Định nghĩa đào tạo theo tín chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thích ứng với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường đại học hà hoa tiên (Trang 28 - 30)

Đào tạo theo tín chỉ bắt đầu được áp dụng tại trường Đại học Harvard, Hoa kỳ vào năm 1872, sau đó dần được mở rộng ra khắp Bắc Mỹ và thế giới. Đây là phương thức đào tạo theo triết lý xem “Người học là trung tâm của quá trình đào tạo”. Với mơi trường đào tạo theo mơ hình tín chỉ, sinh viên có thể tùy hồn cảnh

của mình mà tự sắp xếp lên kế hoạch học tập cho từng môn học, theo từng học kỳ và cho cả khóa học có thể kết thúc thời gian học đại học trong 3 năm, 4 năm hoặc 8 năm tùy theo sức học và thời gian của từng sinh viên.

Trong buổi thuyết trình về hệ thống đào tạo theo tín chỉ, học giả James Quann người Mĩ gốc Trung đã trình bày cách hiểu của ơng về tín chỉ như sau: Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một mơn học cụ thể, bao gồm (1) thời gian lên lớp; (2) thời gian ở trong phịng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu; và (3) thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài...; đối với các mơn học lí thuyết một tín chỉ là một giờ lên lớp (với hai giờ chuẩn bị bài) trong một tuần và kéo dài trong một học kì 15 tuần; đối với các mơn học ở studio hay phịng thí nghiệm, ít nhất là 2 giờ trong một tuần (với 1 giờ chuẩn bị); đối với các mơn tự học, ít nhất là 3 giờ làm việc trong một tuần. [20]

Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Mỗi tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc

thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Một tiết học được tính bằng 50 phút, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ.

Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ được quy định như sau:

a) 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường;

b) 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.

Sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu chỉ được đăng ký khối lượng học tập khơng q 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ. Không hạn chế khối lượng đăng ký học tập của những sinh viên xếp hạng học lực bình thường.

Việc đăng ký các học phần sẽ học cho từng học kỳ phải bảo đảm điều kiện tiên quyết của từng học phần và trình tự học tập của mỗi chương trình cụ thể.

Phịng đào tạo của trường chỉ nhận đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở mỗi học kỳ khi đã có chữ ký chấp thuận của cố vấn học tập trong sổ đăng ký học tập hoặc theo quy định của Hiệu trưởng. Khối lượng đăng ký học tập của sinh viên theo từng học kỳ phải được ghi vào phiếu đăng ký học do phòng đào tạo của trường lưu giữ. [2]

Trong đào tạo theo tín chỉ, nhiệm vụ của cố vấn học tập là giúp cho quá trình cá nhân hóa học tập của sinh viên được diễn ra một cách tốt nhất. Công việc của họ là tư vấn cho sinh viên để các em tự tổ chức và kiểm sốt tốt nhất tiến trình học tập của mình, giúp sinh viên thực hiện được mục tiêu học tập của mình… Cố vấn học tập là người định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học tập của sinh viên. Khi sinh viên muốn học vượt, học sớm thì chính vai trị của cố vấn học tập lúc đó là phải giúp sinh viên được hiện thực hóa nhu cầu này của họ. [16]

Đào tạo theo tín chỉ địi hỏi sinh viên phải chủ động trong hoạt động học tập của mình hơn, đặc biệt chủ động lựa chọn môn học cho từng học kỳ, lên kế hoạch học tập cho phù hợp với lịch học của từng môn… Tùy theo thời gian từng học kỳ sinh viên dành cho hoạt động học tập mà các em có thể đăng ký nhiều mơn hay ít môn trong từng kỳ học. Nếu các em có năng lực cũng như có nhu cầu học song bằng thì qua năm thứ 2 với điều kiện đủ khả năng về học lực thì các em có thể đăng ký học thêm văn bằng thứ 2 theo nhu cầu của bản thân cũng như của gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thích ứng với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường đại học hà hoa tiên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)