Lý thuyết nhu cầu của Maslow

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 44 - 46)

Phần 2 NỘI DUNG CHÍNH

1.2. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow

Tiếp cận theo lý thuyết nhu cầu là một trong những hƣớng tiếp cận thuộc trƣờng phái hiện sinh. Theo quan điểm này, con ngƣời đƣợc nhìn nhận và đánh giá cao về khả năng của họ, bản thân họ có thể tự quyết định đƣợc cuộc sống của mình. Đối với cách tiếp cận của lý thuyết nhu cầu của Maslow, con ngƣời cần đƣợc đáp ứng những nhu cầu theo từng thang bậc từ thấp đến cao mà trƣớc hết là những nhu cầu cơ bản. Việc đáp ứng nhu cầu có có ý nghĩa rất quan trọng đối với từng cá nhân thân chủ, bởi nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến tâm lý và hành vi con ngƣời. Nếu nhu cầu không đƣợc đáp ứng, ắt sẽ nảy sinh những vấn đề liên quan đến sự tồn tại của cá nhân đó cũng nhƣ những cá nhân khác xung quanh [40, tr.86].

Cho đến nay thuyết nhu cầu của Maslow vẫn có giá trị ứng dụng rất lớn trong nghiên cứu cũng nhƣ trong thực hành CTXH. Abraham Maslow đã đƣa ra bậc thang nhu cầu của con ngƣời gồm 5 bậc đó là:

Sơ đồ 1.1. Hệ thống thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow

- Nhu cầu thể chất – nhu cầu cơ bản cho sự tồn tại của cá nhân: Nhu cầu này còn đƣợc gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con ngƣời nhƣ thức ăn đầy đủ, không khí để thở, nƣớc uống, sƣởi ấm, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết,

Nhu cầu tự hoàn thiện

Nhu cầu giao lƣu, tình cảm

Nhu cầu an toàn

Nhu cầu thể chất

thở, nghỉ ngơi, các nhu cầu làm cho con ngƣời thoải mái về cơ thể. Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con ngƣời [16, tr.111].

- Nhu cầu an toàn – an ninh (safe needs): Nhu cầu này đƣợc khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, đƣợc yên tâm về các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hƣu, đƣợc sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật,... Tóm lại, cá nhân cần có cảm giác yên tâm khi đƣợc an toàn thân thể, đƣợc đảm bảo việc làm, đƣợc hƣởng các dịch vụ y tế và xã hội và tài sản cá nhân đƣợc bảo vệ [16, tr.112].

- Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging needs): Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp nhƣ việc tìm kiếm, kết bạn, tìm ngƣời yêu, lập gia đình, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm.... Maslow cho rằng nếu nhu cầu này không đƣợc thỏa mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh. [16, tr.113].

- Nhu cầu được tôn trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn đƣợc gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện mong muốn đƣợc ngƣời khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, về sự cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự coi trọng khả năng của bản thân. [16, tr.113].

- Nhu cầu tự hoàn thiện – cơ hội thể hiện bản thân (self actualization needs): Bậc cuối cùng và cao nhất trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow có sự tác động lớn nhất đến sự hoàn chỉnh nhân cách. Đó là nhu cầu đƣợc tự khẳng định mình, nhu cầu cho sự trƣởng thành cá nhân, cơ hội của sự phát triển và học hỏi cá nhân để tự hoàn thiện mình. Nhu cầu này thể hiện ở việc muốn đƣợc sáng tạo, đƣợc thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, đƣợc trình diện mình và đƣợc công nhận thành đạt [16, tr.113 – tr.114].

Dựa trên những nội dung về nhu cầu của Maslow, ứng dụng với lứa tuổi NCT. Cũng nhƣ mọi lứa tuổi, NCT cần phải đƣợc đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần cần thiết. Song bên cạnh đó còn có những nhu cầu đặc biệt cần quan tâm hơn nhƣ:

Nhu cầu về chế độ ăn uống, ở phù hợp thuận tiện,... [47, tr.106].

Nhu cầu an toàn cho cuộc sống: Đây là nhu cầu quan trọng của NCT lúc này họ đang trong giai đoạn cuối của cuộc đời. Giai đoạn của sự thoái hóa tự nhiên của con ngƣời. Sự thoái hóa này không những chỉ ảnh hƣởng về mặt thể chất mà cả về mặt tâm lý. Vì vậy đối với những NCT, việc chăm sóc sức khỏe là vô cùng cần thiết. Từ chế độ ăn uống, sinh hoạt, khám chữa bệnh, phòng bệnh đến môi trƣờng sống lành mạnh, ít căng thẳng... [47, tr.106].

Một nhu cầu cơ bản và quan trọng nhất ở NCT là đƣợc tôn trọng và đƣợc chấp nhận, quý mến. Cho dù họ không còn trực tiếp đóng góp cho gia đình và xã hội nữa nhƣng họ vẫn cần có sự chấp nhận của xã hội, của gia đình về những kinh nghiệm trong quá khứ của họ, về khả năng và tính tự lập rằng, họ không phải là những ngƣời thừa vô ích trong xã hội mà ngƣợc lại, họ vẫn còn quan trọng đối với xã hội, nhất là đối với những ngƣời thân [47, tr.106].

Hơn bao giờ hết, NCT rất cần mối quan hệ mật thiết với những ngƣời thân trong gia đình nhƣ: con, cháu, vợ chồng.... và với xã hội và bạn bè (nhu cầu xã hội – nhu cầu giao lƣu tình cảm). Nếu thiếu những mối quan hệ này, ngƣời già dễ nảy sinh cảm giác cô đơn và đôi khi có thể tăng thêm trong quá trình lão hóa [47, tr.106].

Nhƣ vậy, tác giả nghiên cứu đề tài khi làm việc với NCT tại cộng đồng cần biết đánh giá những nhu cầu của NCT để có thể cung cấp dịch vụ đáp ứng một cách phù hợp và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)