Lượt khách, doanh thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 75 - 82)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh

2.3.3. Lượt khách, doanh thu

Hội An luôn là địa điểm yêu thích được du khách trong và ngoài nước lựa chọn. Số lượt khách đến với Hội An tăng liên tục qua các năm, đặc biệt là sự gia tăng của khách du lịch quốc tế. Số lượt khách đến với Hội An luôn chiếm từ 50 - 60% khách đến với tỉnh Quảng Nam. Theo đó, doanh thu cũng tăng mạnh qua các năm. Mặc dù có những biến động do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên, lượt khách đến với Hội An luôn giữ mức ổn định. Điều này càng minh chứng cho sức hút của Hội An đối với du khách. Nhận định rằng, DL đã đóng một vai trò rất lớn, chiếm vị trí quan trọng đối với sự phát triển chung của thành phố Hội An cũng như toàn tỉnh Quảng Nam.

Cẩm Thanh những năm gần đây trở thành điểm DL hấp dẫn đối với du khách khi đến với Hội An, trong đó, nổi bật nhất là điểm DLST Rừng dừa Bảy Mẫu. Nhìn chung, khách đến đây chủ yếu là khách trong tỉnh, vùng lân cận và khách nước ngoài. Các tỉnh ở xa hầu như chưa biết nhiều đến nơi đây. Có thể khẳng định rằng, sức nóng của DL đã làm thay đổi nhiều mặt đối với vùng quê yên bình này. DL Cẩm Thanh đang có nhiều khởi sắc, điều đó được chứng minh bằng lượt khách đến với Cẩm Thanh liên tục tăng từ năm 2013 đến 2017.

Bảng 2.3. Số lượt khách du lịch đến xã Cẩm Thanh (2013 - 2017)

Năm Khách nội địa ( lƣợt khách) Khách quốc tế ( lƣợt khách) Tổng lƣợt khách đến Cẩm Thanh/Hội An ( lƣợt khách)

2013 2.924 8.797 11.721/ 1.629.725

2014 4.022 13.350 17.372/ 1.756.916

2015 7.014 22.634 29.648/ 2.225.190

2016 14.950 50.254 68.984/ 2.646.710

2017 25.358 87.531 112.889/ 3.223.123

[Nguồn: Phòng Thương mại - Du lịch Hội An]

Thống kê cho thấy rằng, khách đến xã Cẩm Thanh liên tục tăng mạnh từ năm 2013 đến nay, đặc biệt là năm 2017 đạt trên 112 nghìn lượt khách và tiếp tục tăng mạnh trong năm 2018. Thị trường khách tham quan chủ yếu là khách Hàn Quốc, Trung Quốc, Châu Âu và trong nước. Tính riêng 9 tháng đầu 2017, Cẩm Thanh đã đón gần 98.900 lượt khách, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó lượng khách tham quan khu di tích Rừng dừa đạt gần 65.500 lượt, tăng gần 52,5%. Bình quân mỗi ngày khu di tích Rừng dừa Bảy Mẫu đón từ 1.000 đến 1.500 khách, đặc biệt những ngày nghỉ lễ dài ngày đón trên 2.000 khách/ngày. Rừng dừa Bảy Mẫu trở thành điểm DL nóng, việc phát triển ồ ạt gây ra tình trạng bát nháo, mất kiểm soát tại đây. Tình hình này gây nên nhiều vấn đề bất cập cần được điều chỉnh kịp thời, nếu không sẽ sớm lụi tàn bởi việc phát triển DL quá mức, thiếu định hướng.

Qua thống kê, năm 2013, số lượt KDL đến Cẩm Thanh chỉ chiếm 0.72% so với lượt khách đến với Hội An, đến năm 2017, tỉ lệ này tăng lên chiếm 3,5%. Tốc độ tăng lượt khách từ năm 2013 đến 2017 ở Hội An là 1,98, trong khi đó, xã Cẩm Thanh có tốc độ tăng đến 9.63. Điều này cho thấy rằng, DL Cẩm Thanh ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển DL chung của thành phố Hội An, lượt khách đến với xã Cẩm Thanh không ngừng tăng lên và chưa có dấu hiệu chững lại. Theo đó, doanh thu từ DL xã Cẩm Thanh cũng có những chuyển biến. Cụ thể:

Năm Doanh thu 2013 8.920 triệu đồng 2014 23.920 triệu đồng 2015 85.008 triệu đồng 2016 3.7 tỷ đồng 2017 9.4 tỷ đồng

[Nguồn: Phòng Thương mại - Du lịch Hội An]

