Vị trí, vai trò của NCT trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 101 - 105)

2.2.6.1. Vị trí, vai trò của NCT trong gia đình

Bảng 2.24. Vị trí, vai trò của NCT trong gia đình Vị trí, vai trò Vị trí, vai trò của NCT Tạo thu nhập Cấp vốn Quyết định Chia sẻ kinh nghiệm Giáo dục/chăm sóc con cháu Nội trợ và các công việc khác Tần số 49 37 86 112 148 57 % 32,7 24,7 57,4 74,7 98,7 38,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng NCT, TT. Neo – Yên Dũng – Bắc Giang, 8 – 2014)

NCT có vị trí rất quan trọng trong gia đình Việt Nam, NCT luôn đƣợc coi là trụ cột tinh thần, đạo dức của gia đình, dòng họ. Ngoài việc giáo dục con cháu, dòng họ văn hóa, ứng xử, NCT còn hỗ trợ con cháu về vật chất, về công việc dạy dỗ con cháu… NCT coi đó là niệm vui, trách nhiệm và qua đó cảm nhận mình là ngƣời có ích cho con cháu. Theo kết quả điều tra trên địa bàn Thị trấn có 98,7% NCT cho rằng NCT có vai trò quan trọng trong việc giáo dục chăm sóc con cháu. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, NCT có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình kiến tạo gia đình. Gia đình, dòng họ có con cháu trƣởng thành, phát đạt đều do sự rèn giũa, giáo dục của ông bà, cha mẹ và kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Do vậy, lớp NCT có công đầu trong nuôi dƣỡng, giáo dục con cháu trong gia đình, dòng họ từ biết yêu thƣơng, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình, dòng họ đến yêu quê hƣơng, đất nƣớc, yêu thƣơng con ngƣời, yêu thiên nhiên [75]. Đặc biệt, trong xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, NCT có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Quá trình đó tạo nhiều cơ hội và điều kiện đồng thời cũng đặt gia đình và công tác gia đình trƣớc nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trái của cơ chế thị trƣờng và lối sống thực dụng tác động mạnh tới các giá trị đạo đức truyền thống và lối sống lành mạnh. Sự phân hóa giàu nghèo sẽ tác động vào số đông các gia đình. Nhiều gia đình nếu không đƣợc hỗ trợ, không đƣợc chuẩn bị đầy đủ năng lực đối phó với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế, xã hội sẽ không làm tròn chức năng vốn có của gia đình.

Cũng từ gia đình, NCT đã dày công truyền thụ kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và các ngành nghề

truyền thống cho con cháu, cho thế hệ trẻ; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; tích cực tham gia các phong trào khuyến học khuyến tài, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng ngƣời có đức, có tài (chiếm 74,7%). Trong phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo làm giầu hợp pháp, NCT càng có vị trí, vai trò quan trọng. Với kinh nghiệm của mình NCT Thị trấn Neo đã và đang phát huy, khai thác tiềm năng kinh tế đa dạng trong sản xuất kinh doanh, phấn đấu vƣơn lên làm giầu chính đáng, nhiều NCT còn sức khỏe trực tiếp sản xuất kinh doanh, NCT sức yếu thì chỉ đạo truyền thụ kinh nghiệm cho con cháu phát triển kinh tế nâng cao mức thu nhập gia đình, làm giàu góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế của gia đình và xã hội (chiếm 32,7%). Đây là một nhân tố quyết định đạt đƣợc mục tiêu gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Theo nhƣ Theo Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 – Phƣơng hƣớng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014, toàn Thị trấn có 185 hộ gia đình NCT trực tiếp làm kinh tế, có thu nhập từ 50 đến 200 triệu đồng.

