Ngƣời chăm sóc Hoàn toàn tự phục vụ Con cháu giúp đỡ Vợ/ chồng Anh/ chị em Bạn bè đồng nghiệp Hàng xóm, láng giềng Chính quyền các cấp Các hội/đoàn thể địa phƣơng Tổ chức xã hội khác Tần số 8 87 94 11 3 8 0 1 0 % 5,3 58,0 62,7 7,4 2,0 5,3 0,0 0,7 0,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng NCT, TT. Neo – Yên Dũng – Bắc Giang, 8 – 2014)
Qua điều tra cho thấy, NCT nhận đƣợc sự hỗ trợ, chăm sóc chủ yếu từ vợ hay chồng (chiếm 62,7%). Cụ ông 72 tuổi, cho biết “Tôi có 5 đứa con, có đứa đi dựng vợ gả chồng. Còn thằng con út, chưa lấy vợ. Tuy nhiên, con cái còn phải lo chuyện của chúng nó, còn ông còn bà thì ông bà chăm sóc cho nhau, chứ nhiều khi như thế lại không làm phiền đến con cháu nhiều. Dù sao thì vợ chồng, bao nhiêu năm nay cũng hiểu tính của nhau hơn con cái, ông thích ăn gì thì bà mua. Nắm hôm trái nắng trở trời bà ý mất ngủ, xương khớp đau nhức “dự báo thời tiết” thế nào ngày hôm sau tôi cũng phải mua thuốc”. Nhƣ vậy, có thể thấy ngƣời bạn đời là những ngƣời gần gũi nhất trong quãng đời còn lại của NCT, do đó khi ốm đau bệnh tật là những lúc cần sự chăm sóc, chia sẻ của ngƣời chồng hay ngƣời vợ và không phải tự nhiên lại có câu “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”.
Tiếp theo đó là nguồn trợ giúp của con cháu (chiếm 58,0%). Càng về già, NCT càng cần đƣợc chăm sóc chu đáo hơn vì thế những ngƣời con trong gia đình là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe NCT. Gia đình là nơi có ảnh hƣởng lớn nhất và gần gũi nhất đối với sự suy giảm hay ổn định sức khỏe của NCT, cụ bà 65 tuổi cho biết “Tôi sống với chồng và hai vợ chồng con trai cả nên khi ốm đau các con, các cháu đều có cả, nên cũng đỡ lo…”. Hơn nữa, chính vì trong gia đình NCT tìm đƣợc cảm giác bình yên, sự
thảo mãn, vui vẻ, đặc biệt cảm giác có ích là cảm giác trực tiếp làm cho NCT cảm thấy sảng khoái hay u uất. Các quan hệ trong gia đình nhƣ quan hệ giữa cụ ông và cụ bà, giữa con cái hoặc giữa con cái với cháu chắt có ảnh hƣởng rất lớn tới tình cảm, tâm trạng, nguồn trợ giúp những lúc các cụ khỏe mạnh, ốm đau hay bệnh tật. Sự đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình khiến tinh thần các cụ thêm phấn chấn và giảm bớt đi sự mặc cảm tuổi già cũng nhƣ lão hóa rõ rệt. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng thì việc chăm sóc sức khỏe cha mẹ thƣờng xuyên cũng bị hạn chế, chỉ những lúc đau ốm hay bệnh tật thì NCT mới đƣợc sự trợ giúp của con cháu. Hơn thế nữa, hiện nay NCT đang là ngƣời chăm sóc con cháu trong gia đình.
Sự giúp đỡ về mặt sức khỏe khi ốm đau, bệnh tật không chỉ có những ngƣời thân trong gia đình mà cò có anh chị em (chiếm 7,4%). Những mối quan hệ dòng tộc trong gia đình cũng góp một phần vào khi NCT đau ốm, có nhiều gia đình anh chị em sống gần nhau nên thuận tiện cho việc thăm hỏi hay trông nom khi NCT đau ốm. Nhƣ cụ bà 69 tuổi chia sẻ “Anh chị em sống gần nhau, nhà có mỗi thằng con trai mà đi làm ăn suốt nên đau ốm các chị em tới thăm rồi trông nom thường xuyên…”.
Ngoài những nguồn trợ giúp sức khỏe của những ngƣời thân trong gia đình hay dòng họ thì NCT nhận đƣợc nguồn trợ giúp quan trọng bên ngoài gia đình là hàng xóm, láng giềng (chiếm 5,3%). Ông bà ta có câu “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”, hay “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” nhất là với NCT thì những ngƣời hàng xóm, láng giềng có một vị trí khá quan trọng, gần gũi, họ có thể giúp đỡ nhau bất cứ lúc nào, hay khi ốm “Chỉ cần một, hai ngày không thấy tôi sang chơi nhà cụ T là cụ đã chạy sang thăm hỏi xem bị bệnh gì không mà không thấy sang chơi” (PVS, NCT, nam giới, 76 tuổi) hay một chia sẻ khác “Con cái ở xa, bà sống ở đây có một mình nên nhờ cậy hàng xóm là chủ yếu, ốm đau ới một tiếng là họ chạy sang giúp mình rồi…”. Sự giúp đỡ này thể hiện tình làng nghĩa xóm và ăn sâu vào tâm trí con ngƣời Việt Nam từ ngàn đời xƣa.
