc điều hành công việc còn gặp nhiều khó khăn… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh và chất lượng dịch vụ DL Cẩm Thanh.

- Mặc dù đã tổ chức được một số lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức DLCĐ, đào tạo nghề, kết hợp với công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, song chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 88)