Mức độ hỗ trợ Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Tần số 1 16 121 12
% 0,7 10,7 80,6 8,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng NCT, TT. Neo – Yên Dũng – Bắc Giang, 8 – 2014)
Khi hỏi về mức độ thƣờng xuyên quan tâm của chính quyền địa phƣơng nói chung đối với NCT trên địa bàn thị trấn. Ở mức độ rất thƣờng xuyên có 0,7%, thƣờng xuyên 10,7%, thỉnh thoảng 80,6% và 8,0% NCT chƣa nhận đƣợc sự hỗ trợ của cán bộ xã hội, chính quyền địa phƣơng. Nhìn chung, vấn đề chăm sóc sức khỏe và đời sống vật chất, tinh thần của NCT trên địa bàn trong những năm qua đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm từ phía chính quyền địa phƣơng và cán bộ xã hội. Tuy nhiên, cần phải quan tâm động viên thƣờng xuyên hơn nữa, kịp thời hơn nữa đến cuộc sống NCT với những hƣớng ƣu tiên cơ bản nhƣ: Tạo các cơ hội phù hợp để NCT tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển chung của quốc gia; Tăng cƣờng sức khỏe và cải thiện cuộc sống về vật chất và tinh thần của NCT; Đảm bảo môi trƣờng thuận lợi và các dịch vụ thiết yếu hỗ trợ đời sống của NCT.
2.2.5.6. Đánh giá của NCT về vai trò hỗ trợ của cán bộ xã hội, chính quyền địa phương
Với sự thay đổi về tâm sinh lý cũng nhƣ xã hội, NCT dễ gặp các vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Các vấn đề này làm cho việc thực hiện các chức năng xã hội của họ bị cản trở và làm cho họ trở thành nhóm đối tƣợng yếu thế cần đƣợc giúp đỡ chuyên nghiệp của nhân viên CTXH và các tổ chức, đoàn thể. Tuy nhiên, đánh giá vai trò của cán bộ xã hội, chính quyền địa phƣơng
nhƣ thế nào lại phụ thuộc vào nhận thức và quan điểm của bản thân mỗi NCT. Thăm dò ý kiến NCT về sự hỗ trợ của cán bộ xã hội, chính quyền địa phƣơng, chỉ có 3,3% cho rằng rất quan trọng, 10,7% cho rằng là quan trọng, 68,0% cho rằng bình thƣờng và 18,0% cho rằng không quan trọng (Bảng 2.23). Nhƣ vậy, một số NCT trên địa bàn thị trấn cũng chƣa nhận thức đúng đắn vai trò của chính quyền địa phƣơng và cán bộ xã hội trong việc hỗ trợ cho nhóm ngƣời yếu thế nói chung và NCT nói riêng. Vì vậy, nhân viên CTXH tại địa phƣơng trong quá trình trợ giúp NCT không chỉ nâng cao nhận thức cho NCT, mà cả gia đình NCT và cộng đồng. Việc chăm sóc, phụng dƣỡng NCT không chỉ đƣợc hiểu đơn thuần là trách nhiệm của gia đình trong chăm lo về sức khỏe, thể chất (ăn uống, nghỉ ngơi, chữa bệnh...) cho NCT mà nó còn bao hàm cả sự chăm sóc về nhu cầu tinh thần, duy trì, củng cố các mối quan hệ tâm lý, tình cảm, giao tiếp trong gia đình và xã hội đối với NCT. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu đó, các thành viên cần ý thức tạo ra môi trƣờng sống tốt đẹp ngay trong cả gia đình, đồng thời kết hợp với sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể xã hội, tạo điều kiện cho NCT tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và có cơ hội phát huy vai trò của mình trong các hoạt động có ích trong xã hội. Có nhƣ vậy, NCT mới sống vui, sống khỏe đúng với những tiêu chí về phát triển con ngƣời, tránh đƣợc tâm thế mặc cảm là nhóm ngƣời sống thừa, sống bám vào các thế hệ con cháu.
Bảng 2.23. Đánh giá của NCT về vai trò hỗ trợ của cán bộ xã hội, chính quyền địa phƣơng
Vai trò hỗ trợ của
CBXH/CQĐP Rất quan trọng Quan trọng
Bình
thường Không quan trọng
Tổng
Tần số 5 16 102 27 150
% 3,3 10,7 68,0 18,0 100,0