Doanh thu dịch vụ DL xã Cẩm Thanh từ năm 2013 đến năm 2017 tăng liên tục qua các năm. Đặc biệt, trong 2 năm gần đây, DL Cầm Thanh có sự bức phá lớn. Điều này xuất phát từ sức hút nhanh và nóng tại điểm DLST Rừng dừa Bảy Mẫu. Mặc dù doanh thu từ DL xã Cẩm Thanh vẫn còn chiếm tỉ lệ khá thấp so với thành phố Hội An, tuy nhiên, kết quả hiện tại là nỗ lực của toàn thể cư dân và chính quyền Cẩm Thanh. Đây là bước khởi đầu, tạo tiền đề, là nền tảng để xã Cẩm Thanh tiếp tục phấn đấu đạt được những kết quả khả quan hơn nữa trong tương lai.

2.3.4. Thành phần tham gia du lịch cộng đồng xã Cẩm Thanh

DLCĐ xã Cẩm Thanh có sự tham gia của các thành phần sau: CĐĐP, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý DL, các tổ chức hỗ trợ phát triển DL, các doanh nghiệp DL và KDL. Mỗi thành phần đảm nhiệm vai trò, chức năng riêng nhưng với mục đích cuối cùng là phát triển DLCĐ một cách hiệu quả và bền vững nhất.

- Cộng đồng địa phương là thành phần quan trọng nhất, quyết định đến sự thành công của một điểm DLCĐ và DLCĐ Cẩm Thanh đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của cư dân địa phương. Theo thống kê của UBND xã Cẩm Thanh (năm 2015), trong tổng số 2.074 hộ có 768 hộ tham gia vào các hoạt động

phục vụ DL với số người dân trong độ tuổi lao động là 1.361 người, trong đó, thôn có số hộ dân tham gia đông nhất đó là Thanh Đông (206 hộ), tiếp đến là Võng Nhi (128 hộ), Thanh Tam Đông (115 hộ), Thanh Nhứt (108 hộ), Thanh Nhì (78 hộ), Thanh Tam Tây (58 hộ), Vạn Lăng (41 hộ) và thôn có số hộ tham gia ít nhất là thôn Cồn Nhàn (34 hộ) [51, tr.19]. Đến nay, số lao động địa phương tham gia DL ngày càng đông. Không chỉ gia tăng về số lượng, chất lượng dịch vụ DL cũng ngày càng được cải thiện. Theo kết quả khảo sát, những hộ dân tham gia DL đều thống nhất ý kiến rằng, hoạt động DL đã làm thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây: thu nhập tăng, đường xá được mở rộng, xóm làng vui vẻ hơn. Tuy nhiên cũng tồn tại một số tác động tiêu cực nhưng theo họ thì mặt lợi vẫn chiếm nhiều hơn. Đó là lý do CĐĐP nơi đây ngày càng tích cực tham gia vào các hoạt động DL địa phương.

- Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý DL: UBND xã Cẩm Thanh là cơ quan trực tiếp quản lý các hoạt động DL của xã. Ban quản lý DL xã Cẩm Thanh giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành, giám sát các hoạt động DL tại đây. Xã cũng đã chỉ đạo thành lập hai tổ DLCĐ tại thôn Vạn Lăng và Thanh Tam Đông. Mọi vấn đề thắc mắc, ý kiến của người dân sẽ thông qua đại diện tổ báo cáo với UBND xã, đồng thời, xã sẽ lấy ý kiến từ đại diện tổ, kết hợp với tổ để từ đó đưa ra các chỉ đạo đúng đắn, kịp thời.

Thực hiện mục tiêu phát triển chung của tỉnh, hoạt động DL xã Cẩm Thanh còn chịu sự chi phối của UBND tỉnh Quảng Nam, Sở VH - TT- DL tỉnh Quảng Nam cũng như UBND thành phố Hội An. Các cơ quan này giữ vai trò chỉ đạo, ban hành các chủ trương, chính sách phát triển DL chung của tỉnh, thành phố cũng như ở các xã theo định hướng chung của Nhà nước. Phòng Thương mại - Du lịch Hội An là tổ chức tham mưu cho UBND thành phố về DL và giám sát hoạt động DL của xã, đồng thời tổ chức các buổi nói chuyện, tập huấn kỹ năng phục vụ KDL cho cư dân địa phương. Ngoài ra, DL xã Cẩm Thanh còn có mối liên hệ với các cơ quan khác như Phòng Quản lý đô thị, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An và Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm…

