Phần 2 NỘI DUNG CHÍNH
2.2. Đánh giá thực trạng chất lƣợng chăm sóc và nhu cầu hỗ trợ của ngƣời cao
2.2.3. Quan hệ xã hội và nhu cầu được quan tâm, tôn trọng
Theo quan niệm về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới muốn tăng cƣờng sự thoải mái về mặt tâm lý và thể chất thì việc duy trì các quan hệ xã hội trong quãng đời của tuổi xế chiều có tính chất vô cùng quan trọng. Ngƣời ta nhận thấy việc giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội gắn liền với sự giảm
nguy cơ bệnh tim - mạch, nguy cơ suy giảm chức năng và tử vong. Tình cảm bạn bè và tƣơng tác xã hội góp phần làm cho cảm xúc đƣợc phong phú, mang lại sự thoải mái và niềm hạnh phúc cho con ngƣời. Nhiều nghiên cứu cho thấy các NCT có nhiều mối dây liên lạc xã hội dƣờng nhƣ ít bị suy giảm khả năng cơ thể và nhận thức sau khi đã đƣợc điều chỉnh tình trạng sức khỏe và chức năng. Một số nghiên cứu khác cũng nhận thấy những ngƣời có màng lƣới quan hệ xã hội rộng lớn và thƣờng xuyên tiếp xúc với các thành viên trong màng lƣới đó thƣờng có tốc độ suy giảm chức năng chậm hơn cũng nhƣ có thể sống lâu hơn. Nhƣ vậy mức độ thấp trong hòa nhập xã hội, ví dụ cách biệt với cộng đồng có thể là một yếu tố nguy cơ lớn đối với tử vong; đây là yếu tố độc lập đối với các yếu tố nguy cơ khác về mặt y - sinh học và ứng xử. Tất nhiên các mối quan hệ xã hội nói chung phần lớn mang tính tích cực nhƣng cũng có khi gây tác động khó dự đoán đối với một số NCT. Có ba mặt của quan hệ xã hội đã đƣợc xác định là hỗ trợ cơ cấu, hỗ trợ xã hội và hỗ trợ tiêu cực. Đây là điều cần cân nhắc trƣớc từng trƣờng hợp, hoàn cảnh cụ thể, căn cứ vào việc lƣợng giá đúng thực trạng của từng đối tƣợng NCT [19].
2.2.3.1. Thời gian NCT dành thăm hỏi họ hàng/bạn bè/hàng xóm
Bảng 2.11. Thời gian NCT dành thăm hỏi họ hàng/bạn bè/hàng xóm và đƣợc họ hàng/bạn bè/hàng xóm tới thăm Thời gian NCT dành thăm hỏi họ hàng/bạn bè/hàng xóm Gặp gỡ hàng ngày Một vài lần/tuần Một vài lần/tháng Không gặp gỡ/thăm hỏi Tổng Tần số 68 62 18 2 150 % 45,3 41,3 12,0 1,4 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng NCT, TT. Neo – Yên Dũng – Bắc Giang, 8 – 2014)
Việc thăm hỏi họ hàng, bạn bè, hàng xóm và đƣợc họ tới thăm không ngoài mục đích quan trọng là hỏi thăm hay chia sẻ. Thông qua việc trò chuyện hàng ngày tạo nên sợi dây gắn kết, hỗ trợ về mặt tinh thần đối với NCT. Theo kết quả điều tra, có 45,3% gặp gỡ hàng ngày; 41,3% gặp gỡ một vài lần/tuần;
12,0% gặp gỡ một vài lần/tháng. Tuy nhiên, cũng có một tỷ lệ nhỏ NCT có mối quan hệ hẹp (chiếm 1,4%). Một xu hƣớng của đại đa số NCT là tìm lại chính mình trong hoài niệm. Để giải tỏa những ƣu phiền thƣờng nhật trong cuộc sống hiện tại, NCT thƣờng thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xƣa, tham gia Hội Cựu chiến binh... Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng nhƣ hƣớng về cội nguồn: viếng mộ tổ tiên, sƣu tầm cổ vật. NCT thích sống trong cộng đồng: làng xóm, bạn bè, đồng môn, đồng đội. Họ không muốn bị lạc lõng, đứng ngoài lề xã hội Việt Nam, họ còn mong đƣợc góp ý kiến với Đảng và Chính phủ về những vấn đề thời sự nóng bỏng,… Họ thƣờng nhắc đến quá khứ nhiều hơn hiện tại, tự hào về kinh nghiệm sống của mình. Tuy nhiên, họ nhạy bén với cái mới, với sự biến động của lịch sử hay các sự kiện diễn ra hàng ngày. Thông qua những mối quan hệ bạn bè, thông qua trò truyện họ đƣợc thể hiện mình, tìm đƣợc những ngƣời bạn “tâm giao”, tâm sự làm giải tỏa những tâm lý mặc cảm, tự ti của vấn đề lão hóa. Từ đó làm cho NCT an tâm hơn để sống và tham gia vào các hoạt động xã hội. Và đây cũng là một cách thức hiệu quả khi hỗ trợ xã hội về mặt tinh thần với NCT. Đây là một đặc điểm tâm lý quan trọng mà nhân viên CTXH, các cơ quan đoàn thể và gia đình NCT cần nắm đƣợc và có cách ứng xử phù hợp.