Sự trợ giúp về tài sản và tinh thần của cha mẹ đối với con cái là rất quan trọng. NCT rất coi trọng trách nhiệm về tƣơng lai của con cái. NCT Thị trấn không những tiếp tục tham gia sản xuất – kinh doanh tạo thu nhập mà họ còn cấp vốn cho con cái họ làm kinh tế (chiếm 24,7%). Những NCT cho biết họ đều có những hình thức khác nhau trong việc trợ giúp vật chất cho con cháu. NCT có hình thức trợ giúp thấp nhất là khen thƣởng cho cháu học giỏi, hàng năm cho cháu tiền mua sách vở đóng tiền học… cho đến những trợ giúp bằng tài sản lớn hơn nhƣ mua xe máy, mua đất, đầu tƣ cho các con kinh doanh. Việc trợ giúp con cái không phải thƣờng xuyên và chỉ khi có việc cần thiết. Sự trợ giúp vật chất của NCT đối với con cháu cũng đƣợc con cái thừa nhận nhƣ một nguồn lực quan trọng đặc biệt đối với gia đình trẻ. “Ông có lương hưu, trợ cấp hàng tháng, ông dùng để giúp đỡ con cái. Ví dụ như cho cháu đóng học phí hoặc mua sách vở, chi phí cho ăn uống hàng ngày… Khi con cái nó làm việc gì lớn như mua xe, làm nhà, mua đất … tiền ông tiết kiệm được ông lại cho. Như thằng cả vừa rồi xây nhà ông dành được mấy chục triệu,

ông cho vợ chồng nó”. (PVS, NCT, nam giới, 70 tuổi). Nhƣ vậy, thu nhập của NCT đã trở thành nguồn lực quan trọng cho hoạt động kinh tế của các thành viên khác trong hộ gia đình, nhất là khi nó diễn ra trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay. Mặt khác trong sự vận hành của đời sống kinh tế hộ gia đình ở nông thôn không thể thiếu vai trò của NCT bởi kinh tế hộ gia đình với mô hình sản xuất nông nghiệp chủ đạo thì cách thức phát triển không thể thành công nếu không có sự trợ giúp về vốn. Việc hỗ trợ con cháu bằng cách tạo thu nhập đã chứng tỏ vị thế NCT trong việc thể hiện năng lực kinh tế, mặt khác thể hiện trách nhiệm của cha mẹ trong việc giúp đỡ con cái. Điều này giúp cho NCT duy trì đƣợc vị thế, uy tín và mối quan hệ với con cháu. Nhờ đó, NCT sẽ không còn mặc cảm phụ thuộc và thắt chặt thêm mối dậy liên hệ về tình cảm giữa các thế hệ, nâng cao vị thế và uy tín của NCT.

Trong cuộc sống gia đình, truyền thống trọng lão luôn đƣợc duy trì, NCT luôn có vị trí cao nhất trong gia đình. Họ luôn đƣợc kính trọng, tiếng nói của họ luôn có ảnh hƣởng quyết định đến các hoạt động của gia đình. Kết quả điều tra cho thấy, 57,4% cụ cho rằng ý kiến của mình có ý nghĩa quyết định trong gia đình, các cụ luôn là ngƣời ra quyết định mọi vấn đề quan trọng trong gia đình. Vai trò chủ gia đình của NCT không hoàn toàn giống nhau ở các gia đình. Qua quan sát và những thông tin phỏng vấn sâu cho thấy, trong số những gia đình những ngƣời nam giới cao tuổi hiện vẫn giữ vai trò chủ gia đình một cách tuyệt đối, nghĩa là mọi việc đều do bản thân họ quyết định. “Những công việc lớn trong gia đình, tôi vẫn quyết định hết. Ví dụ như xây dựng cái gì đấy, làm thêm cái gì đấy, mua bán cái gì có giá trị lớn, chia tài sản… thì tôi quyết định. Như cưới con trai, con gái tôi quyết định hoàn toàn, khách của con bao nhiêu người, bao nhiêu mâm, cho bố biết để bố dự kiến” (PVS, NCT, nam giới, 73 tuổi). Nhƣng cũng có một số trƣờng hợp NCT vẫn đóng vai trò chủ hộ, nhƣng đã diễn ra sự trao đổi với con cái trong công việc để đi đến các quyết định cuối cùng. Một số ít khác đã ít nhiều trao quyền hoàn toàn cho con cái nhƣng có đƣa ra những góp ý. Đối với ngƣời dân ở Thị trấn, thì việc hỏi ý kiến NCT là một truyền thống của ngƣời Việt Nam. Theo lời kể

