Phần 2 NỘI DUNG CHÍNH
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.2 Khái niệm người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau, cách nhìn khác nhau về NCT. Trƣớc đây, ngƣời ta thƣờng dùng thuật ngữ “Người già” để chỉ những ngƣời có tuổi. Hiện nay, thuật ngữ “Người cao tuổi” ngày càng đƣợc sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “Người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng.
Theo quan điểm Y học: Ngƣời cao tuổi là ngƣời đang ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể. Quan điểm Y học nhìn nhận NCT ở khía cạnh thể chất của con ngƣời.
Một cách phân chia khác đƣợc xác định dựa trên độ tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi này mang tính tƣơng đối, có sự khác biệt theo thời gian và các vùng lãnh thổ. Ngƣời cao tuổi là ngƣời thuộc độ tuổi nhất định nào đó đƣợc thừa nhận bởi các thành viên trong xã hội. Một số quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhƣ Nhật Bản, Pháp, Đức, Thụy Điển... một ngƣời đƣợc xem là ngƣời già khi họ 65 tuổi. Ở một số nƣớc khác nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ... những ngƣời từ 60 tuổi trở lên đƣợc coi là NCT. Quy định ở mỗi nƣớc có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của ngƣời dân ở các nƣớc khác nhau. Những nƣớc có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của ngƣời dân cũng đƣợc nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thƣờng đến muộn hơn. Vì vậy, quy định về tuổi của các nƣớc đó cũng khác nhau.
Việc xác định độ tuổi cao tuổi còn phụ thuộc vào chính sách cũng nhƣ nguồn lực để thực hiện các chính sách của mỗi quốc gia. Vì lý do đó, nhiều ý kiến cho rằng, NCT Việt Nam đƣợc xác định từ 80 tuổi trở lên, vì trong hệ thống chính sách Việt Nam, NCT từ 80 trở lên mới đƣợc hƣởng các dịch vụ và trợ giúp xã hội.
Trên phạm vi toàn thế giới, năm 1992 Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thống nhất quy định những công dân từ 60 tuổi trở lên đƣợc tính là ngƣời già.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Ngƣời cao tuổi phải từ 65 tuổi trở lên. Ở Việt Nam, Luật Người cao tuổi đƣợc Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm 2009 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01 tháng 07 năm 2010 quy định tại điều 2: Ngƣời cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.
Nhƣ vậy, mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực lại có những quan niệm khác nhau về NCT. Công tác xã hội nhìn nhận NCT theo pháp luật, chính sách. Đồng thời, với cách thức đặc thù: NCT với những thay đổi tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống. Do đó, NCT là một trong những nhóm dễ bị tổn thƣơng và có nhu cầu cần sự trợ giúp của CTXH nói chung và của nhân viên CTXH nói riêng [20, tr.8].
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tiến hành nghiên cứu với những NCT ở các lứa tuổi khác nhau từ 60 đến 80 tuổi, nghề nghiệp khác nhau tại cộng đồng để từ đó tác giả có thể đánh giá đƣợc đƣợc những nhu cầu cơ bản; vị trí, vai trò, những lĩnh vực hoạt động sống của NCT... Đồng thời khai thác thế mạnh của NCT để phát huy vị trí, vai trò của NCT tiếp tục cống hiến cho gia đình và xã hội, cho sự nghiệp phát triển của đất nƣớc.