1.3 Học viện Ngân hàng với nhiệm vụ đào tạotheo học chế tín chỉ
1.3.3. Quy trình đổi mới phương thức đào tạotheo hệ thống tín chỉ
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là phương thức
đào tạo tiên tiến trong nền giáo dục của nhiều quốc gia, được áp dụng ở cả giáo dục
phổ thông và giáo dục đại học. Nhằm đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu chuyển đổi chương trình đào tạo theo hệ thống niên chế thành đào tạo theo hệ thống tín chỉ kiểu Hoa Kỳ, bắt đầu từ năm học 2008-2009 và phải hoàn tất việc chuyển đổi này trước năm 2012. Cho đến nay, tất cả các trường đại học trong cả nước đã áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ.
Vậy đào tạo tín chỉ là gì? Hiện nay có khoảng hơn 60 định ngh a về tín chỉ.
Có định ngh a coi trọng khía cạnh định tính hoặc định lượng, có định ngh a lại nhấn mạnh vào các mục tiêu của chương trình học hay chuẩn đầu ra của sinh viên. Định ngh a về tín chỉ được các nhà quản lí và các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam biết đến nhiều nhất là của học giả người Mỹ gốc Trung Quốc James Quann, Đại học Washington: Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm thời gian lên lớp; thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu; và thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài…; đối với các môn học lí thuyết một tín chỉ là một giờ lên lớp trong một tuần và kéo dài trong một học kì 15 tuần; đối với các môn học ở studio hay phòng thí nghiệm, ít nhất là 2 giờ trong một tuần; đối với các môn tự
học, ít nhất là 3 giờ làm việc trong một tuần. Tại Việt Nam, một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
Tuy nhiên việc đào tạo theo tín chỉ cũng có những bất cập như về phía người
học như cắt vụn kiến thức, việc đăng ký, lựa chọn các tín chỉ phù hợp đối với sinh
viên không phải là dễ dàng. Về phía người dạy: một số giảng viên gắn bó lâu năm với sự nghiệp trồng người mà phương pháp giảng dạy theo niên chế đã “ăn sâu, bám rễ” trong họ nên việc giảng dạy theo phương pháp mới dường như chưa hoàn toàn thuyết phục được họ, việc đổi mới chỉ mới dừng ở hình thức. Về phía Nhà trường: cần phải đáp ứng số lượng lớn sách giáo trình và tài liệu học tập, tham khảo một cách đầy đủ, phong phú và đa dạng cho người học; những khó khăn về CSVC, điều kiện phòng học, chưa trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy theo phương pháp mới như máy chiếu, projector, mic... ở các giảng đường. Ngoài ra, một khó khăn nữa chưa thể khắc phục được đó là tổ chức đoàn thể, tổ chức lớp học có thể bị phá vỡ khi sinh viên được tổ chức học thành các “nhóm” và hoàn toàn chủ động
trong cách học cũng như thời gian học, khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên.
Các nhà quản lý, nghiên cứu đào tạo của HVNH đã so sánh giữa hai phương thức đào tạo theo niên chế và theo tín chỉ trên một số phương diện chủ yếu nhằm mục đích giúp cho người dạy, người học, và các nhà quản lý đào tạo ở Học viện nhận ra khác biệt căn bản giữa hai phương thức đào tạo, từ đó điều chỉnh, định hướng hoạt động/công việc của mình cho phù hợp với phương thức đào tạo mới.
NIÊN CHẾ TÍN CHỈ
Triết lý/tôn chỉ giáo dục ĐH
Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao và các phẩm chất cần thiết
Cung cấp nguồn nhân lực có năng lực, tính thích nghi cao, khả năng học tập suốt đời trên cơ sở phát huy tính tự chủ của người học
Tính tự chủ của ngƣời học
chung tập riêng trong khung thời gian cho phép.
Yêu cầu liên thông
Các môn học trong phạm vi một ngành học có tính liên thông
Các môn học trong phạm vi một trường có tính liên thông, hướng đến liên thông với các trường khác
Các bậc học trong phạm vi một ngành học có tính liên thông
Các bậc học trong phạm vi một trường có tính liên thông, hướng đến liên thông với các trường khác trong và ngoài nước
Chƣơng trình học
Căn cứ về thời gian để xây dựng chương trình: thời gian sinh viên tham gia học tập trong 1 học kì
Căn cứ về thời gian để xây dựng chương trình: khối lượng làm việc của sinh viên trong 1 học kì
Thiết kế theo cấu trúc môn học và theo mục tiêu đào tạo của ngành
Thiết kế theo cấu trúc module và đáp ứng khả năng liên thông, lắp ghép giữa các ngành Được thiết kế cùng một đầu ra Được thiết kế để có thể có hơn một đầu ra Tổ chức đào tạo theo năm học:
mỗi năm có 2 học kì
Tổ chức đào tạo theo học kì: mỗi năm có 2-4 học kì
Độ dài của chương trình học được tính theo năm
Độ dài của chương trình học được tính theo tín chỉ
Phƣơng pháp giảng dạy
Ít nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của người học
Đặt nặng yêu cầu lấy người học làm trung tâm
Sinh viên chủ yếu làm việc tại lớp Sinh viên sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp để tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm
Phƣơng pháp học tập
Sinh viên chủ yếu hoàn thành các nhiệm vụ học tập cá nhân
Sinh viên cần tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm nhiều hơn ngoài thời gian lên lớp Sinh viên không nhất thiết cần
đọc tài liệu trước khi đến lớp
Ít yêu cầu về kỹ năng mềm Sinh viên phải đạt được các kỹ năng mềm
Phƣơng pháp đánh giá học tập
Kết quả học tập được đánh giá theo năm học
Kết quả học tập được đánh giá theo tổng số tín chỉ đã tích lũy.
