tổng chi tiêu của hộ gia đình cao tuổi. Khi tuổi càng tăng lên thì nguồn thu nhập từ sản xuất, kinh doanh của NCT càng giảm do khả năng lao động ngày càng thấp. Vì thế, nếu các nguồn thu nhập có tính dự phòng nhƣ hƣu trí hoặc có tính chống và khắc phục rủi ro nhƣ trợ cấp xã hội… quá thấp sẽ khiến cho việc đảm bảo mức sống của NCT trở nên càng khó khăn hơn [44]. Thu nhập là một trong tiêu chí cơ bản để đánh giá mức sống của con ngƣời nói chung và NCT nói riêng. Thu nhập của NCT có thể từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có hoạt động tích lũy cho tuổi già.
Bảng 2.9. Nguồn thu nhập chính của NCT Nguồn Nguồn
thu chính
Lao động sản xuất
của bản thân Trợ cấp xã hội Lƣơng hƣu Trợ cấp mất sức
Trợ giúp anh em, con cháu
Tiết kiệm từ trƣớc Khác
Tần số 90 11 24 4 77 79 18
% 60,0 7,3 16,0 2,7 51,3 52,7 12,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng NCT, TT. Neo – Yên Dũng – Bắc Giang, 8 – 2014)
Nói tới hoạt động kinh tế của NCT, theo chúng tôi, trƣớc hết là nói tới việc tạo thu nhập, một yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng quyết định tới việc NCT ở đâu, độc lập hay hoàn toàn bị phụ thuộc vào gia đình, vào trợ cấp của xã hội [34]. Nguồn thu nhập chính của NCT tại Thị trấn Neo khá đa dạng. Theo nhƣ điều tra, nguồn sống của NCT chủ yếu xuất phát từ lao động sản xuất hàng ngày (chiếm 60,0%). Mặc dù NCT không còn nhiều sức khỏe nhƣ trƣớc nhƣng về mặt tâm lý học, việc họ còn có thể làm việc, kiếm thêm thu nhập đỡ đần cho con cái là một sự khích lệ, động viên đối với bản thân mỗi cụ. Mặt khác, do điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn. Vì vậy, mặc dù tuổi đã cao song nhiều NCT vẫn có nhu cầu làm việc để có thêm thu nhập, phụ giúp con cái, đồng thời để chính họ thấy rằng mình sống có ích. Việc chủ động về nguồn tài chính sẽ giúp bản thân trang trải các nhu cầu cơ bản cũng
nhƣ hỗ trợ con cái mƣu sinh. Một chia sẻ của NCT: “Năm trước đây tôi vẫn nuôi vài con gà, trồng mấy luống rau thỉnh thoảng đi bán, có đồng ra đồng vào. Còn sức khỏe còn phải làm, làm cho vui chân vui tay nữa cô ạ. Nhưng từ đầu năm trở lại đây, ông nhà tôi mất hơn nữa không còn khỏe như xưa các con không cho làm nữa. Giờ chủ yếu là ở nhà trông nhà trông cửa cho các cháu. Tôi được trợ cấp người già, mỗi tháng nhà nước cũng cho 270.000đ,
thỉnh thoảng con cháu cho vài đồng tiêu vặt” (PVS, NCT, nữ giới, 80 tuổi). Tiếp sau đó là là tích lũy từ lao động của NCT lúc còn trẻ dƣới dạng bảo hiểm hƣu trí, tiết kiệm hoặc vật chất khác (chiếm 52,7%). Ngoài nguồn thu nhập tự bản thân làm ra, tích lũy từ trƣớc NCT có nhận sự hỗ trợ của ngƣời thân trong gia đình là anh em, con cháu (chiếm 51,7%). Nhƣ vậy, tài chính do anh em, con cháu trợ cấp vẫn đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên sự hỗ trợ đó cũng không thƣờng xuyên bởi tâm lý của các cụ luôn ngại phiền con cháu và ngƣời thân, do đó ít nhiều ảnh hƣởng đến nguồn thu nhập cũng nhƣ chi tiêu hằng ngày dẫn đến không đảm bảo về chất lƣợng cuộc sống.
