Các mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 31 - 33)

6. Cấu trúc của luận văn

1.5. Các mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Tùy thuộc vào điều kiện, nhận thức mà CĐĐP tham gia hoạt động DL tại địa phương mình ở các mức độ khác nhau. Nghiên cứu về các mức độ tham gia của CĐĐP vào DL, tác giả Pretty và Hine (1999) chia ra thành 7 mức độ, theo đó cao nhất là tham gia chủ động, tiếp đến là tham gia tương tác, tham gia chức năng, tham gia khuyến khích vật chất, tham gia tư vấn, tham gia cung cấp thông tin và thấp nhất là tham gia thụ động. Ứng với mỗi mức độ có các hình thức biểu hiện như sau:

Bảng 1.1. Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo thang đo Pretty và Hine (1999)

Mức độ

tham gia Hình thức biểu hiện

Tham gia chủ động

- CĐ đưa ra các sáng kiến độc lập và có quyền tự quyết

- CĐ liên hệ với các tổ chức bên ngoài để nhận được tư vấn, giữ quyền kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực

Mức độ

tham gia Hình thức biểu hiện

- Tự phân phối của cải và quyền lực đảm bảo sự công bằng

Tham gia tương tác

- CĐ tham gia vào quá trình phân tích, phát triển kế hoạch hành động tại địa phương

- CĐ địa phương kiểm soát việc ra quyết định, xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên ở địa phương

Tham gia chức năng

- CĐ tham gia bằng cách hình thành các nhóm để đáp ứng mục tiêu từng phần liên quan đến dự án

- Tổ chức CĐ được thành lập có xu hướng phụ thuộc vào các hỗ trợ từ bên ngoài

Tham gia khuyến khích vật

chất

- CĐ tham gia với tư cách là các nguồn lực (ví dụ như nguồn lao động) để đổi lấy các khuyến khích vật chất (thực phẩm, tiền mặt) - Cộng đồng tham gia theo kiểu hình thức, họ không có cổ phần, cũng như không góp mặt trong các quá trình diễn ra dự án

Tham gia tư vấn

- Những người tham gia đại diện sẽ được đưa ra ý kiến cho cộng đồng địa phương

- Quan điểm của cộng đồng được lắng nghe Tham gia

cung cấp thông tin

- CĐ tham gia cung cấp thông tin bằng cách trả lời bảng hỏi và khảo sát… được thiết kế bởi tác nhân bên ngoài

- Kết quả của nghiên cứu không được chia sẻ với mọi người

Tham gia thụ động

- CĐ tham gia bị giới hạn cho biết những điều sẽ xảy ra với địa phương họ

- Ý kiến của người dân không được đưa vào - Thông tin chỉ thuộc về các chuyên gia bên ngoài

[Nguồn: 5, tr.17]

Trên thực tế, sự tham gia của CĐĐP thường đòi hỏi nhiều thời gian và trình độ quản lý dự án rất cao, tuy nhiên, điều này không được những nhà phụ trách dự án hay chương trình phát triển chào đón, sẵn sàng thực thi, trừ phi họ nhận thức được rằng sự tham gia của CĐ chính là đầu vào đảm bảo thành công của chương trình

hay dự án phát triển. Chính vì vậy, ở hầu hết các mô hình DLCĐ nước ta, sự tham gia của người dân chủ yếu nằm ở mức độ tham gia cung cấp thông tin, tham gia để được hưởng khuyến khích vật chất, thậm chí là tham gia một cách thụ động. Họ chưa có cơ hội để đưa ra sáng kiến cũng như quyết định đến sự phát triển DL của địa phương mình, nhiều quyền lợi của cư dân địa phương chưa được đáp ứng, cơ hội để họ tham gia vào các hoạt động DL cũng chưa được quan tâm nhiều. Do đó, để mô hình DLCĐ đi đúng hướng cần phải có những định hướng đúng đắn, kịp thời giúp người dân hưởng lợi từ hoạt động DL trên chính địa phương của họ, từ đó, họ sẽ sẵn sàng tham gia vào các hoạt động DL vì lợi ích của bản thân và CĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)