Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thích ứng với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường đại học hà hoa tiên (Trang 108 - 112)

Trong hoạt động học tập yếu tố chủ quan tác động rất nhiều đến kết quả học tập của sinh viên, hơn nữa đào tạo theo tín chỉ ở mơi trường đại học với nhiều thay đổi trong quản lý đào tạo cũng như trong hoạt động học tập của sinh viên, qua nghiên cứu thực tế tại trường Đại học Hà Hoa Tiên chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.18: Yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến sự thích ứng với hoạt động học tập

Stt Nội dung Rất ảnh hưởng SL (%) Ảnh hưởng SL (%) Không ảnh hưởng SL (%) ĐTB (SD)

1 Chưa quen với môi trường

đại học 66 (37,1) 79 (44,4) 33 (18,5) 2,1 (0,72) 2 Việc lập kế hoạch học tập

của bản thân còn bỡ ngỡ 20 (11,2) 134 (75,3) 24 (13,5) 1,9 (0,49) 3 Chưa biết tự chủ và học tập

một cách độc lập 66 (31,1) 91 (51,1) 21 (11,8) 2,2 (0,65) 4 Bản thân chưa hứng thú với

ngành đã chọn 43 (24,2) 103 (57,9) 32 (18) 2,0 (0,64) 5 Chưa chủ động, tự giác

trong hoạt động học tập 72 (40,7) 88 (49,7) 17 (9,6) 2,3 (0,63)

6

Bản thân thiếu thời gian và các điều kiện khác phục vụ việc học tập

37 (21,1) 112 (64) 26 (14,9) 2,0 (0,69)

TBC 2,1 (0,45)

Với điểm trung bình cộng là 2,1 và độ lệch chuẩn là 0,45 chúng ta thấy sinh viên trường Đại học Hà Hoa Tiên bị ảnh hưởng không nhỏ bởi yếu tố khách quan đối với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ tại trường.

3.2.1.1. Động cơ, mục đích của sinh viên khi thực hiện hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ.

Động cơ, mục đích học tập của sinh viên có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của sinh viên. Có động cơ học tập, sinh viên sẽ chủ động, tự giác học tập một cách hiệu quả nhất, với nội dung câu hỏi sinh viên chưa chủ động, tự giác trong hoạt động học tập thì có 72 em lựa chọn rất ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 40,7%; có 88 sinh viên lựa chọn là ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 49,7% và có 17 sinh viên lựa chọn là không ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 9,6%; Với điểm trung bình là 2,3 chứng tỏ việc chưa chủ động, tự giác học tập của sinh viên ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của sinh viên.

Qua quan sát thực tế một số buổi học cũng như qua phỏng vấn một số em sinh viên chúng tôi nhận thấy rằng, đa số sinh viên có động cơ và mục đích học tập rất cụ thể, tuy nhiên vẫn còn một số sinh viên động cơ còn yếu hay chưa có mục đích trong q trình học do vậy các em chưa có sự chủ động hay tự giác trong việc học, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các em qua mỗi kỳ học cũng như cho cả khóa học.

3.2.1.2. Tính tích cực của sinh viên khi thực hiện hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ.

Việc tích cực trong hoạt động học tập là việc làm hết sức cần thết để sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của một sinh viên. Tuy nhiên trong quá trình học tập có nhiều sinh viên rất tích cực nhưng cũng có nhiều sinh viên chưa tự chủ trong việc học của mình. Qua tìm hiểu thực tế về nội dung sinh viên chưa biết tự chủ và học tập một cách độc lập thì có 66 sinh viên lựa chọn rất ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 31,1%; Có 91 sinh viên lựa chọn ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 51,1% và có 21 sinh viên lựa chọn không ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 11,8%; Với điểm trung bình là 2,2 và độ

lệch chuẩn là 0,65 cho chúng ta thấy sinh viên Hà Hoa Tiên có bị ảnh hưởng bởi việc chưa biết tự chủ trong quá trình học tập tại trường.

Trong việc bản thân thiếu thời gian và các điều kiện khác phục vụ việc học tập thì có 37 sinh viên lựa chọn rất ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 21,1%, Có 112 sinh viên lựa chọn là ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 64% và có 26 sinh viên lựa chọn là khơng ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 14,9%; với điểm trung bình là 2,0 cho chúng ta thấy việc sinh viên bị thiếu thời gian và các điều kiện khác phục vụ việc học tập ít ảnh hưởng đến hoạt động học tập. Trong thực tế tại trường Hà Hoa Tiên có một số sinh viên vừa học vừa làm thêm ở khu vực cơng trường bên cạnh: Có em tham gia làm ở tổ điện nước, có em tham gia làm thêm ở một số quán cà-phê ở thành phố Phủ Lý, do những em đó gia đình khó khăn nhưng kết quả học tập của các em vẫn ở mức khá...