Ngoài ra còn có các khoản thu nhập khác nhau nhƣ: Từ lƣơng hƣu là 16,0%, trợ cấp xã hội 7,3%; trợ cấp mất sức 2,7%; thu nhập từ nguồn khác là 20,0%. Thông thƣờng, NCT sẽ có thêm một khoản thu nhập từ lƣơng hƣu hoặc đƣợc hỗ trợ từ chính quyền hay hƣởng theo chính sách Nhà nƣớc. Tuy nhiên, NCT tại địa phƣơng phần lớn là lao động nông thôn nên khoản lƣơng hƣu hầu nhƣ không có. Họ cũng không thƣờng xuyên nhận đƣợc các khoản hỗ trợ theo chính sách của Nhà nƣớc dành cho NCT hoặc từ nguồn ngân sách của địa phƣơng. Chỉ khi gia đình đƣợc công nhận là hộ nghèo hoặc NCT từ đủ 80 tuổi trở lên.
Như vậy, có thể thấy thu nhập của NCT có thể bắt nguồn từ 3 nguồn cơ bản sau đây: Từ lao động sản xuất hàng ngày của ngƣời cao tuổi; Tích lũy từ lao động của ngƣời cao tuổi lúc còn trẻ dƣới dạng bảo hiểm hƣu trí, tiết kiệm hoặc vật chất khác; Từ nguồn trợ cấp của anh em, con cái hoặc trợ cấp của Nhà nƣớc (cho các cụ già cô đơn không nơi nƣơng tựa).
2.2.2.5. Mức thu nhập trung bình/tháng của NCT Bảng 2.10. Mức thu nhập trung bình/tháng Mức thu nhập trung bình/tháng Tần số % <500 nghìn đồng 37 24,6 Từ 500 - 1 triệu đồng 61 40,7 Từ 1 triệu - 1,5 triệu đồng 25 16,7 Từ 1,5 triệu - 2 triệu đồng 12 8,0 >2triệu đồng 15 10,0 Tổng 150 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng NCT, TT. Neo – Yên Dũng – Bắc Giang, 8 – 2014)
Tuy một tỷ lệ lớn NCT đang tham gia hoạt động kinh tế song thu nhập của NCT hiện nay còn thấp dƣới 500 nghìn đồng (chiếm 24,6%), 40,7% NCT có khoản thu nhập khoản thu nhập từ 500 - 1 triệu/tháng, 16,7% có khoản thu nhập từ 1triệu – 1,5triệu/tháng, 8,0% có khoảng thu nhập từ 1,5 triệu – 2 triệu/tháng và tỷ lệ NCT có thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng chiếm 10,0%. Nhƣ vậy, thu nhập bình quân của NCT trên địa bàn thị trấn tƣơng đối ổn định, đã phần nào đảm bảo đƣợc cuộc sống tối thiểu hàng ngày của các cụ. Tuy nhiên, đa số NCT hiện nay trên địa bàn nghiên cứu là thế hệ sinh ra trong thời kỳ thuộc địa phong kiến, nhiều ngƣời tham gia các cuộc đấu tranh giữ nƣớc, xây dựng đất nƣớc, đƣợc trƣởng thành, thử thách, tôi luyện trong các cuộc kháng chiến. Do sinh ra và trƣởng thành trong điều kiện hết sức khó khăn, vì vậy, họ không có điều kiện bảo sức khỏe và tích lũy vất chất cho họ chính vì vậy khi đất nƣớc chuyển đổi sang cơ chế thị trƣờng, họ là những ngƣời đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thích nghi với nhiều thay đổi chƣa từng có trƣớc đây. Chăm sóc đời sống vật chất nói chung và ổn định thu nhập cho NCT nói riêng không chỉ là trách nhiệm của NCT, gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Vì vậy, trong quá trình hỗ trợ cho NCT nhân viên CTXH cần lƣu ý ổn định mức thu nhập cho NCT ngoài các nguồn thu nhập hiện có thông qua các hình thức khác nhau nhƣ: tạo việc làm cho NCT,
cung cấp kiến thức kinh tế hộ gia đình, tiếp cận với các nguồn tín dụng... phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập để NCT đảm bảo cho cuộc sống của mình.
