Đối tƣợng trò chuyện tâm sự của NCT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 81 - 85)

Đối tƣợng trò chuyện tâm sự của NCT Tần số %

Con trai 44 29,3 Vợ/chồng 52 34,7 Con gái 32 21,3 Con dâu/rể 9 6,0 Bạn bè/đồng nghiệp 5 3,3 Hàng xóm, láng giềng 8 5,4 Ngƣời khác 0 0,0

Không tâm sự, chia sẻ 0 0,0

Tổng 150 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng NCT, TT. Neo – Yên Dũng – Bắc Giang, 8 – 2014)

Theo nhƣ kết quả điều tra cho thấy, ngƣời đầu tiên đƣợc NCT kể đến thƣờng xuyên hỏi han, trò chuyện, chia sẻ nhất là ngƣời bạn đời (chiếm

34,7%). Tuổi xế chiều, tình yêu chồng vợ đậm đà theo năm tháng, họ vẫn thuộc về nhau, hiểu biết và chiều nhau sau bao tháng ngày cùng chung sống, cảm thông và chia sẻ. Ngƣời vợ và ngƣời chồng cũng thể tha thứ, thông cảm

cho nhau những điều chƣa vừa ý và thẳng thắn, khéo léo chia sẻ với nhau những gì có thể đƣợc. Khi còn trẻ, ngƣời vợ chăm chồng, ngọt ngào, chia sẻ khó khăn thiếu thốn với ngƣời chồng thì khi xế chiều, ngƣời vợ vẫn là chỗ dựa vô cùng âu yếm của chồng vì ngƣời chồng về già thƣờng trái tính trái nết hơn ngƣời vợ và dễ suy giảm sức khoẻ hơn nếu tình cảm và tinh thần của các ông bị biến động, các ông rất khó chịu đựng đƣợc nỗi cô đơn... Bà mà mải với con cháu, quên mất ông, để ông lẻ loi , đơn chiếc thì ông dễ ốm đau, bệnh tật, ông nào sức khoẻ tốt, vật chất đầy đủ lại dễ tìm thú vui nơi ngoài tình vợ chồng. Các ông thì, cũng hiểu vợ mình hơn nữa, nhớ những kỷ niệm đẹp đẽ của vợ chồng mà thể tất cho các bà có lúc làm trái ý các ông, cho cửa nhà êm ấm, đỡ phải “Chia nồi” khi có trục trặc, mâu thuẫn.

Tiếp theo là quá trình giao tiếp với ngƣời con trai (chiếm 29,3%), thứ ba ngƣời con gái (chiếm 21,3%). Cũng dễ hiểu với những con số đƣợc kể trên, vì NCT Việt Nam thƣờng sống với ngƣời con trai nên thƣờng xuyên trò chuyện với ngƣời con trai là tất yếu, nhƣng kề sau đó là ngƣời con gái, với xu thế ngày một hiện đại con gái đã kết hôn cũng thƣờng xuyên qua thăm hỏi, trò chuyện với bố mẹ nên mức độ trò chuyện giữa NCT với con gái cũng ngày một tăng lên. Ngoài ra, con dâu, con rể cũng đƣợc NCT nhắc đến (chiếm 6,0%). Nội dung các cuộc trò chuyện của con cháu với NCT xoay quanh những câu chuyện vui, hỏi thăm sức khỏe, ăn uống, chi tiêu trong gia đình, chuyện hàng xóm láng giềng, chuyện họ hàng.... Và đó cũng là dịp để NCT hỏi thăm tình hình sức khỏe, học hành của con cháu cũng nhƣ bộc lộ những mong muốn, nguyện vọng của mình, tìm đƣợc sự đồng cảm với con cháu và phần nào thu hẹo khoảng cách già và trẻ, nhất là giữa ông bà và cháu.

