Phần 2 NỘI DUNG CHÍNH
1.4. Đặc điểm địa bàn thị trấn Neo – huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang
1.4.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Neo huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội của huyện Yên Dũng, nằm ở trung tâm của huyện, cách thành phố Bắc Giang khoảng 16km về phía Đông Nam.
Ranh giới cụ thể đƣợc giới hạn nhƣ sau: Phía Đông giáp xã Cảnh Thụy, Tiến Dũng; Phía Tây giáp xã Tân Liễu và xã Nham Sơn; Phía Bắc giáp xã Xuân Phú; Phía Nam giáp xã Tƣ Mại. Tổng diện tích của Thị trấn Neo là 585.4 ha.
1.4.2. Tổ chức dân cư
Cách đây hơn 20 năm Thủ tƣớng chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/NĐ-TTg ngày 29/8/1994 về việc thành lập Thị trấn Neo thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở hợp nhất 3 thôn của 3 xã: thôn Tân An – xã Cảnh Thụy, thôn Phấn Lôi – xã Nham Sơn, thôn Bên Đám – xã Tân Liễu. Là thị trấn miền núi với tổng diện tích là 585,4 ha với tổng dân số là 6.388 ngƣời, với 1654 hộ với số nhân khẩu là 6.455 nhân khẩu trong đó nữ giới là 3125 ngƣời (chiếm 48,9%), nam giới là 3.263 ngƣời (chiếm 51%) (Theo Báo cáo Tình hình thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 10 tháng đầu năm 2014 – Phƣơng hƣớng nhiệm vụ cuối năm).
Theo Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 – Phƣơng hƣớng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 của Hội Ngƣời cao tuổi hiện nay tổng số hội viên là 1.350 hội viên (chiếm 21,1% trên tổng số dân), trong đó tỷ lệ NCT nam chiếm
39,3% (531/1.350), NCT nữ chiếm 60,6% (819/1.350). Tỷ lệ NCT đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội thƣờng xuyên là 5,4% (72 cụ) và 1,2% NCT đƣợc hƣởng chế độ tàn tật và cô đơn (16 cụ). Số hội viên từ 80 tuổi trở lên chiếm 8,9% (120 cụ). Tỷ lệ NCT đƣợc cấp thẻ Bảo hiểm y tế chiếm 68,3% (921 cụ) và 6,3% (85 cụ) đƣợc khám sức khỏe định kỳ.
1.4.3. Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội
a. Kinh tế
Từ một thị trấn miền núi xuất phát điểm kinh tế phát triển những năm đầu thấp, cho đến nay, giai đoạn 2010 – 2013 tốc độ tăng trƣởng kinh tế về công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đạt 30%; dịch vụ 18%; ngành nghề khác 15%; nông nghiệp giảm còn 35%, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 19.500.000đ/ngƣời/năm; tổng thu ngân sách đạt 12.542.347.734đ.
Nông nghiệp tiếp tục có bƣớc phát triển khá theo hƣớng sản xuất hàng hóa dựa trên các loại giống cây con có giá trị kinh tế cao, tính đến giai đoạn 2010 – 2013 tổng thu nhập sản lƣợng lƣơng thực đạt 1.964,4 tấn/năm.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh – dịch vụ sớm có bƣớc đi tích cực, trong đó tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ phát triển cả về quy mô và loại hình với 606 hộ kinh doanh dịch vụ, trong đó có 14 doanh nghiệp với tổng thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ đạt 29,4 tỷ năm 2013.
b. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội
- Công tác Giáo dục - Đào tạo
Tính đến năm học 2013 – 2014 giáo dục ở cả ba bậc học tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ, có bƣớc phát triển toàn diện. Kết quả tỷ lệ học sinh giỏi đạt 63,9%, học sinh đạt danh hiệu tiên tiến đạt 29,7%, học sinh đạt giải cấp huyện là 216 học sinh, cấp tỉnh là 80 học sinh, cấp quốc gia là 4 học sinh. Trƣờng mầm non kết quả trẻ nuôi bán trú là 60/60 đạt 100% (đối với nhà trẻ); mẫu giáo 212/212 đạt 100%; chất lƣợng giáo dục 100% nhóm trẻ đƣợc dạy theo chƣơng trình giáo dục mầm non mới. Giáo dục toàn diện đạt kết quả cao và
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc huyện đánh giá là tốp đứng đầu về công tác giáo dục trong huyện và đƣợc công nhận chuẩn quốc gia cả 3 bậc học.
