Số lần khám sức khỏe định kỳ trong một năm của NCT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 62 - 63)

Số lần khám trong 1 năm Tần số % 1 lần 9 6,0 2 lần 41 27,3 > 3 lần 70 46,7 Không cần thiết 22 14,7 Khác 8 5,3 Tổng 150 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng NCT, TT. Neo – Yên Dũng – Bắc Giang, 8 – 2014)

Khi hỏi về nhu cầu khám sức khỏe định kỳ trong năm có tới 46,7% các cụ cho rằng cần khám 3 lần/năm, 27,3% các cụ cần khám 2 lần/năm và 6,0% cho rằng khám 1 lần/năm là đủ. Điều đặc biệt 20,0% còn lại trong số các cụ cho rằng việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm là không cần thiết hoặc là chỉ đi khám khi gặp những vấn đề về sức khỏe. Các lý do NCT không đi khám sức khỏe định kỳ: không có nhu cầu, không có tiền, sợ tốn kém, phát hiện bệnh hoặc ngại khổ con cháu trông nom… NCT kiểm tra sức khỏe định kỳ chủ yếu là khám theo BHYT đã đƣợc cấp, tuy nhiên BHYT do có mức độ nên nếu khám số lƣợng thuốc phát cũng hạn chế. Lý giải cho vấn đề này một NCT chia sẻ: “Tôi có bệnh về huyết áp, nhưng không muốn đi khám bởi tôi ngại làm phiền đến con cháu và nghĩ đi khám bệnh có khi lại phát hiện ra thêm bệnh gì, tự dưng mua thêm lo nghĩ vào người. Đang khoẻ thế này, chỉ có mỗi tăng huyết áp giờ đi khám mà phát hiện bệnh nan y thì có phải là mua lo vào người không. Hơn nữa, mình thì già rồi, bệnh có chữa khỏi được thì lại có bệnh khác, đi khám chỉ tốn tiền. Con cái lại đều bận rộn nên tôi cũng ngại nhờ con đưa đi khám” (PVS, NCT, nữ giới, 70 tuổi).

Đối với NCT, cơ thể bị lão hóa nên việc khám chữa bệnh thƣờng xuyên là điều kiện tốt để theo dõi và điều trị thời các bệnh. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề đảm bảo cho NCT đƣợc đi khám chữa bệnh thƣờng xuyên tại địa phƣơng còn chƣa đƣợc quan tâm, chỉ có nhóm NCT về hƣu, hƣởng các chế độ ngƣời có công, thƣơng, bệnh binh mới đƣợc khám chữa bệnh tốt hơn so với các

nhóm khác thông qua sự hỗ trợ của nhà nƣớc. Gần đây nhóm NCT cô đơn không nơi nƣơng tựa, NCT nghèo ở địa phƣơng đƣợc cấp phát thẻ khám và chữa bệnh miễn phí hoặc thẻ bảo hiểm y tế. Nhƣng số NCT đƣợc hƣởng chế độ này còn rất ít và hiệu quả của việc khám, chữa bệnh cho NCT rất hạn chế. Nhƣ vậy, nhìn chung nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở nhóm NCT này hiện còn lớn và phần đông chƣa đƣợc đáp ứng. Nguyên nhân chủ yếu là hệ thống cơ sở còn yếu và thiếu, cụ thể là thiếu thuốc men và các trang thiết bị khám chữa bệnh. Mặc dù, với chủ trƣơng xã hội hóa công tác y tế tạo điều kiện cho mọi thành phần tổ chức xã hội có năng lực tham gia phát triển y tế cộng đồng trong đó có y tế cho NCT. Nhƣng hiện nay y tế tƣ nhân mới bƣớc đầu phát triển, chi phí khám chữa bệnh còn cao, NCT do thu nhập thấp khó tiếp cận đến với các dịch vụ y tế này.

Nhƣ vậy, từ phân tích trên cho thấy có phần không nhỏ NCT chƣa có thói quen khám sức khỏe định kỳ, vì vậy khi phát hiện bệnh thƣờng ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị đặc biệt khó khăn. Xuất phát từ thực tế đòi hỏi nhân viên CTXH cần phải nâng cao nhận thức, bổ sung kiến thức cũng nhƣ kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe cho NCT trên địa bàn thị trấn là vô cùng quan trọng và có tính cấp thiết.

2.2.1.3. Việc thường làm của NCT khi ốm/đau bệnh tật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)