- Các công ty DL chính là cầu nối giữa các điểm DL với KDL. DL Cẩm Thanh có cơ hội đến gần hơn với du khách nhờ một phần lớn vai trò của các công ty DL. Các tour DLCĐ là điểm nhấn, là sự khác biệt mà các công ty DL tạo ra giữa DL Cẩm Thanh với những nơi khác. Hiện nay, khai thác thế mạnh TNDL Cẩm Thanh chủ yếu là các công ty DL tại Hội An như công ty TNHH lữ hành quốc tế Khoa Trần, Hoi An Eco Discovery, Hoi An family tours, Cam Thanh Eco - Tour, Hoi An Eco green tour, Hoi An Eco Coconut tour… Trong đó, nổi bật nhất là công ty TNHH lữ hành quốc tế Khoa Trần (Hoi An Eco Tour) với nhiều tour DLST và CĐ hấp dẫn.

Sinh ra và lớn lên tại làng chài Phước Hải (Cửa Đại, Hội An), Trần Văn Khoa đã ấp ủ ý tưởng phát triển “du lịch xanh” từ khi còn là chàng sinh viên khoa tiếng Anh, trường đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng với mong muốn người dân làng chài quê mình cùng làm DL và hưởng lợi từ chính mảnh đất quê hương mình. Chính là người đi đầu trong việc khai phá DL tại Rừng dừa Bảy mẫu cũng như nổi tiếng với nhiều tour du lịch “độc, lạ”, Trần Đăng Khoa đã có sức ảnh hưởng và công lao lớn đối với sự phát triển DL Cẩm Thanh nói riêng và DL Hội An nói chung. Khi được hỏi nhận định của anh về DLCĐ tại Cẩm Thanh, anh cho rằng: “Cẩm Thanh có nhiều cơ hội phát triển DLCĐ và thực tế đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh và nóng của điểm DLST tại Rừng dừa Bảy Mẫu, cần phải có những biện pháp kịp thời để đảm bảo sự phát triển lâu dài tại đây”. Anh cho biết thêm: Trước đây, anh đều đưa khách đến Rừng dừa Bảy Mẫu. Thời gian gần đây, do sự tăng nhanh của khách Hàn Quốc, đặc biệt là khách Trung Quốc, họ gây tiếng ồn lớn mà khách Tây lại không thích điều này, vì vậy anh cũng phần nào hạn chế việc đưa khách đến đây. Điều này phần nào đã nói lên tác động hai mặt của việc phát triển du lịch quá nóng tại Rừng dừa.

Tại Đà Nẵng, một số công ty DL cũng đã đưa vào chương trình DL những điểm DL xã Cẩm Thanh, trong đó chủ yếu là điểm DLST Rừng dừa Bảy Mẫu, vườn rau hữu cơ Thanh Đông như Today Travel, Đà Thành, Đà Nẵng Xanh, Green tour…

- Các tổ chức hỗ trợ phát triển DL cũng đã góp phần quan trọng vào sự phát triển DLCĐ xã Cẩm Thanh. Trước hết là dự án “Phục hồi và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh phục vụ DLST và phát triển bền vững” (năm 2010) do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ với kinh phí gần 900 triệu đồng kết hợp triển khai đề án xây dựng Cẩm Thanh thành vùng DLST [52]. Theo đó, chính quyền địa phương đã ban hành quy ước “Bảo vệ rừng dừa nước xã Cẩm Thanh” nhằm tác động và điều chỉnh ý thức của người dân trong việc BVMT nói chung, bảo vệ tài nguyên rừng dừa ngập mặn nói riêng. Những nỗ lực bảo tồn và phục hồi rừng dừa nước của Cẩm Thanh trong những năm qua là hoạt động thiết thực, mang ý nghĩa lớn lao. Diện tích rừng dừa dần được khôi phục, môi trường sinh trưởng của các loài thủy hải sản vùng cửa sông ven biển được bảo vệ, bảo đảm các hoạt động sinh kế của nhân dân xung quanh khu vực, góp phần cải thiện đáng kể đời sống cộng đồng thông qua phát triển DLST.

Năm 2012, với sự hỗ trợ của Trung tâm hành động vì sự phát triển đô thị trong việc tìm kiếm cơ quan tư vấn, hướng dẫn, chương trình Hỗ trợ đô thị bền vững của Trung tâm quốc tế giáo dục vì sự phát triển bền vững Thụy Điển đã hỗ trợ về mặt kỹ thuật, chuyên gia để thực hiện kế hoạch phát triển du lịch bền vững Cẩm Thanh. Với sự hợp tác của rất nhiều bên liên quan, trong đó, Phòng Thương mại - Du lịch, UBND xã Cẩm Thanh và Trung tâm hành động vì sự phát triển đô thị là 3 đơn vị chủ chốt trong việc xây dựng kế hoạch này với mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan về tiềm năng, thực trạng DL, mục tiêu phát triển và các chương trình hành động cần triển khai để Cẩm Thanh trở thành điểm đến du lịch độc lập, có tính điển hình nổi tiếng về DL bền vững.