2.2.2.6. Mức độ chi phí của NCT từ thu nhập hàng tháng
Biểu đồ 2.3. Mức độ chi phí của NCT từ thu nhập hàng tháng
10% 72% 18% Rất đủ Đủ chi tiêu Không đủ Đi sâu nghiên cứu, đa số NCT tại địa phƣơng đều có nhu cầu đƣợc làm việc để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, thu nhập hiện nay của họ đều rất thấp, đời sống của họ còn nhiều khó khăn. Nếu đánh giá chung về đời sống của NCT, theo kết quả khảo sát có 9,3% NCTcho rằng mức độ chi phí của NCT từ thu nhập hàng tháng rất đủ, 72,0% cho rằng đủ, 18,0% cho rằng không đủ. Nhƣ vậy, chúng ta có thể nhận thấy NCT trên địa bàn Thị trấn Neo có mức thu nhập trung bình so với mặt bằng chung thu nhập chung. Với mức thu nhập đó đối với NCT chỉ đủ chi trả cuộc sống khá đắt đỏ nơi đô thị, nhiều NCT phải tìm đến sự trợ giúp của con cháu hoặc vẫn phải làm việc để có thể chi trả cuộc sống hàng ngày. Đây có thể đƣợc coi là một trong những khó khăn của NCT tại địa bàn Thị trấn nói riêng và NCT nói chung.
2.2.3. Quan hệ xã hội và nhu cầu được quan tâm, tôn trọng
Theo quan niệm về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới muốn tăng cƣờng sự thoải mái về mặt tâm lý và thể chất thì việc duy trì các quan hệ xã hội trong quãng đời của tuổi xế chiều có tính chất vô cùng quan trọng. Ngƣời ta nhận thấy việc giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội gắn liền với sự giảm
nguy cơ bệnh tim - mạch, nguy cơ suy giảm chức năng và tử vong. Tình cảm bạn bè và tƣơng tác xã hội góp phần làm cho cảm xúc đƣợc phong phú, mang lại sự thoải mái và niềm hạnh phúc cho con ngƣời. Nhiều nghiên cứu cho thấy các NCT có nhiều mối dây liên lạc xã hội dƣờng nhƣ ít bị suy giảm khả năng cơ thể và nhận thức sau khi đã đƣợc điều chỉnh tình trạng sức khỏe và chức năng. Một số nghiên cứu khác cũng nhận thấy những ngƣời có màng lƣới quan hệ xã hội rộng lớn và thƣờng xuyên tiếp xúc với các thành viên trong màng lƣới đó thƣờng có tốc độ suy giảm chức năng chậm hơn cũng nhƣ có thể sống lâu hơn. Nhƣ vậy mức độ thấp trong hòa nhập xã hội, ví dụ cách biệt với cộng đồng có thể là một yếu tố nguy cơ lớn đối với tử vong; đây là yếu tố độc lập đối với các yếu tố nguy cơ khác về mặt y - sinh học và ứng xử. Tất nhiên các mối quan hệ xã hội nói chung phần lớn mang tính tích cực nhƣng cũng có khi gây tác động khó dự đoán đối với một số NCT. Có ba mặt của quan hệ xã hội đã đƣợc xác định là hỗ trợ cơ cấu, hỗ trợ xã hội và hỗ trợ tiêu cực. Đây là điều cần cân nhắc trƣớc từng trƣờng hợp, hoàn cảnh cụ thể, căn cứ vào việc lƣợng giá đúng thực trạng của từng đối tƣợng NCT [19].