- Công tác Y tế - kế hoạch hóa gia đình
Đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ trang thiết bị, cùng với sự nỗ lực của Đảng ủy, UBND thị trấn quan tâm đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất khang trang đảm bảo cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Công tác tuyên truyền các chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, pháp luật, nhà nƣớc đƣợc làm thƣờng xuyên rộng khắp do đó đã có bƣớc chuyển biến một cách mạnh mẽ. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đƣợc đảm bảo kịp thời từng bƣớc đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân đến nay đã đƣợc công nhận thị trấn chuẩn quốc gia về y tế mức độ 2, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đạt dƣới 1%.
- Về thực hiện chính sách
Công tác chăm sóc và thực hiện chính sách xã hội luôn đƣợc quan tâm đảm bảo đúng quy định đối với gia đình liệt sĩ, thƣơng bệnh binh, ngƣời đƣợc hƣởng nhƣ thƣơng binh, gia đình có công với đất nƣớc, đối tƣợng nhiễm chất độc da cam và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tính đến nay toàn thị trấn tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 4,5 % vào năm 2013; phong trào xây dựng nếp sống văn hóa trên địa bàn dân cƣ đã có bƣớc phát triển mạnh tỷ lệ gia đình văn hóa những năm 2010 – 2013 đạt 87%.
- Về công tác quốc phòng an ninh
Quốc phòng an ninh đƣợc tăng cƣờng, chính trị xã hội luôn giữ vững ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, khu vực phòng thủ đƣợc xây dựng vững chắc gắn với thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, công tác huấn luyện cũng nhƣ chỉ tiêu giao quân hàng năm đều đảm bảo đạt và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao, công tác phối hợp và mối quan hệ giữa các xã bạn luôn đƣợc duy trì phát triển tốt đẹp.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Già hóa dân số song hành cùng phát triển, đây là xu thế chung và không thể đảo ngƣợc trong quá trình phát triển của mọi quốc gia. Chính sách
xã hội đối với NCT là một chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách của nhà nƣớc Việt Nam. Quan điểm chính sách về NCT của Đảng, nhà nƣớc về NCT không chỉ mang tính an sinh xã hội mà còn đƣợc tiếp cận theo hƣớng phát huy vai trò của NCT nhƣ một nguồn lực của quốc gia.
Bên cạnh các chủ chƣơng và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề NCT sẽ là cơ sở lý luận đóng vai trò định hƣớng cho các phân tích trong luận văn này, thì một số cách tiếp cận về lý thuyết và một số khái niệm cơ bản liên quan sẽ đƣợc sử dụng để giải thích dữ liệu nghiên cứu và cũng nhƣ có sự phân tích thống nhất trong nội dung nghiên cứu của luận văn này
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ CỦA NGƢỜI CAO TUỔI TẠI THỊ TRẤN NEO – HUYỆN YÊN DŨNG –
TỈNH BẮC GIANG 2.1. Đặc điểm chung NCT trong mẫu nghiên cứu
2.1.1. Cơ cấu NCT chia theo giới tính
Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ số giới tính nghiêng về nữ giới, cụ thể cụ ông chiếm 47,3% và cụ bà chiếm 52,7%. Đây cũng là xu hƣớng chung của Việt Nam và trên thế giới. Nguyên nhân có thể lý giải cho xu hƣớng này là nam giới cao tuổi thƣờng có tỷ suất chết cao hơn nữ giới cao tuổi ở cùng nhóm tuổi [40]. Do tỷ lệ phụ nữ trong dân số cao tuổi ngày càng tăng (còn gọi là xu hƣớng “nữ hóa” dân số cao tuổi) nên đòi hỏi phải có các chính sách chăm sóc NCT thích ứng với xu hƣớng này vì phụ nữ cao tuổi thƣờng dễ tổn thƣơng hơn với các cú sốc kinh tế và xã hội. Trên thực tế, chỉ số (nữ >nam) này không liên quan nhiều đến cán cân giới tính của NCT trong dân số nói chung nhƣng lại có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phân tích và so sánh sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới trên các nội dung khác nhau.
2.1.2. Cơ cấu NCT chia theo nhóm tuổi
Theo kết quả mẫu khảo sát, độ tuổi tập trung cao nhất của NCT ở nhóm tuổi 60 – 69 (chiếm 58,0%) trong tổng số NCT trong mẫu nghiên cứu và cũng là nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, đây đƣợc coi nhƣ là nhóm “Trẻ nhất” của lớp NCT. Đồng thời cũng là nhóm tuổi vừa mới về hƣu, vừa mới kết thúc quá trình làm việc tại cơ quan đơn vị do nhà nƣớc quản lý, họ vẫn đủ sức lao động, tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất hàng ngày. Còn lại nhóm tuổi 70 – 79 chiếm 38,0% và 4,0% là tuổi 80. Nhìn chung, cơ cấu phân nhóm tuổi của mẫu khảo sát có độ tập trung cao và tƣơng đối gần gũi với cơ cấu độ tuổi của NCT tại cộng đồng. Bên cạnh đó kết quả khảo sát cũng cho thấy nhóm ngƣời có tuổi thọ cao trong cộng đồng đã chiếm một tỷ lệ đáng kể.
