Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 53 - 56)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh

2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

CSVCKT đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra SPDL cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng DL để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách. Để sử dụng hiệu quả nguồn TNDL và tiêu dùng dịch vụ DL đảm bảo chất lượng đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ sở, công trình đặc biệt… Do đó, sự phát triển DL bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện CSVCKT. Bên cạnh nguồn TNDL khá phong phú, CSVCKT DL xã Cẩm Thanh cũng đã nhận được quan tâm, đầu tư phục vụ cho các hoạt động phát triển DL của xã. Trong đó:

- Cơ sở lưu trú

Bảng 2.2. Số lượng cơ sở lưu trú tại xã Cẩm Thanh

Tiêu chí 2014 2015 2016 2017 Tổng số cơ sở lưu trú: Trong đó: - Khách sạn - Biệt thự du lịch - Homestay 13 3 8 6 37 5 14 18 48 9 20 36 89 12 25 51 Tổng số phòng đón khách lưu trú: Trong đó: - Khách sạn - Biệt thự du lịch - Homestay 200 128 52 20 442 268 118 56 594 340 150 104 786 416 212 158 [Nguồn: 52, tr.7]

- Cơ sở ăn uống: Hàng loạt nhà hàng từ sang trọng đến bình dân được mở ra để phục vụ du khách. Dù sang trọng hay bình dân thì thực đơn ở đây luôn nhấn mạnh yếu tố bản địa, ẩm thực truyền thống nhằm mục đích giới thiệu đến KDL những đặc

sản của địa phương mình. Bên cạnh đó, những món ăn phù hợp với khẩu vị của khách quốc tế cũng được chú trọng. Nhiều nhà hàng mở ra phục vụ các đối tượng khách riêng biệt như: nhà hàng Âu, nhà hàng Á, nhà hàng Nhật Bản, nhà hàng Hàn Quốc… Tính đến năm 2017, xã Cẩm Thanh có tổng cộng 153 nhà hàng lớn nhỏ phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách [51].

- Điện: Xã Cẩm Thanh đã được đầu tư hệ thống lưới điện. Toàn xã có 7 trạm biến áp với tổng dung lượng 840 KVA, tổng chiều dài đường dây trung thế 6.883m và đường dây hạ thế dài 13.710m. Hệ thống điện đã phủ toàn bộ xã.

- Công trình thủy lợi: Hệ thống kênh mương đã được xây dựng cơ bản và đang được kiên cố hóa, nước thủy lợi được lấy từ trạm bơm Vĩnh Điện, bơm tiếp nước từ trạm bơm Hà Châu và trạm bơm cấp 3 tại Cẩm Châu đưa nước về đến Cẩm Thanh phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

- Hệ thống nước sinh hoạt: Được đầu tư từ năm 2002 và sau đó năm 2005 được đầu tư nâng cấp mở rộng, đến nay, hệ thống nước sinh hoạt xã Cẩm Thanh đã phục vụ được nhu cầu sử dụng nước của người dân, các doanh nghiệp tại địa phương và cho các hoạt động DL.

- Hệ thống giao thông:

+ Đường bộ: Các tuyến đường giao thông cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Có 3 tuyến đường chính nối tỉnh lộ 608 là đường ĐH15, đường Tống Văn Sương và đường đê PAM. Đây cũng là những tuyến đường quan trọng phục vụ DL. Đặc biệt năm 2016, cầu Cửa Đại hoàn thành và đi vào hoạt động đã tạo ra sự thay đổi lớn đối với việc phát triển DL nơi đây. Ngoài những tuyến đường nối tỉnh, xã có 8 tuyến đường xã vừa phục vụ nhu cầu vận chuyển, đi lại của người dân, vừa là tuyến đường DL khám phá cuộc sống bình dị của người dân và vẻ đẹp yên bình nơi miền quê Cẩm Thanh.

Thực hiện theo chương trình nông thôn mới, các tuyến đường ở Cẩm Thanh đã được làm mới với mặt đường rộng ra và được trải nhựa hoặc làm bằng bê tông phục

phương cũng đã thi công tuyến đường giao thông nông thôn từ cống Cô Giắp đến mộ Thứ Phi vừa tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện, đồng thời, tạo tuyến tham quan di tích lịch sử này.

+ Đường thủy: Xã Cẩm Thanh có hệ thống sông rạch chằng chịt nên thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy. Các tuyến giao thông chính dọc theo 3 con sông là sông Ba Chươm (Cổ Cò), Sông Đình, sông Đò nên việc đi lại bằng đường thủy đến các vùng trong xã và các vùng lân cận tương đối thuận lợi. Ngoài ra, tại xã có những bến thuyền có khả năng lưu thông khách và hàng hóa như bến đò Ông Thơ, bến Cửa Đại. Các sông lạch nhỏ chằng chịt trong vùng giúp việc giao thông, vận tải thuận lợi, nhất là đóng góp một tiềm năng DL sông nước lớn.

- Hệ thống thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc hữu tuyến đã trải rộng khắp trên toàn xã phục vụ kịp thời nhu cầu liên lạc cho người dân. Hiện nay, dịch vụ internet đã phủ sóng khắp các thôn. Điều này một phần cung cấp thông tin cho người dân, một phần nhờ đó mà các homestay, khách sạn, nhà hàng, công ty DL ở địa phương tận dụng để giới thiệu sản phẩm của mình thông qua các trang web, mạng xã hội và hơn nữa, du khách sẽ truy cập thông tin nhanh chóng, thuận lợi hơn.

- Xử lý rác thải, chất thải rắn: Việc xử lý rác thải, chất thải rắn được thực hiện thông qua hệ thống xe thu gom rác và được tập kết tại ba địa điểm tập trung. Hai lần/tuần, xe thu gom rác của công ty CTCC sẽ chuyển về bãi rác của thành phố. Năm 2016, tại xã Cẩm Thanh, UBND thành phố Hội An khánh thành và đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải Hội An. Dự án được đầu tư với tổng vốn khoảng 143 tỷ đồng từ nguồn vay ưu đãi ODA của chính phủ Pháp và ngân sách nhà nước. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 1,5ha nằm xa khu dân cư, công suất xử lý 6.700m3/ngày đêm hoàn toàn tự động hóa. Nhờ vậy, môi trường nơi đây luôn được đảm bảo.

Nhìn chung, CSVCKT xã Cẩm Thanh đảm bảo được những nhu cầu thiết yếu phục vụ cuộc sống người dân, du khách và các hoạt động phát triển DLCĐ. Tuy nhiên, đối với những yêu cầu, mong đợi cao hơn, hiện đại hơn của một bộ phận du

khách thì CSVCKT DL nơi đây vẫn chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ, thỏa mãn được nhu cầu cao nhất của một số đối tượng khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)