của một cụ ông 71 tuổi: “Sống trong gia đình 3 thế hệ, cho dù ông không phải là người đứng tên chủ gia đình trong hộ khẩu nhưng là người chủ gia đình trên thực tế, là người quyết định “việc lớn, việc nhỏ” có bàn bạc với con cái. Đặc biệt là đối với các “công việc chính” như cưới xin, xây dựng, đất đai… thì con cái vẫn phải hỏi ý kiến bố mẹ”. Nhƣ vậy, có thể thấy tại Thị trấn mô hình ngƣời đàn ông cao tuổi (là ngƣời chồng, ngƣời cha) nắm vai trò chủ gia đình là khá phổ biến. Đây đƣợc coi là sự tiếp tục truyền thống, tập tục của địa phƣơng, là sự tiếp nối của mô hình ngƣời chủ gia đình trong truyền thống của ngƣời Việt Nam. Nó cũng phản ánh vai trò thực tế của ngƣời đàn ông vốn tồn tại từ trƣớc đến nay. Xu hƣớng chuyển gia vai trò chủ hộ và quyền quyết định công việc quan trọng từ ngƣời đàn ông cao tuổi (ngƣời bố) sang cho con trai đang diễn ra trong từng gia đình, tùy từng công việc, thƣờng là những việc nhỏ cho đến những việc lớn. Đây là quá trình xã hội hóa vai trò, cho thấy một sự thay thế và chuyển giao về mặt địa vị và vai trò từ NCT sang những ngƣời trẻ tuổi nhằm đảm bảo một sự ổn định và phát triển liên tục trong gia đình và xã hội.

Cùng với việc NCT chuyển từ giai đoạn “chƣa thật già” đến giai đoạn “thật già”, họ vẫn giúp đƣợc một lƣợng công việc nhà rất đáng kể để con cháu tập trung vào công tác, học tập (chiếm tỷ lệ 38,0%). Trong hoàn cảnh mà thế hệ trẻ thƣờng đi tìm việc làm xa nhà theo mùa vụ, vai trò của NCT trong việc duy trì sự ổn định của gia đình càng trở nên quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Ngƣời cao tuổi thực ra vẫn còn là chỗ dựa cho gia đình về tinh thần và làm những công việc lặt vặt không tên hàng ngày. Thực tế nhiều gia đình, khi con cháu đều bận làm việc, học hành, cha mẹ già thƣờng trông nhà, giữ cháu, làm việc nội trợ và các công việc khác.

Như vậy, qua nhiều thế hệ, sự phát triển của gia đình và toàn bộ xã hội không thể thiếu đƣợc những đóng góp lớn lao của các bậc sinh thành, đó chính là NCT. Họ giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình thông qua các hoạt động giáo dục, rèn luyện chuyên môn, kỹ năng cũng nhƣ truyền

thụ các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, cộng đồng, quê hƣơng nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

2.2.6.2. Phát huy vị trí, vai trò của NCT trong các hoạt động xã hội tại địa phương

Bác Hồ chỉ rõ: “Trách nhiệm của các cụ phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước mất phụ lão cứu, nước suy sụp phụ lão phù trì". Trong năm qua, Hội NCT Thị trấn Neo đã phát huy vai trò, vị trí trong tập hợp hội viên, đẩy mạnh phong trào thi đua, chăm sóc và phát huy vai trò NCT, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ sở trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; xứng đáng là “Cây cao - bóng cả” đƣợc cấp ủy, chính quyền ghi nhận và đánh giá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)