Khái niệm công tác xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 38 - 40)

Phần 2 NỘI DUNG CHÍNH

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.4 Khái niệm công tác xã hội

Công tác xã hội là gì? Đây là câu hỏi có nhiều khó khăn và quan điểm khác nhau khi trả lời câu hỏi này mặc dù CTXH đã trải qua hàng trăm năm.

Theo Liên đoàn Nhân viên CTXH quốc tế (IFSW) và Hiệp hội các trƣờng CTXH quốc tế (IASSW) (tại Hội liên hiệp quốc tế của Liên đoàn Nhân viên CTXH quốc tế (IFSW) và Hiệp hội các trƣờng CTXH quốc tế (IASSW) tổ chức tại Montreal, Canada, 7/2000): “Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ của con người, tăng quyền lực và giải phóng cho người dân nhằm đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp vào những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là nguyên tắc căn bản của nghề nghiệp CTXH” [36, tr.48].

Theo từ điển CTXH The Social work Dictionary – 5th

edition do Robert L.Barker biên soạn: “Công tác xã hội là sự ứng dụng khoa học vào việc giúp đỡ (con người) người dân thực hiện chức năng xã hội của mình có hiệu quả và tạo ra sự thay đổi xã hội nhằm tăng cường chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người” [64].

Theo từ điển Bách khoa toàn thƣ ngành CTXH xuất bản lần thứ 19:

“Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh xã hội cho người dân trong xã hội” [36, tr.49].

Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh: “Công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao, được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và nhóm người trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ. Qua đó, CTXH theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội” [47, tr.5 – tr.6].

Mặc dù có nhiều quan điểm, nhiều định nghĩa về CTXH còn khác nhau, nhƣng chúng đều thống nhất về mục tiêu, mục đích, chức năng và phƣơng pháp, về kiến thức, kỹ năng và giá trị của CTXH, đều dựa trên cơ sở khoa học và kỹ năng nghề nghiệp CTXH.

Nhƣ vậy, CTXH là một khoa học, một nghề chuyên môn nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi và phát triển các chức năng xã hội bị suy giảm thông qua việc tăng cường năng lực và thay đổi môi trường xung quanh, giúp cá nhân, nhóm, cộng đồng đó tự vươn lên, giải quyết các vấn đề tồn tại, hòa nhập và sự phát triển chung của xã hội [20, tr.73].

Với những đặc trƣng của giai đoạn cuối, NCT đƣợc xếp vào nhóm yếu thế cần sự trợ giúp. Công tác xã hội với NCT là công việc cần thiết, vừa thể hiện truyền thống “trọng lão” của dân tộc, vừa trợ giúp hiệu quả cho NCT để họ khắc phục những khó khăn, phát huy các tiềm năng của bản thân cũng nhƣ khai thác nguồn lực bên ngoài để phục hồi, hòa nhập và cống hiến cho xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)