Tâm trạng hàng ngày của NCT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 85 - 88)

Tâm trạng hàng ngày của NCT

Vui vẻ, thoải mái Tâm trạng bình thƣờng Thƣờng xuyên thấy lo lắng đơn Tổng Mô hình gia đình của NCT Sống trong gia đình nhiều thế hệ Tần số 53 21 5 1 80 % 66,2% 26,2% 6,3% 1,3% 100,0% Sống với vợ chồng Tần số 14 10 3 0 27 % 51,9% 37,0% 11,1% 0,0% 100,0%

Sống với con cháu Tần số 9 14 8 2 33

% 27,3% 42,4% 24,2% 6,1% 100,0%

Sống một mình Tần số 0 0 3 7 10

% 0,0% 0,0% 30,0% 70,0% 100,0%

Tổng Tần số 76 45 19 9 150

% 51,0% 30,2% 12,8% 6,0% 100,0%

(Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng NCT, TT. Neo – Yên Dũng – Bắc Giang, 8 – 2014)

Qua bảng số liệu cho thấy 51,0% NCT nói chung cảm thấy luôn vui vẻ và thoải mái, 30,2% cho rằng cuộc sống bình thƣờng và 12,8% cảm thấy thƣờng xuyên lo âu/suy nghĩ, 6,0% còn lại cảm thấy luôn bị cô đơn. Chúng ta có thể thấy rằng đa số (chiếm 66,2%) NCT cảm thấy tinh thần luôn vui vẻ thoải mái sống chung với vợ chồng, con cháu, và ngƣợc lại trong những ngƣời luôn có cảm giác cuộc sống cô đơn thì tập trung phần lớn (chiếm 70,0%) vào những cụ đang sống một mình. Âm hƣởng chủ đạo trong tâm trạng của ngƣời ngƣời có tuổi Việt Nam là “lo”: lo mọi thứ, lo cho con cháu, bản thân, xã hội; lo ngày hôm nay và lo ngày mai; lo “tuổi già sẽ đi về đâu”. Nhìn chung dù ở tầng lớp nào và ở độ tuổi nào, NCT đều có những nỗi lo lắng giống nhau. Bên cạnh đó, cũng thấy có những biểu hiện ít khác nhau giữa những ngƣời có hoàn cảnh và vị thế kinh tế - xã hội khá giả với ngƣời nghèo hơn, giữa đô thị và nông thôn, giữa nhóm sắp già (50 - 59 tuổi) và nhóm NCT (60+) [10]. Khi tìm hiểu xem NCT Thị trấn Neo lo lắng gì nhiều nhất, NCT lo cho nghề nghiệp con cháu không ổn định; công việc vất vả; nhiều tệ nạn xã hội; con cháu thiếu kinh nghiệm sống; ý thức về quê hƣơng của họ chƣa tốt;

con cháu quá coi trọng đồng tiền; con cháu thiếu kiến thức, kỹ năng ứng xử gia đình... Nhƣ vậy, có thể thấy những NCT hiện nay vẫn là lớp ngƣời lo toan cho gia đình, con cháu và ít nghĩ đến bản thân mình. Phần lớn những suy nghĩ của họ đặt trong các vấn đề giải quyết khó khăn về kinh tế trong gia đình của con cháu họ cùng với những lo lắng về những cạm bẫy xã hội, tệ nạn xã hội ảnh hƣởng đến công việc của con cháu và gia đình họ. Ngƣời cao tuổi Việt Nam hiện nay vẫn mang đậm những nét văn hóa truyền thống cả trong suy nghĩ và hành động. Thực tế trên thế giới không có nhiều nơi trên thế giới mà cha mẹ lại băn khoăn, trăn trở cho con cái nhiều nhƣ cộng đồng ngƣời Việt. Mặc dù đã ra khỏi lực lƣợng lao động, nghỉ ngơi sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc nhƣng mối quan tâm hàng đầu của NCT hiện nay không phải là sức khỏe, không phải là sự nghỉ ngơi thƣ dãn mà là những khó khăn, trăn trở của con cái mình. Đó là đức hi sinh lớn mà chúng ta hiếm thấy có đƣợc trong nền văn hóa các nƣớc phƣơng Tây [38].