2.2.3.2. Số lượng bạn tri ân, tri kỷ của NCT
Giống nhƣ lúc mới sinh và trong thời thơ ấu, NCT không còn tham vọng vật chất và cảm thấy cô đơn rất nhiều. Do vậy khi về già tìm đƣợc những ngƣời bạn tri kỷ là điều rất an ủi và hỗ trợ tinh thần rất tốt cho NCT. Vƣợt qua những tham vọng, buồn vui trong cuộc sống, thậm chí là những mất mát đau thƣơng còn lại trong NCT là cái tình giữa ngƣời với ngƣời. Có những ngƣời bạn tâm đầu ý hợp về quan điểm, sở thích là điều đáng quý, nhất là tình bạn khi tuổi đã cao. Trong đời sống hàng ngày với nhiều biến cố và suy nghĩ tuổi già, tình bằng hữu giúp cho con ngƣời bớt cô đơn hơn. Một tình bạn chân thành giúp cho chúng ta có thể chia sẻ và giãi bày những điều thầm kín và
trăn trở nhất. Mối tâm giao giữa tình bạn già cho con ngƣời thấy cuộc sống tuổi hƣu ấm áp và có ý nghĩa hơn. Nhiều vị tuổi cao cũng có ý nghĩ rằng khi về già, ngoài việc có một sức khỏe tốt, một gia đình êm ấm, thì tình bạn lâu năm là một hành trang quý giá mà họ đã mang theo đƣợc cho tới giai đoạn cuối của cuộc đời.
Bảng 2.12. Số lƣợng bạn tri ân, tri kỷ của NCT Số lƣợng bạn tri ân, tri kỷ của NCT Tần số % Số lƣợng bạn tri ân, tri kỷ của NCT Tần số %
>5 ngƣời 48 32,0
3-4 ngƣời 32 21,3
1-2 ngƣời 23 15,3
Không có 47 31,4
Tổng 150 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng NCT, TT. Neo – Yên Dũng – Bắc Giang, 8 – 2014)
Khi đƣợc hỏi về “Số lượng bạn tri ân, tri kỷ” có 32,0% trong số các cụ có từ trên 5 ngƣời bạn, 21,3% có từ 3 - 4 ngƣời, 15,3% có 1 – 2 ngƣời bạn. Nỗi sợ lớn nhất đối với con ngƣời, nhất là NCT, đó là sự cô đơn. Ngƣời cao tuổi ít có điều kiện tham gia hoạt động xã hội nhƣ lúc còn trẻ. Hơn nữa mâu thuẫn thế hệ nhiều khi đẩy con cái và bố mẹ đến sự xa cách, làm cho NCT cảm thấy cô đơn, cảm thấy mình nhƣ ngƣời thừa trong gia đình. Ngƣời cao tuổi sống bằng kí ức, bằng kỉ niệm, song con cái khó chia sẻ với cha mẹ những điều NCT đã trải qua trƣớc đây. Các câu lạc bộ NCT cũng chỉ thoả mãn phần nào nhu cầu tâm lý của các cụ. Chính những điều này khiến NCT mong muốn có một ngƣời bạn đời, bạn tri kỉ để sống vui vẻ hơn trong nửa sau của cuộc đời. Tuy nhiên, một điều đáng lƣu ý là có gần 1
/3NCT không có bạn thân. Lý do là một số NCT do tuổi tác đã cao, sức khỏe yếu đi lại khó khăn hoặc do đời sống thấp, kinh tế quá khó khăn nên họ phải tiếp tục lao động, không có nhiều thời gian nghỉ ngơi, gặp gỡ, giao lƣu với ngƣời khác.
