Phần 2 NỘI DUNG CHÍNH
3.1.5. Người tạo môi trường thuận lợi
Mỗi cá nhân là một hệ thống chịu ảnh hƣởng và sự tác động từ những hệ thống xung quanh. Công tác xã hội chú ý đến mối quan hệ giữa con ngƣời với các hệ thống xung quanh. Tạo môi trƣờng thuận lợi trong CTXH đƣợc thực hiện qua việc cải thiện và nâng cao chất lƣợng trong mối quan hệ giữa con ngƣời và hệ thống xung quanh. Ngƣời cao tuổi cũng tƣơng tác và chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ từ gia đình, các tổ chức xã hội. Vì thế, trong tiến trình CTXH với NCT cần chú ý đến các hệ thống xung quanh NCT: Gia đình, hội hƣu trí, các câu lạc bộ CTXH… Nhân viên CTXH cần tác động và làm thay đổi các hệ thống đó để tạo ra môi trƣờng thuận lợi nhất phục vụ NCT giải quyết các vấn đề của bản thân cũng nhƣ những hoạt động phù hợp với nhu cầu của bản thân và sự mong đợi của xã hội.
Gia đình là một thiết chế quan trọng đối với mọi cá nhân trong đó có NCT. Ngày nay, do ảnh hƣởng của sự thay đổi điều kiện kinh tế – xã hội, gia đình cũng có sự biến đổi về nhiều mặt nhƣ cấu trúc, quy mô, văn hóa… và sự thay đổi đó có ảnh hƣởng sâu sắc đến NCT. Nhịp sống công nghiệp làm cho con ngƣời ít quan tâm đến nhau, sự thiếu quan tâm của con cháu, sự mâu thuẫn và xung đột về tƣ tƣởng giữa các thế hệ… làm cho NCT cảm thấy bị cô lập, cảm giác không đƣợc quan tâm. Đó là nguyên nhân nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực ở NCT. Chính vì thế, trong tiến trình CTXH với NCT, nhân viên CTXH cần quan tâm đến việc huy động các nguồn lực hỗ trợ từ gia đình thông qua cải thiện các mối quan hệ, thúc đẩy sự quan tâm của các cá nhân trong gia đình NCT… để NCT có thêm các nguồn lực hỗ trợ, có thêm các điều kiện thuận lợi để tự lực vƣơn lên, giải quyết triệt để các vấn đề của cá nhân và đạt đƣợc những giá trị xã hội nhƣ mong đợi của họ [20, tr.75].