Thang điểm 10 và đề cao cách tính điểm tuyệt đối
Thang điểm 4 kết hợp thang điểm chữ, cho phép cách tính điểm tương đối
Tuyển sinh
Tuyển sinh vào đầu mỗi năm học Có thể tuyển sinh theo học kì Sinh viên khó được chuyển
ngành, chuyển trường
Sinh viên được chuyển ngành, chuyển trường
Quản lý sinh viên
Sinh viên được quản lý và sinh hoạt chủ yếu theo lớp năm học, theo khoa
Sinh viên được quản lý học tập theo lớp môn học,được khuyến khích tham gia các sinh hoạt chung của khoa, trường
Từ năm 2006, HVNH bắt đầu dự thảo chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ và năm 2008 thực hiện khóa đào tạo theo tín chỉ đầu tiên. Đây là phương thức đào tạo hiện đại dựa trên cơ sở đề cao tính chủ động và khả năng lựa chọn của sinh viên trên cơ sở chương trình đào tạo, các cấu trúc tín chỉ của mỗi học phần, các chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và hành vi của sinh viên và sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định sẽ được xét tốt nghiệp.
Theo kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dữ liệu điều tra của Dự án đại học và tự khảo sát của Học viện trong 3 năm gần đây cho thấy chất lượng đào tạo của Học viện đã được nâng cao rõ rệt, là một trong những trường được đánh giá tốt trong top 20 trường đại học được kiểm định chất lượng đợt đầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp HVNH có việc làm khá cao, đứng trong top đầu khối các trường kinh tế - quản trị kinh doanh, được sự tín nhiệm của các cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, làm cho uy tín và hình ảnh của Học viện đối với xã hội cũng được nâng lên đáng kể [18].
Đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm của Học viện, NCKH là hoạt động gắn với hoạt động đào tạo, để giảng viên và sinh viên nhà trường góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đòi hỏi cần có giải pháp khoa học, đồng thời bổ sung vào giáo trình những nội dung mới từ kết quả nghiên cứu. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển Học viện vẫn luôn theo đuổi mục tiêu giữ vững quy trình đào tạo để đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập; tận dụng mọi cơ hội để triển khai công tác NCKH.
Công tác đào tạo của nhà trường trong suốt quá trình phát triển đã có những bước tiến quan trọng, số lượng tuyển sinh và số sinh viên tốt nghiệp hàng năm đã gia tăng liên tục, nếu như trong giai đoạn 1960- 1965, mỗi năm nhà trường đào tạo khoảng 200 người học chính quy thì đến năm học 2013 - 2014 con số tương ứng là 12,371 người học chính quy [19].
Bảng 1.2: Qui mô đào tạo từ năm 2006 -2014
Hệ/Bậc 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 2013- 2014 Chính quy 6184 8,515 10,962 15,717 14,735 13,652 14,633 12,371 Phi chính quy 4937 5,219 5,211 4407 5,327 5,490 3,772 2421 Trung học 1,544 1,101 699 2,263 1,656 1,396 919 282 Sau đại học 450 488 529 780 833 883 723 1089 Liên kết quốc tế Đại học 155 335 530 635 746 708 750 Sau đại học 32 55 95 Tổng 13,115 15,478 17,756 23,692 23,791 22,885 20,810 17,008
Nguồn: Học viện Ngân hàng [18] Hoạt động NCKH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Học viện. Học viện đã thực hiện 150 Đề tài cấp Bộ và cấp cơ sở, góp phần giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra đối với phát triển ngành tài chính, ngân hàng trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ ngh a, gia nhập WTO và hội nhập quốc tế. Hoạt động NCKH của sinh viên cũng được chú trọng bằng cách hướng dẫn sinh viên khảo sát thực tiễn, tham gia NCKH. Hàng năm, Học viện xuất bản nhiều kỷ yếu khoa học, tạp chí KH&ĐT Ngân hàng xuất bản 1 tháng/kỳ với nội dung chuyên sâu về kinh tế, tài chính, ngân hàng [14].
Bảng 1.3: Thống kê đề tài nghiên cứu từ 2010 - 2014
TT Đề tài 2010 2011 2012 2013 2014
1 Cấp Học viện 23 23 21 16 20
2 Cấp ngành 6 7 12 12 10
Tổng 29 30 33 28 30
Nguồn: Học viện Ngân hàng [19] Số liệu thống kê cho thấy sự tăng trưởng không bền vững về quy mô NCKH của HVNH. Tuy nhiên, chất lượng các đề tài NCKH có những cải thiện đáng kể, các đề tài đã tập trung hơn vào vấn đề có tính thời sự, xã hội của ngành ngân hàng.