2.2.3.3. Đối tượng NCT trò chuyện tâm sự
Trò chuyện chia sẻ với NCT có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần và tình cảm của NCT, thêm vào đó mỗi cuộc trò chuyện là một bài tập luyện cho não bộ cực kỳ hiệu quả. Nó kích thích vùng não bộ hoạt động, đặc biệt là vùng não kiểm soát ngôn ngữ và trí nhớ, đồng thời chống lại sự trì trệ của não bộ, đẩy lùi quá trình lão hóa. Việc trò chuyện giống nhƣ một bài tập kỹ năng giao tiếp cho NCT. Nó buộc não bộ phải hoạt động thƣờng xuyên, tiếp nhận thông tin liên tục. Ngoài ra các cơ mặt cũng hoạt động tích cực khi nói chuyện, đặc biệt khi cƣời, điều đó giúp tinh thần thƣ giãn và rất có lợi cho sức khỏe NCT. Đó chính là vũ khí hiệu quả giúp cho NCT chống lại sự lão hóa và suy giảm trí nhớ. “Sự im lặng giống như một dịch bệnh làm hạn chế nhận thức của người già. Đó là con đường nhanh nhất dẫn tơi suy giảm và mất trí nhớ” – Tiến sĩ Martin, Đại học Zurich – Đức.
Bảng 2.13. Đối tƣợng trò chuyện tâm sự của NCT Đối tƣợng trò chuyện tâm sự của NCT Tần số % Đối tƣợng trò chuyện tâm sự của NCT Tần số %
Con trai 44 29,3 Vợ/chồng 52 34,7 Con gái 32 21,3 Con dâu/rể 9 6,0 Bạn bè/đồng nghiệp 5 3,3 Hàng xóm, láng giềng 8 5,4 Ngƣời khác 0 0,0
Không tâm sự, chia sẻ 0 0,0
Tổng 150 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng NCT, TT. Neo – Yên Dũng – Bắc Giang, 8 – 2014)
Theo nhƣ kết quả điều tra cho thấy, ngƣời đầu tiên đƣợc NCT kể đến thƣờng xuyên hỏi han, trò chuyện, chia sẻ nhất là ngƣời bạn đời (chiếm
34,7%). Tuổi xế chiều, tình yêu chồng vợ đậm đà theo năm tháng, họ vẫn thuộc về nhau, hiểu biết và chiều nhau sau bao tháng ngày cùng chung sống, cảm thông và chia sẻ. Ngƣời vợ và ngƣời chồng cũng thể tha thứ, thông cảm
cho nhau những điều chƣa vừa ý và thẳng thắn, khéo léo chia sẻ với nhau những gì có thể đƣợc. Khi còn trẻ, ngƣời vợ chăm chồng, ngọt ngào, chia sẻ khó khăn thiếu thốn với ngƣời chồng thì khi xế chiều, ngƣời vợ vẫn là chỗ dựa vô cùng âu yếm của chồng vì ngƣời chồng về già thƣờng trái tính trái nết hơn ngƣời vợ và dễ suy giảm sức khoẻ hơn nếu tình cảm và tinh thần của các ông bị biến động, các ông rất khó chịu đựng đƣợc nỗi cô đơn... Bà mà mải với con cháu, quên mất ông, để ông lẻ loi , đơn chiếc thì ông dễ ốm đau, bệnh tật, ông nào sức khoẻ tốt, vật chất đầy đủ lại dễ tìm thú vui nơi ngoài tình vợ chồng. Các ông thì, cũng hiểu vợ mình hơn nữa, nhớ những kỷ niệm đẹp đẽ của vợ chồng mà thể tất cho các bà có lúc làm trái ý các ông, cho cửa nhà êm ấm, đỡ phải “Chia nồi” khi có trục trặc, mâu thuẫn.
