Phần 1 MỞ ĐẦU
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
8.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Nhiều tài liệu báo cáo, sách, tạp chí chuyên ngành trên tƣ liệu sách báo, internet và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề “Người cao tuổi”, “Công tác xã hội với người cao tuổi” đƣợc tác giả thu thập. Các tài liệu này đƣợc tổng hợp, phân tích giúp cho tác giả có đƣợc cái nhìn tổng quan về những nghiên cứu đi trƣớc trong lĩnh vực này. Những công trình nghiên cứu này bao gồm cả tài liệu trong nƣớc và cả tài liệu nƣớc ngoài. Việc phân tích đó sẽ giúp cho chúng tôi có thể kế thừa có chọn lọc và so sánh các phân tích kết quả của những nghiên cứu này với những kết quả nghiên cứu của luận văn.
Bên cạnh đó phƣơng pháp này còn đƣợc sử dụng để thu thập, phân tích những số liệu thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội; Báo cáo hoạt động tổng kết hàng năm của Ủy ban nhân dân Thị trấn Neo, Báo cáo của Hội NCT thị trấn Neo,... Việc thu thập, phân tích này sẽ hỗ trợ cho việc giải thích dữ liệu điều tra, đồng thời giúp cho tác giả có đƣợc cái nhìn tổng quan về Hội với cách thức tổ chức hoạt động, kết quả đạt đƣợc gì, những điểm nào cần phát huy, điểm nào hạn chế cần khắc phục.
8.2. Phương pháp quan sát
Quan sát thực tế hoạt động trong công tác chăm sóc và phát huy vị trí, vai trò của NCT tại địa phƣơng, hoạt động của Hội NCT tại địa bàn Thị trấn Neo, tiếp xúc trực tiếp với Ban lãnh đạo chính quyền địa phƣơng, Chủ tịch Hội NCT, Chi hội trƣởng Hội NCT, Cán bộ xã hội. Giai đoạn quan sát thực tế đƣợc tiến hành trong quá trình nghiên cứu trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Cách thức quan sát đƣợc kết hợp giữa quan sát tham dự và quan sát không tham dự.
8.3. Phương pháp nghiên cứu điều tra bảng hỏi
Tiến hành điều tra bảng hỏi với 150 NCT hiện đang sống tại địa bàn Thị trấn Neo – huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang. Việc chọn mẫu đƣợc tiến
hành theo phƣơng pháp ngẫu nhiên hệ thống. (1) Rà soát danh sách tất cả NCT hiện đang sống tại tại địa bàn Thị trấn Neo (Độ tuổi từ 60 – 80 tuổi, trừ NCT không có khả năng giao tiếp trực tiếp). (2) Đánh số thứ tự NCT trong danh sách. Lấy ngẫu nhiên một trong hai ngƣời đầu tiên. Tiếp đó cứ cách một ngƣời trong danh sách lại chọn một ngƣời cho đến khi đủ cỡ mẫu 150 ngƣời.
- Nội dung điều tra bảng hỏi bao gồm: + Một số thông tin chung về NCT;
+ Một số thông tin về sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe; + Một số thông tin về hoạt động lao động, nhu cầu lao động; + Quan hệ xã hội và nhu cầu đƣợc quan tâm, tôn trọng;
+ Một số thông tin về hoạt động văn hóa – xã hội và nhu cầu tham gia của NCT;
+ Một số thông tin về hỗ trợ NCT của cán bộ xã hội và chính quyền địa phƣơng;
+ Phát huy vị trí, vai trò của NCT; + Mong muốn/nguyện vọng của NCT.
8.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành 15 cuộc phỏng vấn sâu trực tiếp đối với: Lãnh đạo Thị trấn Neo (01); Chủ tịch Hội Ngƣời cao tuổi (01); Bản thân NCT (10), Đại diện thành viên hộ gia đình có NCT (04); Nhân viên CTXH – Cán bộ xã hội (01).
Mục đích của phƣơng pháp phỏng vấn sâu:
Nội dung cốt lõi của các cuộc phỏng vấn sâu tập trung vào những vấn đề sau: (1) Đánh giá thực trạng công tác chăm sóc và phát huy vị trí, vai trò của NCT trong gia đình và xã hội; (2) Nhu cầu cần đƣợc hỗ trợ, chăm sóc của NCT hiện nay; (3) Đánh giá nhận thức và vai trò của gia đình, cộng đồng xã hội trong chăm sóc và phát huy vị trí, vai trò của NCT; (4) Đánh giá vai trò nhân viên CTXH (những khó khăn, trở ngại và nhận thức của nhân viên CTXH về vai trò của mình).
Phỏng vấn sâu không nhằm đo lƣờng tần số, tỷ lệ hay mối quan hệ liên quan giữa các biến số mà chỉ giúp góp phần xác định lại và bổ sung thêm thông tin trong phần nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi.
8.5. Phương pháp phân tích và thống kê xã hội học
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý kết quả điều tra.