2.1.3. Tình trạng hôn nhân
Đời sống gia đình, văn hóa và tinh thần cho biết nhiều hàm ý về phúc lợi của NCT bởi nó đƣợc thể hiện qua tình trạng hôn nhân; việc sống cùng hay không sống cùng với con, cháu; điều kiện sống khác; văn hóa và tinh thần. Trong các yếu tố thể hiện đời sống của NCT thì tình trạng hôn nhân là yếu tố quan trọng nhất vì vợ/chồng của NCT có thể là nguồn hỗ trợ và chia sẻ chủ yếu về vật chất, tinh thần nhƣ chăm sóc khi đau ốm hoặc dễ tổn thƣơng. Nói cách khác, đối với NCT thì sống với vợ/chồng sẽ có nhiều tác động tích cực [44, tr.21]. Số liệu cho thấy phần lớn NCT Thị trấn Neo đang sống với vợ/chồng (chiếm 64,7%), tiếp đó là góa vợ/chồng (29,3%), còn các tình trạng ly hôn/ly thân (chiếm 4,0%); không vợ/chồng chiếm tỷ lệ nhỏ (chiếm 2,0%). Nhìn chung, hôn nhân phổ biến của NCT là sống cùng bạn đời của mình (chiếm gần 3/4 mẫu khảo sát), góa vợ/chồng (chiếm hơn ¼ tổng mẫu khảo sát), các tình trạng khác chiếm tỷ lệ nhỏ và không phổ biến. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lƣu ý đến nhóm NCT góa vợ/chồng, ly hôn/ly thân hoặc không vợ/chồng khi trợ giúp cho NCT bởi họ rất dễ rơi vào tình trạng bị cô đơn.
2.1.4. Mô hình gia đình NCT
Một câu hỏi cũng rất quan trọng khi bàn về sắp xếp cuộc sống của NCT là “Hiện nay ông/bà đang sống cùng với ai?”. Theo nhƣ số liệu điều tra mô hình gia đình của NCT tại Thị trấn Neo phổ biến là hai vợ chồng NCT sống cùng con cháu chiếm 53,3%, hai vợ chồng cao tuổi sống với nhau chiếm 18,0%, NCT sống với con cháu 22,0%, tỷ lệ NCT NCT sống cô đơn một mình chiếm tỷ lệ nhỏ (chiếm 6,7%). Mô hình gia đình hiện nay đang đƣợc nhiều ngƣời khuyến khích, duy trì song việc dung hòa về lối sống, suy nghĩa giữa các thế hệ trong một gia đình luôn là vấn đề quan trọng. Tìm hiểu lý do một số cụ hiện đang phải sống cô đơn một mình không có ai phụng dƣỡng chăm sóc thì lý do chủ yếu của NCT là muốn tự do thoải mái, không hợp với ngƣời thân trong gia đình, quen sống riêng. Tình trạng nhà ở chật chội, kinh tế
con cháu khó khăn cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các cụ phải sống cô đơn. Một nguyên nhân đáng lƣu ý ở đây là lý do con cái không muốn sống chung. Tuy nguyên nhân này chiếm tỷ lệ không nhiều nhƣng cũng cần phải cảnh báo nhằm hạn chế và chấm dứt tình trạng này nhất là khi cơ chế thị trƣờng đang có những ảnh hƣởng sâu sắc đến gia đình, đảm bảo cuộc sống gia đình cho NCT.
2.1.5. Trình độ học vấn
Mặc dù trình độ chuyên môn của NCT đang ngày càng đƣợc nâng lên theo thời gian nhƣng thực tế cho thấy vẫn còn một số lƣợng không nhỏ các cụ vẫn còn mù chữ. Theo kết quả xử lý số liệu cho thấy, tỷ lệ các cụ không biết chữ là 10,0%, đây cũng là đặc điểm chung của NCT Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vì NCT là những con ngƣời thuộc các thế hệ trƣớc đây nhiều chục năm, điều kiện học tập thời đó còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, lại bị hai cuộc chiến tranh làm gián đoạn nên đã hạn chế nhiều đến cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn. Cũng theo kết quả điều tra, có 20,7% NCT chƣa tốt nghiệp cấp 1, 30,0% NCT tốt nghiệp tiểu học, 22,0% NCT tốt nghiệp trung học cơ sở, 8,7% NCT tốt nghiệp trung học phổ thông, 6,7% NCT tốt nghiệp trung cấp/cao đẳng/đại học, trên ĐH là 2,0%. Tuy vẫn còn tồn tại một số cụ mù chữ hoặc tái mù chữ nhƣng nhìn chung các cụ đều có trình độ nhất định, các cụ là những ngƣời có chuyên môn nghiệp vụ giỏi trong các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật; kinh tế - xã hội, có uy tín với cộng đồng đƣợc Đảng và nhà nƣớc tín nhiệm đã và đang phát huy sự hiểu biết của mình trong mọi lĩnh vực đời sống ở địa phƣơng.
