Thích ứng biểu hiện về mặt nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thích ứng với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường đại học hà hoa tiên (Trang 47 - 50)

Nhận thức là kết quả của quá trình phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; kết quả con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan nâng cao nhận thức, có nhận thức đúng đắn. Nhận thức là nhận ra và biết được, hiểu được; nhận thức được việc mình làm; nhận thức đúng tình hình...[11]

Theo từ điển tâm lý học của Vũ Dũng định nghĩa nhận thức được hiểu một điều gì đó, tiếp thu được những kiến thức về điều nào đó, hiểu biết những quy luật về những hiện tượng, q trình nào đó...[3]

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động). Nó quan hệ chặt chẽ với tình cảm và hành động, nhưng khơng ngang bằng về ngun tắc. Nó cũng có quan hệ mật thiết với các hiện tượng tâm lý khác của con người.

Nhận thức là một quá trình. Ở con người q trình này thường gắn với mục đích nhất định nên nhận thức của con người là một hoạt động. Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan. Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện những mức độ phản ánh hiện thực khác nhau và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan.

Sự học đã làm cho quá trình nhận thức của con người trở thành phương thức phản ánh thực sự có tính người, theo kiểu người. Nó làm cho các q trình này, như ở phần trước đã đề cập, tính bên trong, các quan hệ chức năng, logic và giá trị của các sự nhận thức, tạo nên những phương thức phản ánh mới, hiệu quả và làm cho nội dung nhận thức phong phú, đa dạng và làm tăng hiệu quả, chất lượng của nhận thức; làm cho nhận thức ngày càng tiến lại gần hơn với chân lí khoa học, chân

lí khách quan tạo cơ sở vững chắc cho việc định hướng chỉ đạo hành động và các loại tâm lý của con người. [14]

Nhận thức của sinh viên ở mỗi năm học cũng khác nhau, năm 1970, W. Perry đã tiến hành cuộc nghiên cứu về những biến đổi các quá trình tư duy ở sinh viên trường đại học trong 4 năm học ở trường. Kết quả thu được cho thấy:

- Sinh viên năm đầu thường nhìn nhận thế giới và hiểu các tri thức thu được một cách cứng nhắc, hơi thái q. Họ ln có xu hướng tìm kiếm chân lý và những tri thức tuyệt đối. Ví dụ: thế giới chia ra thành tốt và xấu, đúng đắn và không đúng đắn; nhiệm vụ của các giảng viên là giảng dạy, còn nhiệm vụ của sinh viên là học tập.

- Năm tiếp theo, sinh viên không tránh khỏi việc phải đối mặt với những quan điểm và lý thuyết khác nhau, họ có cảm giác những tri thức tiếp nhận từ giảng viên rất lộn xộn và không rõ ràng. Nguyên nhân có thể là do các giảng viên đã giới thiệu các tài liệu với những quan điểm khác nhằm khuyến khích sinh viên tự tìm ra các quy luật. Cũng có thể là do các giảng viên khơng có những giải đáp một cách rõ ràng, đầy đủ cho một số vấn đề.

- Năm sau nữa, sinh viên bắt đầu chấp nhận và đánh giá cao một thực tế là ln có những quan điểm khác nhau, thậm chí mâu thuẫn về cùng một vấn đề. Họ bắt đầu hiểu được rằng con người có quyền đưa ra những ý kiến khác nhau, và họ đi đến kết luận rằng có thể nhìn nhận sự việc theo các cách khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh.

- Dần dần sinh viên hiểu được rằng học phải lựa chọn các giá trị, các phương án và các quan điểm nhất định và có trách nhiệm về chúng, mặc dù bước đầu họ mới chỉ thực hiện điều đó trên phương diện lý thuyết, trong các nghiên cứu hay các kỳ thi trắc nghiệm.[6]

Sinh viên chuyển từ bậc THPT lên bậc Đại học đã có nhiều thay đổi về mơi trường cũng như cách thức tiếp thu kiến thức, việc áp dụng đào tạo theo tín chỉ khiến cho sinh viên càng bỡ ngỡ về phương pháp học tập mới, giảng dạy mới trên nhà trường với ý thức tự chủ rất cao, do vậy việc nhận thức của sinh viên phát triển

tùy theo khả năng thích ứng của từng em theo phương thức đào tạo mới này. Có nhiều em thích ứng kịp thời với đào tạo theo tín chỉ, hơn nữa nhiều em cịn tận dụng đăng ký học thêm văn bằng thứ 2 để tích lũy thêm kiến thức cũng như có thêm một chuyên ngành mới cho mình khi khả năng có thể đáp ứng được. Nhiều em cố gắng dồn học chương trình trong hơn 3 năm hồn thành để đi làm việc thực tế cũng như để được lấy bằng sớm...Tuy nhiên, cũng có nhiều em chưa chú ý đến việc học hay khơng thích ứng với việc áp dụng đào tạo theo tín chỉ, các em khơng chịu khó đầu tư thời gian nghiên cứu, tích lũy kiến thức dẫn đến điểm thấp, phải học với thời gian dài...cũng có thể do tâm lý chọn ngành nghề chưa hợp lý nên các em khơng có quyết tâm trong quá trình tiếp thu kiến thức...

Trường Đại học Hà Hoa Tiên với đầu vào đối với sinh viên không cao, do vậy việc nhận thức của sinh viên với từng chuyên ngành đòi hỏi sinh viên phải có sự nỗ lực cũng có như ý thức cao trong hoạt động học tập, để phát triển kiến thức chun ngành của mình. Có nhiều em cịn tích cực tham gia các câu lạc bộ, các đồn thể, tham gia tình nguyện, tham gia cơng tác đồn... nhờ các hoạt động này mà nhận thức của các em càng được bù đắp nhiều hơn, các em có cái nhìn rộng hơn, chủ động hơn, năng động hơn... Nhiều em phát triển nhận thức tốt nhờ vào việc tích cực tham gia các hoạt động học tập đầy đủ, chịu khó chuẩn bị bài, đầu tư thời gian nghiên cứu tài liệu trên thư viện cũng như trên Internet, tích cực phát biểu trong các buổi thảo luận, năng chia sẻ với thầy cô giáo về những điều đang thắc mắc, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học...

Tuy nhiên, cũng có một số em do động cơ học còn yếu nên kết quả học tập chưa cao, nên tính tích cực trong việc học tập khơng có là bao dẫn đến việc nhận thức của các em còn yếu kém...

Đào tạo theo tín chỉ địi hỏi sinh viên phải chủ động tích cực trong các hoạt động học tập, lên kế hoạch học tập sao cho phù hợp với bản thân. Do vậy, việc sinh viên không thực hiện đúng vai trị là một sinh viên thì việc tiếp thu kiến thức trong học động học tập sẽ bị hạn chế hoặc nhận thức ở mức thấp... Nên, để có một nhận thức tốt trong hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ địi hỏi sinh viên phải thực hiện

tốt vai trò sinh viên của mình, đó là phải năng động trong việc học tập, lên phương án học tập một cách khoa học, hiệu quả, tích cực hoạt động trong các buổi thảo luận, năng lên thư viện tìm tài liệu nghiên cứu, chuẩn bị tốt khối lượng kiến thức trước khi lên lớp, tập trung chú ý trong các giờ thuyết trình...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thích ứng với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường đại học hà hoa tiên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)