Khái niệm vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 34 - 35)

Phần 2 NỘI DUNG CHÍNH

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.1 Khái niệm vai trò

Cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm vai trò: Theo Từ điển XHH Oxford, vai trò là một khái niệm then chốt trong lý thuyết XHH. Nó nhấn mạnh những kỳ vọng trong xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích sự vận hành của những kỳ vọng ấy[12, tr.589]. Đây là khái niệm vốn bắt nguồn từ vai diễn trên sân khấu sau đó đƣợc các nhà Tâm lý học, Xã hội học sử dụng để lý giải quá trình “đóng vai” của con ngƣời trong những bối cảnh nhất định. Vai trò là mô hình hành vi đƣợc xác lập một cách khách quan, căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định để thực hiện những quyền lợi và nghĩa vụ tƣơng ứng với vị thế đó.

Theo Ralph Linton (1893 - 1953) nhà nhân học văn hóa ngƣời Mỹ, đã đƣa ra khái niệm vai trò: “Vai trò là những lối ứng xử đã được quy định sẵn và áp đặt tương ứng với những vị trí cụ thể nhất định. Mỗi “vị thế” đều có “vai trò” của nó, “chức năng” của nó trong xã hội”. Thuyết chức năng công nhận là vai trò thƣờng đƣợc xác định trong mối quan hệ với các vai trò khác, nhƣng họ phủ nhận rằng có thể thay đổi hoặc tạo ra vai trò mới. Bởi lẽ vai trò đƣợc quy định bởi những chuẩn mực xã hội. Nhƣ vậy, trong cuộc sống con ngƣời luôn phải đối mặt với các vai trò xã hội khác nhau, đôi khi đóng vai trò ở cùng một thời điểm và trong những tình huống xã hội cụ thể.

Có quan điểm cho rằng: “Một vai trò là tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể. Những sự mong đợi này xác định các hành vi của con người được xem như là phù hợp và không

phù hợp đối với người chiếm giữ một địa vị” [14, tr.212]. Theo quan điểm này tƣơng ứng với từng địa vị cụ thể sẽ có những vai trò đƣợc đƣa ra. Những quyền và nghĩa vụ này giúp phân biệt đƣợc vai trò của cá nhân trong từng địa vị khác nhau.

Ứng dụng vào trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ vừa tìm hiểu vai trò của NCT trong gia đình và xã hội từ các đóng góp của NCT thông qua các hoạt động trong đời sống văn hóa – kinh tế - chính trị - xã hội của họ còn gọi là vai trò cụ thể thì trong nghiên cứu này vai trò chung (trừu tƣợng), của NCT đƣợc hiểu là vai trò chủ gia đình, vai trò trong giáo dục bảo lƣu các giá trị văn hóa gia đình và cộng đồng… Đồng thời, luận văn cũng tìm hiểu vai trò của gia đình và cộng đồng cũng nhƣ tìm hiểu về vai trò của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ, chăm sóc và phát huy vị trí, vai trò của NCT trong gia đình và xã hội tại địa phƣơng. Với những thay đổi về tâm sinh lý cũng nhƣ xã hội, NCT dễ gặp các vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Các vấn đề đề này làm cho việc thực hiện các chức năng xã hội của họ bị cản trở và làm cho họ trở thành nhóm đối tƣợng yếu thế cần đƣợc giúp đỡ chuyên nghiệp. Khi làm việc trong lĩnh vực trợ giúp NCT, nhân viên CTXH phải tìm hiểu, phân tích, đánh giá cũng nhƣ giúp NCT giải quyết các vấn đề cụ thể của bản thân, từ đó giúp họ phục hồi và phát triển các chức năng xã hội để hòa nhập với xã hội, tiếp tục đóng góp sức lực, trí tuệ và kinh nghiệm để phát triển địa phƣơng, đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)