Tuy nhiên, một điều đáng lƣu ý theo nhƣ khảo sát thực tế tại địa phƣơng, ở đây vẫn còn tình trạng con cháu ngƣợc đãi ông bà, cha mẹ hoặc thiếu sự quan tâm chăm sóc, bỏ mặc lang thang kiếm sống. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến tâm trạng của NCT. Một số NCT bị ngƣợc đãi do tâm lý mặc cảm, hổ thẹn, cam chịu nên không muốn tố cáo hay nhờ sự can thiệp của cơ quan pháp luật hoặc cộng đồng, trong khi đó chính quyền các cấp cơ sở cũng chỉ can thiệp đến những hành vi nguy hại đến tính mạng của NCT, còn áp lực về tinh thần, tình cảm ít đƣợc quan tâm. Do vậy, không có thông tin về vân đề về ngƣợc đãi, bỏ rơi NCT tại gia đình của NCT mà chỉ có ý kiến xác định có vấn đề ngƣợc đãi, bỏ rơi NCT. Một chia sẻ của NCT:

Như trường hợp của ông N, cụ bị khiếm thị do ảnh hưởng của chất độc màu da cam, ông có 3 người con, 2 nam và một nữ, con gái ông ấy là Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ huyện, hai anh con trai buôn bán, cả ba người con đều rất giàu có nhưng sau khi vợ ông ấy mất, vợ ông ấy mất cách đây một

năm thì không ai chịu đón ông về nhà mình chăm sóc cho ông ấy. Ông ấy khổ lắm, mọi sinh hoạt đều tự lo, may còn được bà con hàng xóm láng giềng thương còn quan tâm, giúp đỡ ông ấy trong sinh hoạt hàng ngày. Trước kia anh con trai thứ hai của ông ấy, còn thi thoảng sang thăm ông ấy nhưng sau khi vợ anh ta biết anh ta không sang nữa. Nhìn cụ ai cũng thương xót, may được mọi người giúp mua hộ ông ấy cái này cái kia để ăn, những hôm không có ai giúp ông ấy ăn mì tôm sống vì không nhìn thấy gì để nấu nướng. Chính quyền địa phương, hội, tổ chức xã hội cũng đã có hỗ trợ, động viên ông ấy vào Trung tâm Công tác Xã hộ tỉnh Bắc Giang (trước là Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Bắc Giang), nhưng ông ấy không đi bảo như vậy xấu mặt cho cả mình lẫn con cái...” (PVS, NCT, nam giới, 63 tuổi).

Nhƣ vậy, có thể kết luận rằng con cháu, vợ chồng vẫn là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của NCT trên địa bàn thị trấn. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy rõ, sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng cùng với quá trình mở rộng đô thị hóa đang làm nới lỏng dần các mối quan hệ có tính truyền thống giữa gia đình, họ hàng, làng xóm, bạn bè làm nảy sinh những mâu thuẫn cũng nhƣ xung đột trong đời sống xã hội đã và đang ảnh hƣởng xấu đến tâm lý NCT. Bên cạnh đó vẫn còn có những trƣờng hợp NCT bị con cháu ngƣợc đãi, thiếu sự quan tâm chăm sóc. Chính vì vậy, trong hệ thống chính sách ASXH cần đặc biệt chú ý đến việc khơi dậy các truyền thống văn hóa “Kính trên, nhường dưới”, “Trẻ cậy cha, già cậy con”...

2.2.4. Hoạt động văn hóa – xã hội và nhu cầu tham gia của NCT

Sự tham gia các hoạt động xã hội là một nhu cầu tự nhiên của NCT, nó giúp họ mở rộng mối quan tâm tới các giá trị hiện hữu của xã hội. Họ không cảm thấy mình già nua và lạc hậu với thời thế. Bởi vậy trên thực tế, rất nhiều NCT đã thực hiện theo câu nói “Tuổi cao trí càng cao”, đóng góp rất tích cực vào các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phƣơng, cộng đồng, xã, phƣờng, thị

trấn. Bên cạnh đó, hoạt động xã hội cũng trở thành liều thuốc bổ quen thuộc có thể khiến NCT trẻ chung và khỏe mạnh hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)