Bên cạnh đó trong tổng số 150 cụ đƣợc hỏi có 2,0% nhận đƣợc sự giúp đỡ từ bạn bè đồng nghiệp; 0,7% từ hội, đoàn thể địa phƣơng. Tỷ lệ các cụ tự phục vụ chiếm 5,3%. Nhƣ vậy, có thể thấy đối tƣợng thƣờng xuyên giúp đỡ, chăm sóc NCT khi ốm đau chủ yếu là ngƣời thân trong gia đình. Nếu giới hạn sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình đơn thuần không phải là hoạt động của xã hội nói chung thì việc các tổ chức xã hội, các cơ quan đoàn thể thực sự chƣa vào cuộc, việc chăm sóc và phát huy tài năng trí tuệ của NCT vẫn còn bị coi nhẹ. Hình thức giúp đỡ của họ hiện nay chƣa thực chất, thăm hỏi động viên là chủ yếu hay có sự giúp đỡ về vật chất nhƣng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Nhƣ vậy, NCT có thể hòa nhập vào cộng đồng thông qua những hoạt động sinh hoạt tập thể, các tổ chức xã hội, các loại hình Câu lạc bộ đƣợc coi là yếu tố tích cực nhằm ổn định và củng cố sức khỏe theo hƣớng tốt nhất. Những tổ chức này nối liền hoạt động của NCT trong gia đình với xã hội, nơi mà sau này sau khi hết tuổi lao động họ dƣờng nhƣ phần nào bị tách rời.
Có thể thấy đƣợc sự trợ giúp từ xã hội đối với NCT trong việc chăm sóc sức khỏe có ý nghĩa vô cùng to lớn. Các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội tạo nên một mạng lƣới giúp đỡ về mặt sức khỏe cho NCT. Những NCT lúc khỏe mạnh cũng luôn ở tâm trạng lo sợ, cô đơn, khi bị ốm đau hay bệnh tật thì điều đó càng làm cho NCT suy giảm cả mặt sức khỏe và tinh thần, vì vậy mà sự hỗ trợ, chăm sóc NCT khi ốm đau, bệnh tật không chỉ gia đình mà còn ngoài gia đình là liều thuốc quý giúp NCT chiến thắng bệnh tật. Chính vì vậy, chính quyền địa phƣơng cần có những chủ chƣơng, chính sách đẩy mạnh công tác hỗ trợ, chăm sóc và phát huy vị trí, vai trò của NCT.
2.2.1.5. Mức độ quan tâm của người thân đối với NCT.
NCT là lớp ngƣời có quá trình cống hiến lâu dài cho gia đình, xã hội và đất nƣớc và đƣợc coi là thế hệ duy trì tính liên tục phát triển của nhân loại. Họ không chỉ là lớp ngƣời nhiều tri thức và kinh nghiệm sống mà còn tích lũy đƣợc vốn liếng vật chất và giá trị văn về văn hóa tinh thần để truyền lại cho thế hệ tiếp theo, nên khi về già việc phụng dƣỡng chăm sóc sức khỏe cho họ
là nghĩa vụ của toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận không nhỏ NCT chƣa đƣợc quan tâm chăm sóc một cách đúng nghĩa.
Biểu đồ 2.2. Mức độ quan tâm của ngƣời thân đối với NCT
Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Qua điều tra cho thấy, có 60,0% trong số các cụ cho rằng con cháu thƣờng xuyên quan tâm, 26,0% rất thƣờng xuyên và 14,0% còn lại cho rằng con cháu thỉnh thoảng quan tâm đến mình. Sự quan tâm của con cháu đến NCT cũng là nguồn động viên lớn đối với NCT đặc biệt là khi ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, một xu hƣớng của xã hội hiện đại khi mô hình con cháu sống xa NCT ngày càng tăng, sự hỗ trợ quan tâm chăm sóc của con cháu có chiều hƣớng giảm. Các lý do dẫn đến việc thiếu chu đáo với NCT gồm: Con cháu quá quá nghèo, bất hòa trong gia đình,… Lý giải vấn đề này một chia sẻ của NCT: “Chị bảo chúng tôi lúc trẻ lúc khỏe phải nuôi con, bây giờ già yếu phải dựa vào con, vào cháu. Các cụ trước có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Lúc bình thường thì ông bà quan tâm đến con cháu, lúc ốm đau thì con cháu phải có trách nhiệm chăm sóc mình. Nói chung, trong cuộc sống hàng ngày các cháu cũng quan tâm, thăm hỏi động viên kịp thời” (PVS, NCT, nữ giới, 71 tuổi). Đạo lý “Kính già”, “Đạo hiếu” cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đƣợc coi là một trong những thang bậc giá trị cơ bản và quan trọng của dân tộc Việt Nam, song trên thực tế do lao động và kiếm sống đã và đang chiếm phần lớn thời gian của gia đình nên việc thực hiện đạo lý ấy đang bị sao nhãng và ít
đƣợc quan tâm nhƣ trƣớc. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có không ít những NCT ở nƣớc ta đang phải sống trong những hoàn cảnh thiếu thốn về kinh tế, phải tiếp tục lao động kiếm sống, thậm chí là những công việc vất vả, nặng nhọc. Nhiều NCT cô đơn, không nơi nƣơng tựa. Sự suy giảm sức khỏe, thể lực, sự thiếu thốn về tinh thần, tình cảm, sự quan tâm chăm sóc của gia đình và xã hội đối với NCT đang trở thành những hiện tƣợng khá phổ biến…. Chƣa kể đến những trƣờng hợp NCT bị phân biệt đối xử, ngƣợc đãi, bị bạo hành [38, tr.6].
