Hỗ trợ của cán bộ xã hội về chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 95 - 97)

Hỗ trợ cán bộ xã hội Tư vấn CSSK, chế độ dinh dưỡng Tư vấn KCB Tổ chức lớp TDTT Cung cấp dịch vụ tại nhà Không hỗ trợ Tần số 27 0 0 0 123 % 18,0 0,0 0,0 0,0 82,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng NCT, TT. Neo – Yên Dũng – Bắc Giang, 8 – 2014)

Bƣớc vào giai đoạn cuối của cuộc đời, do ảnh hƣởng của quá trình lão hóa, NCT bị suy giảm sức khỏe một cách rõ nét. Đây cũng là thời kỳ khởi

phát của nhiều bệnh: tim mạch, phổi, huyết áp… Vấn đề sức khỏe là vấn đề quan trọng, có ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống của NCT. Khi có sức khỏe tốt, NCT sẽ có điều kiện tốt hơn trong các hoạt động vui chơi – giải trí, các hoạt động xã hội tại địa phƣơng. Một điều đáng lƣu ý NCT có tâm lý giấu bệnh tật và các vấn đề sức khỏe của mình do đó cần phải quan tâm thƣờng xuyên, liên tục để có sự hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho NCT. Hơn nữa, nhận thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe của NCT và gia đình còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để hỗ trợ cho NCT trong việc chăm sóc sức khỏe nhân viên CTXH có một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này ở địa phƣơng còn hạn chế, chỉ dừng lại ở hoạt động tƣ vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dƣỡng (chiếm 18,0%). Vẫn còn một tỷ lệ rấy lớn NCT chƣa nhận đƣợc sự hỗ trợ của nhân viên CTXH. Mặc dù một số hoạt động hỗ trợ rất quan trọng nhƣ tƣ vấn cách thức khám chữa bệnh; tổ chức các lớp thể dục thể thao… tại địa phƣơng để NCT hoạt động và tăng cƣờng sức khỏe; phối hợp với ngành Y tế tổ chức các cuộc khám chữa bệnh định kỳ tại địa phƣơng để giúp phát hiện các bệnh nói riêng và các vấn đề sức khỏe nói chung của NCT; cung cấp một số dịch vụ hỗ trợ chăm sóc để NCT có khả năng sống độc lập ngay cả khi họ bị hạn chế về điều kiện sức khỏe chƣa đƣợc cán bộ xã hội thực hiện trong trợ giúp NCT trong công tác chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, trên thực tế, không chỉ riêng Thị trấn, mà ở nƣớc ta, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho NCT hiện chƣa theo kịp nhu cầu phát triển xã hội cũng nhƣ nhu cầu của chính nhóm đối tƣợng NCT. Điều này bao gồm cả nguyên nhân từ phía cơ sở hạ tầng thấp kém, loại hình dịch vụ nghèo nàn đến vấn để tâm lý xã hội, nhân viên CTXH tại địa phƣơng chƣa đƣợc đào tạo CTXH chuyên nghiệp mà mới thông qua hình thức tập huấn CTXH theo Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020 (Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ số 32/2010/QĐ- TTg ngày 25 tháng 03 năm 2010 Phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020).

Xuất phát từ tình hình thực tế cho thấy, vai trò của cán bộ xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe cho NCT trên địa bàn thị trấn còn nhiều hạn chế, chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Chính vì vậy, cần có chiến lƣợc đào tạo tập huấn cho cán bộ xã hội để họ thực sự trở thành những nhân viên CTXH chuyên nghiệp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)