Ngoài gia đình thì những ngƣời hàng xóm là những ngƣời gần nhất với NCT, một số NCT góa bụa và không sống chung với con cái đối với họ có hàng xóm là ngƣời gần gũi nhất để họ trò chuyện, tâm sự, chia sẻ (chiếm 5,4%), theo cụ bà 73 tuổi: “Sống một mình, nên chỉ có tâm sựu, trò chuyện với hàng xóm, ngày nào hai bà cũng tâm sự, chia sẻ những câu chuyện hàng ngày, già rồi nên cần người nói chuyện cho khuây khỏa...”. Thông tin phỏng vấn sâu cho thấy, nội dung các cuộc trò chuyện của NCT với hàng xóm, láng giềng của cụ ông, cụ bà cùng hƣớng tới những vấn đề chung, những sự việc xung quanh những con ngƣời tại nơi ở, hay những vấn đề thời sự, kinh tế, chính trị, xã hội mà các cụ thăm dò đƣợc thông qua những phƣơng tiện thông tin đại chúng, nhƣ báo, đài, tivi, internet... Một chia sẻ của cụ ông, 74 tuổi

“Ông đọc báo hàng ngày, rồi lại bàn luận chính trị với mấy ông hàng xóm, giờ nhiều tin lắm cháu à”. Và theo những gì thu thập đƣợc từ phỏng vấn thì trò chuyện của cụ ông khác với cụ bà, những cụ ông thƣờng trò chuyện với nhau về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội hay ôn lại những kỉ niệm thời chiến tranh...., đối với các cụ bà thì xoay quanh các câu chuyện gia đình, thăm hỏi sức khỏe, trao dổi kinh nghiệm trong chuyện chăm sóc cháu, nội trợ, quần áo... Nhƣng nhìn chung, những cuộc trò chuyện thƣờng làm cho tinh thần NCT cảm thấy đƣợc sảng khoái và yêu cuộc đời hơn.

So với việc trò chuyện với con cháu và những ngƣời hàng xóm thì hoạt động trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp của NCT có tần suất thấp hơn (chiếm 3,3%). Nguyên nhân do việc gặp gỡ giữa NCT với bạn bè, đồng nghiệp cũ không thƣờng xuyên nên mức độ trò chuyện cũng ít hơn, hơn thế nữa NCT càng già thì các quan hệ xã hội càng giảm do tuổi già, sức yếu. Mặc

dù vậy thì những cuộc trò chuyện, gặp gỡ bạn bè làm cho NCT thảo mãn nhu cầu giao tiếp bạn bè, đƣợc tâm sự, chia sẻ với những ngƣời có chung đặc điểm nghề nghiệp, văn hóa xã hội, các vấn đề sức khỏe, gia đình, tin tức về những ngƣời bạn cũ,... Ngoài ra, trò chuyện giúp cho NCT biết đƣợc những thông tin mới mẻ trong đời sống xã hội, làm tăng thêm vốn hiểu biết cho họ.

Nhƣ vậy, hoạt động trò chuyện, thăm hỏi hay chia sẻ những vấn đề quan trọng trong cuộc sống giữa NCT với các thành viên trong gia đình và ngoài gia đình là hoạt động có ý nghĩa quan trọng về mặt tinh thần. Thông qua việc trò chuyện hàng ngày tạo nên sợi dây gắn kết, hỗ trợ về mặt tinh thần đối với NCT.

2.2.3.4. Tâm trạng hàng ngày của NCT

Đối với NCT đời sống tinh thần luôn đƣợc đặt lên hàng đầu, trong cuộc sống của NCT có nhiều yếu tố gia đình và cá nhân tác động đến đời sống tinh thần của NCT, trong đó yếu tố quan trọng nhất là sự hỗ trợ của cha mẹ với con cháu và tình cảm của NCT đối với con cháu và với vợ/chồng mình. Ngƣời Việt Nam luôn có truyền thống hiếu thảo với ông bà cha mẹ, coi việc phụng dƣỡng, hiếu thảo để đền đáp công lao sinh thành dƣỡng dục của ông bà cha mẹ là trách nhiệm, bổn phận của con cháu. Do truyền thống tốt đẹp đó mà gia đình trở thành đơn vị gốc của xã hội, đơn vị đó tồn tại qua nhiều cuộc xáo trộn kinh tế, chính trị của xã hội. NCT có một chỗ dựa nào đó trong cái đơn vị gốc này. Với những ngƣời thiếu may mắn, không con cái, thì vẫn có thể nhờ cậy vào bà con nội ngoại. Cũng do truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà cuộc sống chung giữa NCT và ngƣời trẻ dƣới mái ấm một gia đình thƣờng rất hài hòa và ổn định. Điều đó nó có ảnh hƣởng rất lớn đến tâm trạng NCT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)