Người biện hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 115 - 117)

Phần 2 NỘI DUNG CHÍNH

3.1.4. Người biện hộ

Khi làm việc với NCT, nhân viên CTXH cần đánh giá, phân tích những nhu cầu, mong muốn cũng nhƣ những nguồn lực của NCT. Nhân viên CTXH phải bảo vệ những nhu cầu chính đáng của NCT. Do những thay đổi và sự không ổn định về tâm sinh lý, một số NCT có thể có những hành động, hành vi khác thƣờng. Nhân viên CTXH cần tìm hiểu nguyên nhân của các hành vi đó và lý giải để mọi ngƣời xung quanh nhất là gia đình hiểu và thông cảm cho họ. Trong xã hội Việt Nam, do đặc thù của văn hóa, nhu cầu tình dục của NCT chƣa đƣợc chú ý đúng mức, thậm chí là một hành vi bị lên án. Những NCT kết hôn luôn chịu sự bàn tán, đánh giá của gia đình, của những ngƣời

xung quanh. Đây là một nhạy cảm văn hóa mà nhân viên xã hội cần hết sức chú ý. Cần làm cho bản thân NCT cũng nhƣ gia đình và những ngƣời xung quanh hiểu và tôn trọng nhu cầu đó của NCT bởi tình dục cũng nhƣ ăn, uống, … là những nhu cầu cơ bản nhất của con ngƣời. Ngƣời cao tuổi suy giảm nhu cầu tình dục chứ không phải là hoàn toàn không có nhu cầu đó [20, tr.75].

Hiện nay, ở nƣớc ta ngày càng có nhiều chính sách dành cho NCT, tuy nhiên không phải ai cũng biết các chính sách ấy ra sao, thực hiện nhƣ thế nào, quyền lợi của NCT trong những chính sách ấy. Chính vì thế nhân viên CTXH sẽ đóng vai trò là ngƣời tƣ vấn chính sách, kết nối NCT với những chính sách ấy. Tại địa bàn thị trấn vai trò của nhân viên CTXH thƣờng đƣợc cán bộ xã hội thực hiện. Tuy nhiên họ luôn có hạn chế nhất định, xét về khía cạnh nào đó họ mới chỉ thực hiện đƣợc vai trò nghiên cứu chính sách.

Bên cạnh việc tìm hiểu, đánh giá nhu cầu và kết nối các dịch vụ phù hợp để hỗ trợ cho NCT, nhân viên CTXH còn là ngƣời – trong những trƣờng hợp nhất định – sẽ mang tính đại diện, nói lên tiếng nói và biện hộ cho quyền lợi của NCT, đặc biệt là vấn đề thực hiện chính sách cho họ có đƣợc đảm bảo thực hiện tại địa phƣơng, cơ sở một cách nghiêm chỉnh và thích đáng hay không và kiểm định xem khi thực hiện có thực sự phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của NCT ở mức nào? Trả lời cho các câu hỏi này chính là trả lời cho vai trò của nhân viên CTXH với NCT trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của NCT, việc này không chỉ là việc đòi hỏi một cánh chính đáng những ƣu sách đƣợc thực hiện dành cho NCT mà nó còn là cả thái độ làm việc, cách cƣ xử đầy quan tâm, tinh thần trách nhiệm và sự tôn trọng của họ với NCT.

Nhìn chung trên địa bàn thị trấn việc thực hiện vai trò biện hộ cho NCT chƣa thực sự tốt. Họ chƣa thể là ngƣời đại diện cho NCT, biện hộ cho NCT về những chính sách của mình. Tại địa bàn thị trấn, việc thực hiện chính sách

chủ yếu do cán bộ lao động xã hội, trực tiếp xử lý. Tuy nhiên, họ chỉ mang tính chất thay thế NCT thực hiện việc hƣởng chính sách, chƣa thể là ngƣời đại diện và biện hộ cho quyền lợi của NCT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)