Phần 2 NỘI DUNG CHÍNH
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.5 Khái niệm nhân viên công tác xã hội
Trong giáo dục đào tạo cũng nhƣ trong hoạt động thực tiễn ngành CTXH, khái niệm nhân viên CTXH thƣờng đƣợc sử dụng khác nhau: cán bộ xã hội, nhân viên xã hội, nhân viên công tác xã hội. Thuật ngữ cán bộ xã hội, nhân viên xã hội dễ nhầm lẫn với những cán bộ, những nhân viên làm việc trên các lĩnh vực xã hội khác nhau.
Theo Hiệp hội quốc tế nhân viên công tác xã hội IASSW thì nhân viên CTXH: “Nhân viên công tác xã hội là những người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội, họ có nhiệm vụ trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường, tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”.
Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, trong tác phẩm “Đổi mới Công tác xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Lý luận và thực tiễn”, xuất bản năm 2013, đã viết “Nhân viên Công tác xã hội được hiểu là những người làm việc liên quan đến các hoạt động Công tác xã hội tại các tổ chức, đơn vị của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và các ngành như ý tế, giáo dục, đoàn thể... từ cấp trung ương tới địa phương”.
Tóm lại, nhân viên CTXH là người được đào tạo một cách bài bản về mặt chuyên môn và các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Nhân viên CTXH không chỉ hướng vào các nhóm đối tượng yếu thế mà còn xây dựng những chương trình, những giải pháp chiến lược nhằm bảo vệ cả cộng đồng dân cư. Họ luôn đặt lợi ích của thân chủ lên cao nhất và cố gắng giúp đỡ thân chủ đạt được mục tiêu mà họ đặt ra. Tuy nhiên, nhân viên CTXH chỉ là người cùng thảo luận và giải thích các phương án có điểm nào tốt, điểm nào hạn chế, còn quyết định cuối cùng vẫn thuộc về thân chủ chứ nhân viên CTXH không làm hộ làm thay.
Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả đi tìm hiểu, phân tích và đánh giá vai trò, những thuận lợi và khó khăn, trở ngại trong việc thực hiện vai trò của nhân viên CTXH trong hoạt động hỗ trợ, chăm sóc và phát huy vị trí, vai trò của NCT trong gia đình và xã hội tại địa bàn Thị trấn Neo.