Tăng tính liên kết giữa cộng đồng và các bên liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 107 - 108)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.6. Tăng tính liên kết giữa cộng đồng và các bên liên quan

Mô hình DLCĐ thành công đảm bảo sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan. Tuy nhiên, theo những phân tích từ chương 2, sự kết nối giữa các thành phần tham gia DLCĐ xã Cẩm Thanh còn tương đối rời rạc, quản lý lỏng lẻo, người dân hoạt động DL một cách tự phát, lợi ích lớn nhất vẫn là các công ty DL. Do đó, cần phải xây dựng cơ chế hợp tác đảm bảo hài hòa lợi ích giữa CĐ dân cư - nhà cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp DL - đơn vị khai thác các dịch vụ; xây dựng quy định tài chính, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chính quyền trong việc khai thác, sử dụng các tài nguyên DL của địa phương.

Đối với CĐĐP tham gia hoạt động DL, các cấp chính quyền, các tổ chức hỗ trợ phát triển DL cần có sự giúp sức cần thiết về vốn, phương tiện làm việc, mở lớp đào tạo miễn phí nghiệp vụ cơ bản về DL, tuyên truyền giáo dục về những nguyên tắc DLCĐ, DLST, bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường, khuyến khích người dân tích cực tham gia các hoạt động DL… Mỗi người dân phục vụ DL phải ý thức được

rằng mình là một hướng dẫn viên địa phương thực thụ, đại diện cho toàn xã giới thiệu đến du khách những gì đẹp nhất, hay nhất về mảnh đất, con người Cẩm Thanh bằng sự am hiểu sâu rộng và niềm tự hào sâu sắc.

Chính quyền địa phương cần phải tạo điều kiện cho người dân có những ý kiến và quyền hành nhất định trong một số lĩnh vực thuộc về lợi ích của họ. Cần phải có chính sách phù hợp để khuyến khích CĐĐP tham gia vào các liên doanh, liên kết, các tổ chức kinh doanh DL đảm bảo lợi ích lâu dài cho các bên đối tác. Đồng thời, đảm bảo có sự tham gia của CĐ vào việc giám sát quá trình thực hiện, giám sát quy hoạch phát triển DL để tránh sự xung đột giữa CĐĐP và đối tượng thực hiện quy hoạch.

CĐĐP và các công ty DL cần bàn bạc, thảo luận để đưa ra bảng giá cho các loại hình dịch vụ dưới sự định hướng của UBND xã nhằm tạo sự thống nhất và tính chuyên nghiệp trong hoạt động DL Cẩm Thanh, qua đó đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho du khách khi sử dụng các loại hình dịch vụ tại đây. Hiện tại giá đi thuyền thúng tham quan Rừng dừa cũng như các dịch vụ câu cá, câu cua, lắc thúng… rất lộn xộn, hầu như mỗi công ty DL, mỗi người dân bắt khách với mức giá khác nhau tùy vào sự thỏa thuận với du khách. Do vậy, cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này, đưa DL Cẩm Thanh đi vào nề nếp nhất định, tạo được lòng tin và sự an tâm cho du khách.

Sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành phần tham gia DLCĐ sẽ là nguồn lực lớn đảm bảo sự tồn tại, phát triển của mô hình DL này. Mục tiêu cuối cùng của sự hợp tác này là đem lại sự hài lòng cao nhất cho du khách trên cơ sở các bên cùng có lợi. Hiện tại DL Cẩm Thanh còn hoạt động một cách rời rạc, theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, thiếu tính bền vững mặc dù đạt được một số thành quả đáng ghi nhận. DLCĐ nơi đây sẽ khởi sắc hơn, có những bước đi vững chắc hơn nếu như các bên tham gia sớm nhìn nhận rõ vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 107 - 108)