2.2.1.6. Mức độ hài lòng của NCT về sự quan tâm đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Bảng 2.5. Mức độ hài lòng của NCT về sự quan tâm đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Mức độ Tần số %
Rất hài lòng 46 30,7
Hài lòng 93 62,0
Không hài lòng 11 7,3
Tổng 150 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng NCT, TT. Neo – Yên Dũng – Bắc Giang, 8 – 2014)
Khi hỏi về mức độ hài lòng của các cụ với việc quan tâm, chăm sóc của con cháu, có 30,7% các cụ rất hài lòng, 62,0% các cụ hài lòng và 7,3% còn lại chƣa hài lòng. Nhƣ vậy, còn không ít trong số những NCT khảo sát chƣa hài lòng về sự quan tâm của gia đình, họ hàng đối với bản thân mình. Họ chƣa nhận đƣợc sự quan tâm kịp thời từ phía gia đình, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau: Không có con cháu, con cháu ở xa, không hòa hợp với con cháu... Điều này ảnh hƣởng rất nhiều đến tâm lý của NCT trong cuộc sống hàng ngày. Một chia sẻ của NCT: “Nhà tôi hiện nay có 6 người, tôi ở với các cháu ngày các cháu đi làm tối về, nhìn chung vì ở với con cháu nên được con cái quan tâm nhiều hơn. Lắm khi bố mẹ nó đi làm, nhưng thằng cháu nội năm nay nó học cấp 3 nó cũng lớn rồi nên thương bà, lắm lúc ốm nó chở lên trạm xá hay mua thuốc cho tôi. Bố mẹ nó công chức nhà nước nên đi suốt, chỉ có
buổi tối về ăn cơm cùng. Tôi còn được may mắn chứ cô, như nhà bà L khu đằng kia mang tiếng đông con, nhiều cháu nhưng chúng nó ở xa hết, lấy ai mà quan tâm thường xuyên được” (PVS, NCT, nam, 78 tuổi). Nhƣ vậy, để giúp NCT có đƣợc tâm lý thoải mái hơn ngoài việc tuyên truyền vận động, giáo dục các thành viên trong gia đình về nghĩa vụ và trách nhiệm của con cái đối với ông bà, cha mẹ những ngƣời làm CTXH cần vận động NCT tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội để họ có thêm cơ hội chia sẻ, giao lƣu, để có thêm quan tâm từ cộng đồng và xã hội.
2.2.2. Hoạt động lao động và nhu cầu lao động của NCT
2.2.2.1. Hoạt động kinh tế của NCT
Nhu cầu đƣợc làm việc, tiếp tục cống hiến cho gia đình và xã hội phù hợp với sức khỏe và điều kiện của từng NCT cũng là một yêu cầu của các vị cao niên. Đến hết tuổi lao động thì hƣởng chế độ nghỉ hƣu song nhiều NCT vẫn có nhu cầu làm việc để có thêm thu nhập, để đƣợc sống có ích, ngoài việc tự mỗi ngƣời phấn đấu để có sự cống hiến, nhiều vị cao niên vẫn muốn đƣợc gia đình và xã hội quan tâm giải quyết và tạo điều kiện thuận lợi. Một số cơ quan và Nhà nƣớc đã và đang nghiên cứu để sử dụng chất xám, khả năng của những vị cao niên, nhất là những vị vừa mới rời khỏi dây chuyền sản xuất và công tác, vẫn còn trí tuệ, kinh nghiệm và sức khỏe nhằm phát huy một cách phù hợp sự cống hiến của họ. Đƣợc làm việc, đƣợc cống hiến tạo ra niềm vui cho cuộc sống, do đó có tác dụng làm cho trí não và thân thể khỏe mạnh. Đây còn là một quyền của NCT mà nhiều quốc gia đang quan tâm [34].