2.1.6. Cơ cấu người cao tuổi phân theo trình độ chuyên môn
Phần lớn NCT trong mẫu kháo sát đã hoặc đang tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhóm nghề nghiệp này chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,3%; buôn bán, dịch vụ 18,0%, công nhân viên chức 13,3%, công nhân 10,7%, nội trợ 3,3%, khác 5,3%. Nhƣ vậy, với gần ½ số NCT trong mẫu điều
tra đã và đang trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, số ít là công nhân viên chức. Thực tiễn cho thấy, nhiều ngƣời đã về hƣu nhƣng vẫn tiếp tục làm việc và đóng góp sức mình nhằm giúp đỡ gia đình cũng nhƣ cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Hơn nữa nhu cầu vừa đƣợc làm việc, tiếp tục cống hiến cho gia đình và xã hội lại vừa phù hợp với sức khỏe và điều kiện của NCT luôn là mong muốn của các vị cao niên[24]. Việc chủ động về nguồn tài chính sẽ giúp bản thân trang trải các nhu cầu cơ bản cũng nhƣ hỗ trợ con cái mƣu sinh. Mặt khác con số này cho thấy cuộc sống NCT trên địa bàn khảo sát vẫn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, tuy tuổi đã cao nhƣng các cụ vẫn hăng say làm việc để phát triển kinh tế tăng thu nhập cho gia đình. Nhƣ vậy, số liệu đã phản ánh đúng đƣợc tình trạng thực tế, đảm bảo đƣợc tính tƣơng đối đại diện trong chọn mẫu.
2.2. Đánh giá thực trạng chất lƣợng chăm sóc và nhu cầu hỗ trợ của NCT tại Thị trấn Neo – huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang.
2.2.1. Sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của NCT
Sức khỏe là tiêu chí quan trọng nhất khi phân tích thực trạng về phúc lợi của NCT. Thực tế cho thấy, quá trình già hóa không chỉ liên quan tới rủi ro tử vong ngày càng cao do những biến đổi về mặt sinh học mà còn liên quan tới hạn chế về chức năng hoặc nguy cơ với đau ốm kinh niên ngày càng tăng. Sức khỏe ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của NCT. Phân tích của Sidell (1995) (theo trích dẫn của Sim, 2001) cho thấy ốm đau sẽ dẫn đến mất tự chủ và độc lập trong cuộc sống, làm giảm sự năng động, mất sự tôn trọng và sự tự tin. Nói cách khác, với NCT, sự tổn thƣơng về tinh thần do sức khỏe yếu còn nghiêm trọng hơn hao tổn vật chất. Chính vì lý do này mà việc phân tích tình trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của dân số cao tuổi cho chúng ta biết về chất lƣợng sống của NCT, nhu cầu về y tế và các dịch vụ có liên quan đối với hệ thống y tế nói chung cũng nhƣ việc chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng [44, tr.25].
2.2.1.1. Tình trạng sức khỏe của NCT
Trong thời gian vừa qua, do đời sống vật chất và tinh thần đƣợc cải thiện cùng với những tiến bộ nhất định của hệ thống y tế, sức khỏe của NCT Việt Nam nhìn chung đƣợc cải thiện, trong đó tỷ lệ NCT có tình trạng sức khỏe khá/tốt tăng lên, trong khi NCT có tình trạng sức khỏe yếu giảm đi (Đàm Hữu Đắc và cộng sự, 2010) [44, tr.25].
Bảng 2.1. Tình trạng sức khỏe của NCT
Tình trạng sức khỏe Tốt Trung bình Kém
Tần số 25 92 33
% 16,7 61,3 22,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng NCT, TT. Neo – Yên Dũng – Bắc Giang, 8 – 2014)
Khi tự đánh giá về sức khỏe của bản thân thì có 16,7% các cụ cho rằng sức khỏe tốt, 61,3% cho rằng sức khỏe trung bình, 22,0% cho rằng sức khỏe