Căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 95 - 98)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.2. Căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương

Thực tế, hoạt động DL Cẩm Thanh đã thu hút được sự tham gia của CĐĐP và đem lại lợi ích về nhiều mặt cho toàn xã cũng như CĐĐP tham gia DL. Điều này là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng thắn, việc phát triển

DLCĐ tại đây vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nan giải cần được nhận thức đúng đắn và điều chỉnh kịp thời để có những kết quả khả quan hơn. Đó là những mặt tồn tại về:

- Vấn đề quản lý DL Cẩm Thanh còn lỏng lẻo, tình trạng phá giá, cò mồi khách vẫn còn tiếp diễn; giá cả dịch vụ chưa được niêm yết; quá trình kiểm tra, giám sát còn thiếu chặt chẽ, Ban quản lý mới đi vào hoạt động nên việc điều hành công việc còn gặp nhiều khó khăn… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh và chất lượng dịch vụ DL Cẩm Thanh.

- Mặc dù đã tổ chức được một số lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức DLCĐ, đào tạo nghề, kết hợp với công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, song chất lượng nguồn nhân lực của địa phương (kể cả nhân lực quản lý và nguồn lực lao động trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch) vẫn chưa cao.

- TNDL phong phú và đa dạng nhưng SPDL còn khá đơn điệu, chưa có sức hấp dẫn lớn. DL xã Cẩm Thanh chỉ mới tập trung chủ yếu tại Rừng dừa Bảy Mẫu mà bỏ qua các địa điểm lý thú khác như làng nghề tre dừa, khu sinh thái Thuận Tình, xóm câu kiều hay các điểm di tích có thể khai thác DL, đa dạng tour tuyến như miếu tổ nghề yến, mộ thứ phi Quang Trung, lăng ông, các đình làng ở Thanh Nhất, Thanh Nhì và Thanh Đông; việc nghiên cứu, khảo sát để tìm ra SPDL đặc thù của địa phương chưa được chú trọng; các dịch vụ phục vụ hoạt động DL chưa được đầu tư nhiều; các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian như hát bả trạo, bài chòi cũng chưa được khai thác hiệu quả.

- Dịch vụ homestay bị “biến tướng” nhiều so với ý nghĩa ban đầu của loại hình dịch vụ này. Hầu hết các homestay giống như khách sạn thu nhỏ, có đầy đủ tiện nghi. Các hoạt động tìm hiểu văn hóa, ăn ở, sinh hoạt chung cùng gia đình chủ hộ rất ít, trừ phi khách yêu cầu.

- Chưa khai thác hiệu quả các giá trị của làng nghề truyền thống phục vụ phát triển DL.

doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ. Hoạt động của CĐ dân cư vẫn còn mang tính tự phát, mạnh ai nấy làm.

- Chưa có cơ chế phân chia quyền lợi giữa các thành phần tham gia DLCĐ. Hưởng lợi nhiều nhất vẫn là các công ty DL, người dân địa phương thì ai làm người nấy hưởng, quỹ giành cho hoạt động DLCĐ cũng chưa được thiết lập.

- Các công ty DL kết nối điểm DLCĐ chủ yếu thông qua thỏa thuận riêng lẻ với các cá nhân cung cấp dịch vụ, chưa theo quy trình hệ thống điều tiết cụ thể. Hoạt động DL chưa phát huy được sự đóng góp của các công ty cho bảo vệ môi trường, cho tài chính, đào tạo CĐ.

- Là địa phương có tiềm năng và lợi thế trong phát triển DL - DV nhưng do cơ sở hạ tầng còn yếu nên việc kêu gọi và thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn. Các tuyến sông, kênh lạch chưa được nạo vét, khơi thông; một số cống chưa được cải tạo mở rộng thành cầu để vừa đảm bảo môi trường, vừa để hình thành, tổ chức các loại hình DL, dịch vụ sông nước. Tình trạng lấn chiếm đất ven sông để dựng các chòi, lán tạm bợ phục vụ kinh doanh nước giải khát làm mất cảnh quan sinh thái vùng quê Cẩm Thanh.

- Hoạt động xúc tiến, quảng bá DL xã chưa được quan tâm đúng mức. Chủ yếu do người dân và các công ty DL tự quảng bá theo cách riêng của mình. Vì vậy sức lan tỏa DL Cẩm Thanh đến với du khách vẫn còn rất hạn chế.

Công tác quản lý và dịch vụ DL là hai vấn đề trọng tâm mà DLCĐ xã Cẩm Thanh cần tập trung giải quyết. Ban quản lý DL xã Cẩm Thanh cần phải thực hiện một cách nghiêm ngặt những quy định đã đưa ra và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, vấn đề về bảo vệ nguồn TN và MT, công tác xúc tiến, quảng bá DLCĐ cũng cần sự quan tâm đúng mức. Những vấn đề tồn tại trên không thể giải quyết trong ngày một, ngày hai mà điều quan trọng là CĐĐP, chính quyền và các bên liên quan phải có nhận thức rõ ràng, trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm khắc phục dần dần những trở

ngại trước mắt, phát huy thế mạnh sẵn có, đưa DL Cẩm Thanh có những bước tiến mới bền vững hơn.

Kết quả khảo sát và những phân tích trên phần nào đã chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu nổi trội về tình hình phát triển DL ở Cẩm Thanh thời đểm hiện tại. Bên cạnh đó, DL Cẩm Thanh cũng đứng trước những cơ hội và thách thức nhất định. Những cơ hội nơi đây có được trước hết là xu hướng toàn cầu hóa đã mở ra một “thế giới phẳng”, tạo cơ hội cho mọi người đến gần nhau một cách dễ dàng hơn; kinh tế ngày càng phát triển, đời sống dần ổn định, do đó, nhu cầu tận hưởng, khám phá thế giới của con người thông qua hình thức DL ngày một trở nên phổ biến và hơn hết, tọa lạc trên vùng đất là điểm đến của hai di sản văn hóa thế giới cùng những yếu tố hấp dẫn khác, Quảng Nam, trong đó đặc biệt là Hội An, luôn là sự lựa chọn yêu thích nhất của du khách muôn phương. Mặt khác, việc phát triển DL Cẩm Thanh cũng đứng trước những thách thức không nhỏ, như tình hình thời tiết luôn biến động thất thường; trước sự phát triển nhanh của cuộc sống hiện tại, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị mai mọt, biến đổi. Bên cạnh đó, tính mùa vụ trong DL cũng gây nhiều khó khăn cho các hoạt động DL nơi đây. Việc nhìn nhận những mặt mạnh, yếu, cơ hội và thách thức nêu trên nhằm tạo cơ sở để tác giả đề ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, mang tính khách quan và khả năng thực hiện cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)