Được thành lập vào năm 2014 với sự hỗ trợ của Trung tâm hành động vì sự phát triển đô thị (ACCD) và vốn từ mô hình nông thôn mới, vườn rau hữu cơ Thanh Đông có tổng diện tích là 6.368m2 do 10 hộ nông dân tham gia sản xuất. Rau được trồng không sử dụng các loại phân hóa học, giống biến đổi gien, thuốc diệt sâu bọ và chất kích thích tăng trưởng nên rau rất sạch, thân thiện với môi trường và an toàn

rau sạch, đồng thời là điểm tham quan sinh thái hấp dẫn. Được biết, ACCD cũng đã tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình này ở một số thôn xã Cẩm Thanh và ở Hội An.

Năm 2016, UBND thành phố Hội An tiếp nhận dự án “Xây dựng làng du lịch homestay ở vùng quê sinh thái Cẩm Thanh - Hội An” do tổ chức Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tài trợ. Tổng kinh phí thực hiện dự án gần 366 triệu đồng, trong đó vốn từ chương trình rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) gần 283 triệu đồng, vốn đối ứng của địa phương và huy động từ cộng đồng hơn 63 triệu đồng. Dự án do Hội Liên hiệp phụ nữ xã Cẩm Thanh chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao vị thế của phụ nữ, tạo ra nhận thức mới về làm DLST, DLCĐ cho người dân, góp phần tạo sinh kế bền vững cho chị em [52].

Sự hỗ trợ của các tổ chức về vốn, về kỹ thuật chính là nguồn động lực, nền tảng, là cơ hội để xã có thể tận dụng và phát huy được thế mạnh vốn có của mình. DL là ngành kinh tế đem lại nguồn thu lớn nhưng đòi hỏi phải có sự đầu tư lâu dài, đúng hướng thì mới có thể duy trì và đảm bảo sự phát triển bền vững.

- KDL đến xã Cẩm Thanh với nhiều mục đích khác nhau như tham quan, nghỉ ngơi; học tập, nghiên cứu; thăm thân; công vụ và trải nghiệm, khám phá nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán mảnh đất và con người vùng quê Cẩm Thanh. Khách quốc tế chủ yếu đến từ các nước Anh, Pháp , Mỹ, Úc, Nhật Bản… Hình thức tự đi theo gia đình, bạn bè. Chiếm số lượng lớn là các đoàn khách Trung Quốc và Hàn Quốc. Đối với khách nội địa, phần lớn là khách trong tỉnh và Đà Nẵng, đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên, nhân viên các doanh nghiệp… đa số theo hình thức tự tổ chức đi theo nhóm gia đình, bạn bè, công ty… [Theo kết quả khảo sát của tác giả].

Nếu là khách quốc tế, họ có xu hướng thích khám phá, trải nghiệm các hoạt động như đạp xe đạp, tham gia các tour DLCĐ như cưỡi trâu, cày ruộng, cuốc đất, trồng rau, cắt lúa, nấu ăn và sử dụng dịch vụ homestay. Nếu là khách nội địa, họ sẽ thích hưởng thụ hơn là khám phá. Họ tập trung vào vui chơi, ăn uống, tham quan và nghỉ ngơi [Theo kết quả khảo sát của tác giả]. Tùy vào mục đích chuyến đi, sở

thích, văn hóa vùng miền mà các đối tượng khách chọn cho mình cách thức hưởng thụ khác nhau.

Về mức chi tiêu, khách lẻ với hình thức tự tổ chức và đi về trong ngày, đa số chi tiêu của những du khách này sẽ dao động từ 200 - 400 nghìn đồng/ngày/khách (chiếm 54.1%). Đối với khách đi theo đoàn do các công ty DL tổ chức, chi phí dao động từ 500 nghìn -1 triệu đồng/ngày/khách (khoảng 30.6%). Khách có mức chi tiêu trên 1 triệu/ngày chiếm tỉ lệ thấp (15.3%). Khách có mức chi tiêu này thường là những du khách tham gia các tour DLCĐ và lưu trú qua đêm [Theo kết quả khảo sát của tác giả].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)