Qua tìm hiểu thực tế cũng như qua một số sinh viên tra lời phỏng vấn chúng tơi thấy rằng có nhiều em đã rất tự chủ tích cực trong q trình học tập, nhưng vẫn cịn một số sinh viên cho rằng việc học đến lúc thi mới cần, hoặc phải có bạn bè hay thầy cơ nhắc nhở mới chịu học, hay còn một số sinh viên nam trong trường cịn mải chơi game onlie có khi chơi suốt đêm dẫn đến bỏ bê việc học, chán học...điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động học tập của bản thân sinh viên.

3.2.1.3. Nhu cầu, hứng thú của sinh viên khi thực hiện hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ.

Nhu cầu, hứng thú trong hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ là điều kiện hết sức cần thiết để sinh viên có sự cố gắng trong q trình học. Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn ngành học hay trường để học thì có một số sinh viên chọn cho xong hay thi khơng đỗ nguyện vọng 1 thì học tạm một trường nào đó để tạm thời yên thân về việc thi cử. Trong việc bản thân còn chưa hứng thú đối với ngành đã chọn đã có 43 sinh viên lựa chọn rất ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 24,2%; có 103 sinh viên lựa chọn ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 57,9% và có 32 sinh viên lựa chọn không ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 18%; Với điểm trung bình là 2.0 và độ lệch chuẩn là 0,64 chúng ta thấy rằng, việc chọn ngành không phù hợp dẫn đến việc sinh viên khơng có hứng thú trong việc học ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của sinh viên.

Qua thực tế làm việc và tiếp xúc với sinh viên đến nhập học chúng tôi thấy rằng, một số sinh viên vì kết quả thi kém nên nộp tạm vào trường để học cho bố mẹ vui lịng hay để chứng tỏ mình đang có bước tiến trong xã hội...Điều này làm cho tâm trạng của các em khi thực tế vào học sẽ khơng có nhiều hứng thu trong q trình học, hoặc gặp một điều gì đó khơng thỏa mãn dẫn đến bất bình và chán học...

3.2.1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên khi thực hiện hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ.

Trường Đại học Hà Hoa Tiên có rất nhiều sinh viên đang theo học thuộc các dân tộc Nùng, dân tộc Mường, dân tộc Dao, dân tộc Tày, dân tộc H’Mong...do vậy môi trường học tập đào tạo ở đại học các em còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen, hoặc nhiều những hoạt động học tập các em còn chưa bao giờ thực hiện như việc lập kế học học tập trong đào tạo tín chỉ. Qua bảng số liệu 3.18 chúng ta thấy, với nội dung sinh viên chưa quen với mơi trường đại học có 66 sinh viên lựa chọn rất ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 37,1%; có 79 sinh viên lựa chọn ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 44,4%; có 33 sinh viên lựa chọn không ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 18,5%; Với điểm trung bình là 2,1 chúng ta thấy sinh viên Hà Hoa Tiên bị ảnh hưởng rất nhiều bởi việc chưa quen với mơi trường đào tạo mới. Về khó khăn này có ý kiến sinh viên cho rằng: “Chưa thích ứng tốt với mơi trường học tập mới”;

Với việc lập kế hoạch học tập của bản thân cịn bỡ ngỡ có 10 sinh viên lựa chọn rất ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 11,2%; Có 134 sinh viên lựa chọn ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 75,5% và có 24 sinh viên lựa chọn không ảnh hưởng chiếm tỉ lệ là 13,5%; Với điểm trung bình là 1,9 chúng ta nhận thấy sinh viên Hà Hoa Tiên có bị ảnh hưởng bởi việc lập kế hoạch học tập cho bản thân, bởi việc lập kế hoạch học tập các em hầu như ít phải làm, đặc biệt khi việc học tập đào tạo theo niên chế, các em được nhà trường định sẵn các môn học cho từng học kỳ và từng năm học, với việc đào tạo theo tín chỉ các em phải chủ động hơn trong quá trình học tập và phải lên kế hoạch học các môn học cho từng học kỳ, chắc chắn ban đầu không tránh khỏi những bỡ ngỡ và gặp khó khăn.

Chúng tơi tiến hành T-Test để kiểm định sự khác biệt giữa sinh viên dân tộc Tày có 10 sinh viên và sinh viên dân tộc Kinh có 132 sinh viên về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng trong hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ. Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ảnh hưởng của sinh viên khi học tập đào tạo theo tín chỉ giữa sinh viên dân tộc Kinh (ĐTB =2.14) và và sinh viên dân tộc Tày (ĐTB =2.25) vì p > 0.05.

Như vậy, các yếu tố khách quan ảnh hưởng phần nào đến kết quả học tập của sinh viên, điều này cũng ảnh hưởng đến mức độ thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ tại trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thích ứng với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường đại học hà hoa tiên (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)