2.2.3.1. Thời gian NCT dành thăm hỏi họ hàng/bạn bè/hàng xóm
Bảng 2.11. Thời gian NCT dành thăm hỏi họ hàng/bạn bè/hàng xóm và đƣợc họ hàng/bạn bè/hàng xóm tới thăm Thời gian NCT dành thăm hỏi họ hàng/bạn bè/hàng xóm Gặp gỡ hàng ngày Một vài lần/tuần Một vài lần/tháng Không gặp gỡ/thăm hỏi Tổng Tần số 68 62 18 2 150 % 45,3 41,3 12,0 1,4 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng NCT, TT. Neo – Yên Dũng – Bắc Giang, 8 – 2014)
Việc thăm hỏi họ hàng, bạn bè, hàng xóm và đƣợc họ tới thăm không ngoài mục đích quan trọng là hỏi thăm hay chia sẻ. Thông qua việc trò chuyện hàng ngày tạo nên sợi dây gắn kết, hỗ trợ về mặt tinh thần đối với NCT. Theo kết quả điều tra, có 45,3% gặp gỡ hàng ngày; 41,3% gặp gỡ một vài lần/tuần;
12,0% gặp gỡ một vài lần/tháng. Tuy nhiên, cũng có một tỷ lệ nhỏ NCT có mối quan hệ hẹp (chiếm 1,4%). Một xu hƣớng của đại đa số NCT là tìm lại chính mình trong hoài niệm. Để giải tỏa những ƣu phiền thƣờng nhật trong cuộc sống hiện tại, NCT thƣờng thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xƣa, tham gia Hội Cựu chiến binh... Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng nhƣ hƣớng về cội nguồn: viếng mộ tổ tiên, sƣu tầm cổ vật. NCT thích sống trong cộng đồng: làng xóm, bạn bè, đồng môn, đồng đội. Họ không muốn bị lạc lõng, đứng ngoài lề xã hội Việt Nam, họ còn mong đƣợc góp ý kiến với Đảng và Chính phủ về những vấn đề thời sự nóng bỏng,… Họ thƣờng nhắc đến quá khứ nhiều hơn hiện tại, tự hào về kinh nghiệm sống của mình. Tuy nhiên, họ nhạy bén với cái mới, với sự biến động của lịch sử hay các sự kiện diễn ra hàng ngày. Thông qua những mối quan hệ bạn bè, thông qua trò truyện họ đƣợc thể hiện mình, tìm đƣợc những ngƣời bạn “tâm giao”, tâm sự làm giải tỏa những tâm lý mặc cảm, tự ti của vấn đề lão hóa. Từ đó làm cho NCT an tâm hơn để sống và tham gia vào các hoạt động xã hội. Và đây cũng là một cách thức hiệu quả khi hỗ trợ xã hội về mặt tinh thần với NCT. Đây là một đặc điểm tâm lý quan trọng mà nhân viên CTXH, các cơ quan đoàn thể và gia đình NCT cần nắm đƣợc và có cách ứng xử phù hợp.
2.2.3.2. Số lượng bạn tri ân, tri kỷ của NCT
Giống nhƣ lúc mới sinh và trong thời thơ ấu, NCT không còn tham vọng vật chất và cảm thấy cô đơn rất nhiều. Do vậy khi về già tìm đƣợc những ngƣời bạn tri kỷ là điều rất an ủi và hỗ trợ tinh thần rất tốt cho NCT. Vƣợt qua những tham vọng, buồn vui trong cuộc sống, thậm chí là những mất mát đau thƣơng còn lại trong NCT là cái tình giữa ngƣời với ngƣời. Có những ngƣời bạn tâm đầu ý hợp về quan điểm, sở thích là điều đáng quý, nhất là tình bạn khi tuổi đã cao. Trong đời sống hàng ngày với nhiều biến cố và suy nghĩ tuổi già, tình bằng hữu giúp cho con ngƣời bớt cô đơn hơn. Một tình bạn chân thành giúp cho chúng ta có thể chia sẻ và giãi bày những điều thầm kín và
trăn trở nhất. Mối tâm giao giữa tình bạn già cho con ngƣời thấy cuộc sống tuổi hƣu ấm áp và có ý nghĩa hơn. Nhiều vị tuổi cao cũng có ý nghĩ rằng khi về già, ngoài việc có một sức khỏe tốt, một gia đình êm ấm, thì tình bạn lâu năm là một hành trang quý giá mà họ đã mang theo đƣợc cho tới giai đoạn cuối của cuộc đời.