Tiếp theo là quá trình giao tiếp với ngƣời con trai (chiếm 29,3%), thứ ba ngƣời con gái (chiếm 21,3%). Cũng dễ hiểu với những con số đƣợc kể trên, vì NCT Việt Nam thƣờng sống với ngƣời con trai nên thƣờng xuyên trò chuyện với ngƣời con trai là tất yếu, nhƣng kề sau đó là ngƣời con gái, với xu thế ngày một hiện đại con gái đã kết hôn cũng thƣờng xuyên qua thăm hỏi, trò chuyện với bố mẹ nên mức độ trò chuyện giữa NCT với con gái cũng ngày một tăng lên. Ngoài ra, con dâu, con rể cũng đƣợc NCT nhắc đến (chiếm 6,0%). Nội dung các cuộc trò chuyện của con cháu với NCT xoay quanh những câu chuyện vui, hỏi thăm sức khỏe, ăn uống, chi tiêu trong gia đình, chuyện hàng xóm láng giềng, chuyện họ hàng.... Và đó cũng là dịp để NCT hỏi thăm tình hình sức khỏe, học hành của con cháu cũng nhƣ bộc lộ những mong muốn, nguyện vọng của mình, tìm đƣợc sự đồng cảm với con cháu và phần nào thu hẹo khoảng cách già và trẻ, nhất là giữa ông bà và cháu.
Ngoài gia đình thì những ngƣời hàng xóm là những ngƣời gần nhất với NCT, một số NCT góa bụa và không sống chung với con cái đối với họ có hàng xóm là ngƣời gần gũi nhất để họ trò chuyện, tâm sự, chia sẻ (chiếm 5,4%), theo cụ bà 73 tuổi: “Sống một mình, nên chỉ có tâm sựu, trò chuyện với hàng xóm, ngày nào hai bà cũng tâm sự, chia sẻ những câu chuyện hàng ngày, già rồi nên cần người nói chuyện cho khuây khỏa...”. Thông tin phỏng vấn sâu cho thấy, nội dung các cuộc trò chuyện của NCT với hàng xóm, láng giềng của cụ ông, cụ bà cùng hƣớng tới những vấn đề chung, những sự việc xung quanh những con ngƣời tại nơi ở, hay những vấn đề thời sự, kinh tế, chính trị, xã hội mà các cụ thăm dò đƣợc thông qua những phƣơng tiện thông tin đại chúng, nhƣ báo, đài, tivi, internet... Một chia sẻ của cụ ông, 74 tuổi
“Ông đọc báo hàng ngày, rồi lại bàn luận chính trị với mấy ông hàng xóm, giờ nhiều tin lắm cháu à”. Và theo những gì thu thập đƣợc từ phỏng vấn thì trò chuyện của cụ ông khác với cụ bà, những cụ ông thƣờng trò chuyện với nhau về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội hay ôn lại những kỉ niệm thời chiến tranh...., đối với các cụ bà thì xoay quanh các câu chuyện gia đình, thăm hỏi sức khỏe, trao dổi kinh nghiệm trong chuyện chăm sóc cháu, nội trợ, quần áo... Nhƣng nhìn chung, những cuộc trò chuyện thƣờng làm cho tinh thần NCT cảm thấy đƣợc sảng khoái và yêu cuộc đời hơn.
