Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 101 - 103)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương

Trong các thành phần tham gia DLCĐ thì CĐĐP là nhân tố chính cung cấp các loại DVDL, có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với du khách. Họ là người hiểu khách muốn gì và thỏa mãn ở mức độ nào. Sự hài lòng của khách phụ thuộc rất lớn vào người dân tham gia cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, năng lực chỉ đạo, điều tiết của cán bộ quản lý DL địa phương cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công chung của DLCĐ. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương là việc làm quan trọng cần sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền cũng như sự nỗ lực của từng cán bộ quản lý DL và chính bản thân mỗi người dân địa phương tham gia DL.

Đối với cán bộ quản lý DL, cần ban hành cơ chế chính sách cụ thể về những quy định chung trong quá trình làm việc; thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, nâng cao trình độ ngoại ngữ, phát huy tính sáng tạo trong công việc, giải quyết tốt những vấn đề phát sinh cho các cán bộ quản lý; cử đi học những khóa đào tạo DL chuyên nghiệp trong và ngoài nước; tạo điều kiện tối đa cho họ tham gia nhiều hoạt động, sự kiện về DL; cho họ đi nhiều, tiếp xúc nhiều để học hỏi, tiếp thu những cái mới, cái hay, đúc kết kinh nghiệm từ các mô hình DL ở các vùng miền cũng như các nước bạn…

Đối với CĐĐP - nguồn lực chính của DLCĐ, những kiến thức về DL đối với họ còn khá mới mẻ, vì vậy cần mở thêm các lớp tập huấn và vận động người dân tham gia đông đủ để cung cấp những hiểu biết cơ bản về DL; hướng dẫn cho họ các kỹ năng phục vụ khách; tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho người dân về ý thức bảo vệ môi trường DL, TNDL và cách ứng xử đối với khách DL; tổ chức các chương trình giao lưu học tập thực tế các mô hình DL thành công ở tại địa phương cũng như các nơi khác … Đồng thời, cần liên kết với các tổ chức quốc tế, các viện, các trường đại học, các công ty DL lữ hành mở các khóa huấn luyện, đào tạo cho người dân địa phương làm DL một cách bài bản hơn, toàn diện và chuyên nghiệp hơn.

Tại Cẩm Thanh vẫn chưa có đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm để hướng dẫn du khách, vì thế, cần tuyển chọn, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, trong

đó, ưu tiên những người dân trong CĐ địa phương. Theo đó, cần phải khuyến khích và tạo điều kiện để những người dân có trình độ, có sự hiểu biết sâu sắc về DL, có nguyện vọng trở thành hướng dẫn viên DL địa phương hoàn thành chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn. Đây là nguồn lực tại chỗ quan trọng đáp ứng được những hiểu biết sâu sắc về đặc điểm tự nhiên, văn hóa địa phương. Bên cạnh đó, hiện nay, nguồn nhân lực địa phương phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn tương đối nhiều. Nguồn nhân lực này đa số là những người trẻ tuổi, kinh nghiệm chưa nhiều. Việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong các cơ sở này cũng là việc làm đáng quan tâm. Các cơ sở kinh doanh DL cần chú trọng, khắt khe trong việc tuyển chọn, đào tạo để có đội ngũ nhân viên chất lượng cao, mang lại cho du khách sự hài lòng cao nhất.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương là nhiệm vụ quan trọng mang tính lâu dài đối với DLCĐ Cẩm Thanh. Nếu làm tốt nhiệm vụ này, đây sẽ là thế mạnh, động lực lớn, là nền tảng vững chắc thúc đẩy sự phát triển DL của toàn xã và đảm bảo được yêu cầu phát triển bền vững đã đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)