Phần 2 NỘI DUNG CHÍNH
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.3 Khái niệm cộng đồng
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về cộng đồng. Theo Từ điển XHH Oxford, cộng đồng là một tập hợp những mối quan hệ được thiết lập một cách đặc thù dựa trên những cái mà các thành viên cùng có chung – thường là một cảm quan chung về bản sắc [12, tr.113].
Theo Redo – Trƣờng Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng Philippins định nghĩa: “Cộng đồng là một đơn vị hành chính, lãnh thổ trong đó mọi người có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chia sẻ các nền tảng chung như văn hóa, tôn giáo, chủng tộc… Họ chia sẻ mối quan tâm chung về những vấn đề cụ thể về những vấn đề cụ thể như nghèo đói, tệ nạn xã hội, trẻ em lao động sớm, tai nạn thương tích trẻ em, thất học, bệnh tật, họ có nghĩa vụ và trách nhiệm chung”.
Theo tác giả Trịnh Văn Tùng thì “Cộng đồng là một nhóm người có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, có nhiều thuộc tính giống nhau tạo thành bản sắc. Cộng đồng ấy không nhất thiết cùng sống trong một đơn vị hành chính lãnh thổ. Họ cùng nhau chia sẻ những mối quan tâm về những vấn đề cụ thể (thiếu hụt chức năng xã hội, bị kì thị, bị loại trừ xã hội, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực đồng thời có nghĩa vụ và trách nhiệm chung” [55].
Thƣờng thì mỗi cộng đồng xác định cho mình một hệ giá trị chuẩn mực riêng với tính chất là các định chế xã hội quy định các nhận thức và hành vi của các thành viên trong cộng đồng. Cụ thể, quy định các thành viên trong cộng đồng phải làm gì? Làm nhƣ thế nào? Các quy chế khen thƣởng, xử phạt
ra sao? Khi các thành viên tuân theo các giá trị chuẩn mực của cộng đồng thì sẽ đảm bảo sự thống nhất và đoàn kết trong cộng đồng. Hệ giá trị chuẩn mực của cộng đồng đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở nhận thức, quan niệm và tập quán của từng cộng đồng, vì vậy có những quan niệm cộng đồng này coi là hay và tuân theo nhƣng ở cộng đồng khác lại thấy không chấp nhận đƣợc [41, tr.2].
Luận văn sẽ triển khai nghiên cứu tại địa bàn Thị trấn Neo – huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang, thông qua đó giúp cho tác giả nghiên cứu đề tài có cái nhìn tổng quan về thực trạng công tác hỗ trợ, chăm sóc và phát huy vị trí vai trò của NCT; nhu cầu của NCT; vai trò của nhân viên CTXH tại địa bàn thị trấn. Đồng thời đánh giá các nguồn lực của cộng đồng trong việc trợ giúp NCT. Từ đó có thể đƣa ra đƣợc những giải pháp tối ƣu trong trợ giúp NCT, đáng ứng đƣợc những mong muốn, nguyện vọng của NCT giúp cho NCT sống vui, sống khỏe, sống có ích trở tài sản, vốn quý của gia đình và xã hội.