Danh mục các điểm thu hút du lịch tại xã Cẩm Thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 50 - 53)

STT Phân loại Tên điểm thu hút du lịch Mức độ

ƣu tiên

1 Lịch sử - văn hóa

Khu di tích lịch sử rừng dừa 7 mẫu Rất cao Khu di tích lùm Bà - Thôn Võng Nhi Rất cao Làng nghề tre dừa nước thôn Thanh Tam Đông Cao

Vườn Xã Tiếp Cao

Khu di tích xóm làng thôn Võng Nhi (Lăng Trà

Quân, Miếu Ông Tiến, Mộ tổ Tộc Trần, Tộc Hồ) T/bình Khu di tích Lăng Ông thôn Thanh Nhứt T/bình

Đình Thanh Nhất T/bình

2 Địa lý - Cảnh quan

Rừng dừa 7 mẫu Rất cao

Cồn Kiện - Thuận Tình Rất cao

Sông nước hữu tình Cẩm Thanh Rất cao

Cánh đồng mẫu Rất cao

Gò Hí Cao

Hói Lăng T/bình

Làng chài thôn Vạn Lăng T/bình

Xóm làng nghề “ Câu Kiều” T/bình

3 Sinh thái - Sinh học

Hệ dừa nước thôn Thanh Tam Đông, Thanh

Nhứt, Vạn Lăng, Cồn Nhàn Cao

Hệ thủy sản vùng ngập mặn T/bình

Có thể nhận định rằng, vùng đất Cẩm Thanh có nguồn TNDL hấp dẫn nhưng vẫn chưa được khai thác tương xứng với lợi thế nơi đây có được. Vấn đề đặt ra đối với xã Cẩm Thanh là phải xác định được TNDL có khả năng trở thành điểm thu hút du lịch, những tài nguyên có giá trị đặc trưng, hấp dẫn nhất để từ đó có những định hướng, điều chỉnh đúng đắn đưa DL nơi đây có những bước tiến mới góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân và thay đổi diện mạo của xã theo chiều hướng tích cực hơn.

2.2.2. Nguồn nhân lực địa phương

Trong phát triển DLCĐ, nguồn nhân lực địa phương đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự thành công của loại hình này. Vì vậy, thu hút sự tham gia của người dân và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với xã Cẩm Thanh cũng như các địa phương phát triển DLCĐ. Theo thống kê của UBND xã Cẩm Thanh (năm 2015), trong tổng số 2.074 hộ có 768 hộ tham gia vào các hoạt động phục vụ du lịch với số người dân trong độ tuổi lao động là 1.361 người, trong đó, thôn có số hộ dân tham gia đông nhất đó là Thanh Đông (206 hộ), tiếp đến là Võng Nhi (128 hộ), Thanh Tam Đông (115 hộ), Thanh Nhứt (108 hộ), Thanh Nhì (78 hộ), Thanh Tam Tây (58 hộ), Vạn Lăng (41 hộ) và thôn có số hộ tham gia ít nhất là thôn Cồn Nhàn (34 hộ) [51, tr.19].

Tham gia cung ứng các dịch vụ DL, hầu hết người dân Cẩm Thanh phục vụ du khách chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm được đúc kết, tích lũy từ cuộc sống thường ngày. Số lượng nhân lực được đào tạo bài bản ở các trường đại học, cao đẳng DL chuyên nghiệp rất ít nên trong quá trình phục vụ không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời có những hiểu biết chuyên sâu về DL, phát triển DL một cách hiệu quả và đúng hướng, cư dân nơi đây đã tích cực tham gia vào các buổi tập huấn, các lớp bồi dưỡng, sinh hoạt, những buổi gặp gỡ với chính quyền địa phương, các sở ban ngành để được cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ hoạt động DL đạt kết quả tốt. Trong năm 2015 và 2016, phòng quản lý lữ hành của Sở VH - TT - DL tỉnh Quảng Nam đã phối hợp UBND xã Cẩm Thanh tổ chức nhiều khóa tập huấn nâng cao nhận thức DLCĐ cho người

dân tham gia hoạt động DL. Các khóa tập huấn thu hút đông đảo người dân tham gia. Đồng thời, UBND xã Cẩm Thanh cũng đã tổ chức họp và vận động CĐ tại các thôn tham gia tổ hợp tác DL, trồng dừa nước và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường DL [34]. Thông qua những hoạt động này, người dân phần nào ý thức được tầm quan trọng của DL đối với sự phát triển về kinh tế, môi trường và giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương, nâng cao hiểu biết cho người dân, qua đó, chất lượng phục vụ DL được cải thiện.

Theo kết quả khảo sát, CĐĐP Cẩm Thanh tham gia hoạt động DL đa dạng ở mọi lứa tuổi, trong đó tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 31 đến 55 (chiếm 53,4%). Hầu hết họ là những người dân sinh ra và lớn lên tại vùng quê này. Số người dân sống tại đây trên 20 năm chiếm 76%. Đây vốn là những người nông - ngư dân, công việc chính là trồng lúa, đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản, tham gia DL chỉ là công việc hỗ trợ thêm. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh và nhiều lợi ích mà DL mang lại, nhiều khi thu nhập từ hoạt động DL cao hơn công việc chính mà họ đang làm, vì thế nhiều gia đình đã chuyển dần sang việc tập trung vào làm DL để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trình độ của cư dân phục vụ DL phần lớn là cấp 1 và cấp 2 (chiếm gần 60%), công việc chủ yếu của họ là chèo thuyền thúng, phục vụ trong các khu sinh thái và kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ như cà phê, nước giải khát, tạp hóa… Những người có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ tương đối thấp (khoảng 18%). Nguồn lao động này chủ yếu làm trong các khách sạn, nhà hàng, kinh doanh lữ hành, mở các homestay… Từ đó cho thấy rằng, người dân địa phương nơi đây có trình độ không cao, vì vậy, họ phục vụ DL chủ yếu bằng kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được trong cuộc sống hằng ngày.

Thống kê từ kết quả khảo sát, các hộ dân xã Cẩm Thanh có thu nhập trong lĩnh vực DL chiếm từ 20 - 50% tổng thu nhập trong tháng là nhiều nhất, chiếm gần 42.4%. Những gia đình có thu nhập từ DL trên 50% tổng thu nhập của tháng chiếm tỉ lệ thấp (chỉ với 9.7%). Tuy nhiên, xuất phát từ tính thời vụ trong DL mà thu nhập của người dân nơi đây cũng hết sức bấp bênh. Hoạt động DL xã Cẩm Thanh chủ

yếu tập trung vào các tháng mùa xuân và mùa hạ. Các tháng mùa thu, mùa đông, hoạt động DL nơi đây hết sức ảm đạm.

2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

CSVCKT đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra SPDL cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng DL để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách. Để sử dụng hiệu quả nguồn TNDL và tiêu dùng dịch vụ DL đảm bảo chất lượng đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ sở, công trình đặc biệt… Do đó, sự phát triển DL bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện CSVCKT. Bên cạnh nguồn TNDL khá phong phú, CSVCKT DL xã Cẩm Thanh cũng đã nhận được quan tâm, đầu tư phục vụ cho các hoạt động phát triển DL của xã. Trong đó:

- Cơ sở lưu trú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 50 - 53)