Các bên tham gia du lịch cộng đồng và vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 29 - 31)

6. Cấu trúc của luận văn

1.4. Các bên tham gia du lịch cộng đồng và vai trò

Tham gia DLCĐ gồm có các thành phần chính sau: CĐĐP, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý DL, các tổ chức hỗ trợ phát triển và đào tạo năng lực địa phương, các doanh nghiệp DL và KDL. Mỗi thành phần đảm nhiệm một vai trò riêng nhưng tựu chung lại, mục đích chính là vì sự phát triển của DLCĐ. Việc kết nối, tạo sợi dây liên kết hiệu quả giữa các thành phần trên đã và đang là vấn đề bức thiết của nhiều địa phương nhằm mang lại hiệu quả cao trong phát triển DLCĐ.

- Cộng đồng địa phương: Là trọng tâm của phát triển DLCĐ bởi vì họ là chủ nhân của những TNDL, vốn tri thức dân gian và là đối tượng trực tiếp tham gia phục vụ KDL. Không có yếu tố CĐ sẽ không thể phân biệt được DLCĐ với các loại hình DL khác. Do đó, khi quy hoạch phát triển DLCĐ nên có sự tham gia của CĐ. Đồng thời cần có sự đầu tư để khắc phục những hạn chế về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm DL cho CĐ, hướng đến phát triển DL bền vững. Sự thành công của DLCĐ phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực địa phương. Việc đảm bảo lợi ích công bằng cho CĐĐP trong phát triển DLCĐ là vấn đề được quan tâm đặc biệt.

nhiệm bầu ra và đại diện cho quyền, lợi ích của CĐ. Họ là những người lãnh đạo, có vai trò tổ chức và quản lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết tập thể của CĐ, đặc biệt phát huy tiềm năng, thế mạnh của CĐ trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội theo các chủ trương, đường lối của nhà nước và pháp luật, là cầu nối giữa CĐ với thế giới bên ngoài.

- Các tổ chức hỗ trợ phát triển và đào tạo năng lực địa phương: Các tổ chức hỗ trợ phát triển có thể là các tổ chức phi chính phủ trong hoặc ngoài nước. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế thường xuyên hỗ trợ về mặt chuyên môn hơn và một phần nhỏ về mặt tài chính. Các tổ chức này có vai trò là những người chỉ lối dẫn đường, giúp CĐ thực hiện các mục tiêu phát triển DL trong giai đoạn đầu, đưa ra các định hướng, phương pháp làm DL. Sau một thời gian DL hoạt động, họ sẽ trao quyền quản lý cho CĐ và chính quyền địa phương.

Các tổ chức đào tạo năng lực địa phương có mặt rất ít tại các địa phương. Phần lớn đào tạo đều tập trung ở các thành phố lớn dưới hình thức là các trường dạy nghề và cao đẳng. Trong khi đó, tại các tỉnh và huyện đang thiếu nghiêm trọng những tổ chức này. Chính vì vậy, phương pháp đào tạo của các tổ chức này đang rất khác so với những yêu cầu cụ thể và riêng biệt của từng địa phương. Do đó, việc xây dựng một đội ngũ đào tạo chuyên nghiệp từ dân cư địa phương để tham gia hoạt động DL là cần thiết hơn việc dựa vào một tổ chức đào tạo bên ngoài [9, tr.6].

- Các công ty dịch vụ du lịch (lữ hành, lưu trú, ăn uống, vận chuyển…): Là thành phần quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển cũng như quảng bá sản phẩm DLCĐ, giữ vai trò môi giới trung gian kết nối cung và cầu DL, tạo ra một dây chuyền liên tục trong hoạt động DL. Họ có thể sử dụng lao động là người địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân bản địa. Bên cạnh đó, họ góp phần vào việc chia sẻ lợi ích từ DL cho CĐ bằng việc đóng thuế, phí môi trường, mua vé tham quan, đóng góp cho hoạt động bảo tồn tài nguyên, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường…

- Khách du lịch: Đây là yếu tố về cầu DL. Đặc điểm của các tập khách mua sản phẩm DLCĐ thường là những tập khách hướng ngoại như các nhà nghiên cứu,

học sinh, sinh viên, những người thích khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ. Họ là những KDL có trình độ nhận thức cao, yêu thiên nhiên cũng như muốn tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa. Những du khách này phần nhiều sẽ sẵn sàng bỏ qua sự xa xỉ, đắt tiền để được thưởng thức những giá trị của phong cảnh tự nhiên hoang sơ, đặc sắc về văn hóa địa phương. Du khách sử dụng sản phẩm DLCĐ thường cần cung cấp thông tin hơn là giải trí, được giáo dục hơn là tiêu khiển [57, tr.49].

Một mô hình DLCĐ thành công là mô hình biết phối hợp, liên kết giữa các thành phần trên một cách tinh tế và hiệu quả, trong đó, trung tâm là CĐĐP. Tuy nhiên, đa số các mô hình DLCĐ ở nước ta, vấn đề này chưa được nhìn nhận một cách khách quan và nghiêm túc, vẫn còn mang tính “mạnh ai nấy làm”. Chính điều này đã làm cho các mô hình DLCĐ phát triển một cách dè dặt, cầm chừng, thiếu định hướng lâu dài. Do đó, cần phải có những tác động tích cực để các địa phương, các thành phần tham gia nhận thức rõ điều này nhằm cải thiện tình trạng hiện nay, đưa DLCĐ trở thành một trong những loại hình DL thế mạnh ở mỗi địa phương nói riêng và nước ta nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)