So với việc trò chuyện với con cháu và những ngƣời hàng xóm thì hoạt động trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp của NCT có tần suất thấp hơn (chiếm 3,3%). Nguyên nhân do việc gặp gỡ giữa NCT với bạn bè, đồng nghiệp cũ không thƣờng xuyên nên mức độ trò chuyện cũng ít hơn, hơn thế nữa NCT càng già thì các quan hệ xã hội càng giảm do tuổi già, sức yếu. Mặc
dù vậy thì những cuộc trò chuyện, gặp gỡ bạn bè làm cho NCT thảo mãn nhu cầu giao tiếp bạn bè, đƣợc tâm sự, chia sẻ với những ngƣời có chung đặc điểm nghề nghiệp, văn hóa xã hội, các vấn đề sức khỏe, gia đình, tin tức về những ngƣời bạn cũ,... Ngoài ra, trò chuyện giúp cho NCT biết đƣợc những thông tin mới mẻ trong đời sống xã hội, làm tăng thêm vốn hiểu biết cho họ.
Nhƣ vậy, hoạt động trò chuyện, thăm hỏi hay chia sẻ những vấn đề quan trọng trong cuộc sống giữa NCT với các thành viên trong gia đình và ngoài gia đình là hoạt động có ý nghĩa quan trọng về mặt tinh thần. Thông qua việc trò chuyện hàng ngày tạo nên sợi dây gắn kết, hỗ trợ về mặt tinh thần đối với NCT.
2.2.3.4. Tâm trạng hàng ngày của NCT
Đối với NCT đời sống tinh thần luôn đƣợc đặt lên hàng đầu, trong cuộc sống của NCT có nhiều yếu tố gia đình và cá nhân tác động đến đời sống tinh thần của NCT, trong đó yếu tố quan trọng nhất là sự hỗ trợ của cha mẹ với con cháu và tình cảm của NCT đối với con cháu và với vợ/chồng mình. Ngƣời Việt Nam luôn có truyền thống hiếu thảo với ông bà cha mẹ, coi việc phụng dƣỡng, hiếu thảo để đền đáp công lao sinh thành dƣỡng dục của ông bà cha mẹ là trách nhiệm, bổn phận của con cháu. Do truyền thống tốt đẹp đó mà gia đình trở thành đơn vị gốc của xã hội, đơn vị đó tồn tại qua nhiều cuộc xáo trộn kinh tế, chính trị của xã hội. NCT có một chỗ dựa nào đó trong cái đơn vị gốc này. Với những ngƣời thiếu may mắn, không con cái, thì vẫn có thể nhờ cậy vào bà con nội ngoại. Cũng do truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà cuộc sống chung giữa NCT và ngƣời trẻ dƣới mái ấm một gia đình thƣờng rất hài hòa và ổn định. Điều đó nó có ảnh hƣởng rất lớn đến tâm trạng NCT.
Bảng 2.14. Tâm trạng hàng ngày của NCT
Tâm trạng hàng ngày của NCT
Vui vẻ, thoải mái Tâm trạng bình thƣờng Thƣờng xuyên thấy lo lắng Cô đơn Tổng Mô hình gia đình của NCT Sống trong gia đình nhiều thế hệ Tần số 53 21 5 1 80 % 66,2% 26,2% 6,3% 1,3% 100,0% Sống với vợ chồng Tần số 14 10 3 0 27 % 51,9% 37,0% 11,1% 0,0% 100,0%
Sống với con cháu Tần số 9 14 8 2 33
% 27,3% 42,4% 24,2% 6,1% 100,0%
Sống một mình Tần số 0 0 3 7 10
% 0,0% 0,0% 30,0% 70,0% 100,0%
Tổng Tần số 76 45 19 9 150
% 51,0% 30,2% 12,8% 6,0% 100,0%
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng NCT, TT. Neo – Yên Dũng – Bắc Giang, 8 – 2014)
Qua bảng số liệu cho thấy 51,0% NCT nói chung cảm thấy luôn vui vẻ và thoải mái, 30,2% cho rằng cuộc sống bình thƣờng và 12,8% cảm thấy thƣờng xuyên lo âu/suy nghĩ, 6,0% còn lại cảm thấy luôn bị cô đơn. Chúng ta có thể thấy rằng đa số (chiếm 66,2%) NCT cảm thấy tinh thần luôn vui vẻ thoải mái sống chung với vợ chồng, con cháu, và ngƣợc lại trong những ngƣời luôn có cảm giác cuộc sống cô đơn thì tập trung phần lớn (chiếm