Bảng 2.12. Số lƣợng bạn tri ân, tri kỷ của NCT Số lƣợng bạn tri ân, tri kỷ của NCT Tần số % Số lƣợng bạn tri ân, tri kỷ của NCT Tần số %
>5 ngƣời 48 32,0
3-4 ngƣời 32 21,3
1-2 ngƣời 23 15,3
Không có 47 31,4
Tổng 150 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng NCT, TT. Neo – Yên Dũng – Bắc Giang, 8 – 2014)
Khi đƣợc hỏi về “Số lượng bạn tri ân, tri kỷ” có 32,0% trong số các cụ có từ trên 5 ngƣời bạn, 21,3% có từ 3 - 4 ngƣời, 15,3% có 1 – 2 ngƣời bạn. Nỗi sợ lớn nhất đối với con ngƣời, nhất là NCT, đó là sự cô đơn. Ngƣời cao tuổi ít có điều kiện tham gia hoạt động xã hội nhƣ lúc còn trẻ. Hơn nữa mâu thuẫn thế hệ nhiều khi đẩy con cái và bố mẹ đến sự xa cách, làm cho NCT cảm thấy cô đơn, cảm thấy mình nhƣ ngƣời thừa trong gia đình. Ngƣời cao tuổi sống bằng kí ức, bằng kỉ niệm, song con cái khó chia sẻ với cha mẹ những điều NCT đã trải qua trƣớc đây. Các câu lạc bộ NCT cũng chỉ thoả mãn phần nào nhu cầu tâm lý của các cụ. Chính những điều này khiến NCT mong muốn có một ngƣời bạn đời, bạn tri kỉ để sống vui vẻ hơn trong nửa sau của cuộc đời. Tuy nhiên, một điều đáng lƣu ý là có gần 1
/3NCT không có bạn thân. Lý do là một số NCT do tuổi tác đã cao, sức khỏe yếu đi lại khó khăn hoặc do đời sống thấp, kinh tế quá khó khăn nên họ phải tiếp tục lao động, không có nhiều thời gian nghỉ ngơi, gặp gỡ, giao lƣu với ngƣời khác.
2.2.3.3. Đối tượng NCT trò chuyện tâm sự
Trò chuyện chia sẻ với NCT có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần và tình cảm của NCT, thêm vào đó mỗi cuộc trò chuyện là một bài tập luyện cho não bộ cực kỳ hiệu quả. Nó kích thích vùng não bộ hoạt động, đặc biệt là vùng não kiểm soát ngôn ngữ và trí nhớ, đồng thời chống lại sự trì trệ của não bộ, đẩy lùi quá trình lão hóa. Việc trò chuyện giống nhƣ một bài tập kỹ năng giao tiếp cho NCT. Nó buộc não bộ phải hoạt động thƣờng xuyên, tiếp nhận thông tin liên tục. Ngoài ra các cơ mặt cũng hoạt động tích cực khi nói chuyện, đặc biệt khi cƣời, điều đó giúp tinh thần thƣ giãn và rất có lợi cho sức khỏe NCT. Đó chính là vũ khí hiệu quả giúp cho NCT chống lại sự lão hóa và suy giảm trí nhớ. “Sự im lặng giống như một dịch bệnh làm hạn chế nhận thức của người già. Đó là con đường nhanh nhất dẫn tơi suy giảm và mất trí nhớ” – Tiến sĩ Martin, Đại học Zurich – Đức.
Bảng 2.13. Đối tƣợng trò chuyện tâm sự của NCT Đối tƣợng trò chuyện tâm sự của NCT Tần số % Đối tƣợng trò chuyện tâm sự của NCT Tần số %
Con trai 44 29,3 Vợ/chồng 52 34,7