3.4.1. Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại
Cơ sở vật chất, trang thiết bị là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các thư viện, cơ quan thông tin nói chung, công tác tổ chức, phát triển, khai thác NLTT nói riêng. Để công tác tổ chức, khai thác và sử dụng NLTT đạt hiệu quả cao, thư viện phải được trang bị diện tích kho tàng đủ
rộng, giá kệ tài liệu, bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, nhiệt độ đạt tiêu chuẩn và các thiết bị, máy móc hiện đại khác,...
Từ năm 2006 đến nay Trung tâm đã nhận được sự quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị của Học viện, về cơ bản các trang thiết bị và cơ sở vật chất đã đáp ứng được yêu cầu của các khâu nghiệp vụ. Tuy nhiên theo thời gian một số trang thiết bị đã cũ, cần nâng cấp, sửa chữa và đặc biệt theo NCT và xu thế phát triển chung, Trung tâm cần bổ sung thêm nguồn tài liệu điện tử, tài liệu số đáp ứng nhu cầu tin NCT ngày càng cao của NDT và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ của Học viện. Để hoàn thành nhiệm vụ thu thập, lưu trữ và phổ biến thông tin xứng đáng là “giảng đường thứ 2” của sinh viện, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị sau: - Tiến hành lắp đặt mới hệ thống máy tính đã cũ phục vụ nhu cầu tra cứu tài liệu và khai thác, sử dụng nguồn tin điện tử, tìm kiếm thông tin trên mạng của NDT. - Cấp mới máy photocopy và thay thế máy in bị hỏng để phục vụ tốt hơn cho các khâu nghiệp vụ và sao in tài liệu tại Trung tâm.
- Tiến hành lắp đặt điều hòa cho các phòng đọc, trang bị thêm các máy hút bụi, hút ẩm, quạt thông gió đảm bảo điều kiện bảo quản tài liệu.
- Lắp đặt thêm camera để quản lý tài liệu và NDT đọc ra vào Trung tâm. - Sửa chữa các phòng đọc tạo không gian đẹp, thoáng mát cho NDT khi đến Trung tâm.
Để mô hình kho mở, một cửa hoạt động tốt hơn cũng như tăng cường công tác quản lý và an ninh tư liệu nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình, cần thiết phải có các yếu tố trợ giúp trong đó đặc biệt là các trang thiết bị và các yếu tố về công nghệ:
- Thiết kế phần mềm an ninh thư viện: giải quyết được hết các điểm yếu về an ninh.
- Bổ sung thiết bị nhắc nhở sinh viên tại các phòng phục vụ không có cán bộ.
3.4.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
Việc ứng dụng CNTT trong các thư viện nói chung và thư viện trường học nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. Bởi nó mang lại những kết quả tối ưu trong
việc lưu trữ, bảo quản, khai thác và giao lưu thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ NDT. Sự thành công hay thất bại của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan thông tin thư viện phụ thuộc vào rất nhiều vào cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại.
Việc ứng dụng CNTT và truyền thông tại Trung tâm đã làm cho việc phổ biến tri thức thuận tiện và nhanh chóng. Trách nhiệm của những người làm công tác quản lý thông tin trong trường đại học là làm thế nào để giúp cho đội ngũ giảng viên, sinh viên có được những thông tin hữu ích. Việc ứng dụng các CNTT trong công tác TT-TV thường tập trung vào việc lưu trữ, tìm kiếm thông tin. Đặc điểm của hoạt động này là thường xuyên phải quản lý một khối lượng lớn tài liệu và được khai thác lặp đi lặp lại nhiều lần. Do vậy, tin học hóa hoạt động TT-TV là xu thế phát triển tất yếu của các cơ TT-TV.
Trung tâm đã sớm ứng dụng CNTT trong các khâu nghiệp vụ cũng như hoạt động phổ biến thông tin đến NDT. Tuy nhiên để tận dụng lợi ích của công nghệ hiện đại Trung tâm cần được đầu tư phần mềm, tài liệu điện tử, e book nhằm đáp ứng NCT nhanh hơn thuận tiện hơn mà không bị giới hạn về không gian và thời gian. Việc đầu tiên mà Trung tâm cần làm ngay đó là nâng cấp và mua mới phần mềm thư viện số:
Hiện nay, nhu cầu tìm tin trực tuyến, tìm kiếm toàn văn, cũng như tìm kiếm thông tin đa phương tiện tăng lên công cụ tra cứu thông tin hiện đại đang khẳng định ưu thế của mình. Theo số liệu từ phiếu điều tra có 74.49% NDT được hỏi mong muốn Trung tâm nâng cấp công cụ tìm tin để họ có thể tìm kiếm và sử dụng thông tin ngay cả khi họ không có ở Trung tâm. Để đáp ứng nhu cầu đó, Trung tâm cần phát triển và tổ chức hoàn thiện phân hệ OPAC và Cổng thông tin.
Cổng thông tin thư viện là một công cụ quan trọng trong việc tổ chức, khai thác NLTT, là điểm truy cập đầu tiên khi NDT đến với thư viện. Cổng thông tin phải đảm bảo được những yêu cầu sau:
- Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm, - Các nội qui, qui định của Trung tâm,
- Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, các qui định với bạn đọc, - Giúp bạn đọc có thể truy cập nhanh NLTT của Thư viện,
- Tích hợp các công cụ tìm kiếm NLTT của Trung tâm cũng như tìm kiếm thông tin trên Internet…
Tra cứu qua mục lục trực tuyến OPAC: Là công cụ tra tìm tài liệu rất hữu ích của các thư viện hiện đại, tuy nhiên ở Trung tâm TT-TV HVNH, module chưa thực sự phát huy hiệu quả, tình trạng nhiễu tin, kết quả tìm không chính xác vẫn tồn tại, ảnh hưởng đến hiệu quả, thời gian tiếp cận tài liệu của NDT. Để khắc phục tình trạng trên, cần nâng cấp phần mềm quản trị các cơ sở dữ liệu, module OPAC từ đó giúp NDT có thể dễ dàng tra cứu tài liệu của Trung tâm bằng máy tính có kết nối Internet.
CSDL toàn văn và CD-ROM, là loại hình tài liệu cần thiết và hữu ích, tiết kiệm thời gian cho NDT nhưng hiện nay, Trung tâm vẫn chưa có công cụ quản trị nên chưa thể phục vụ rộng rãi NCT của NDT dạng tài liệu này. Trong thời gian tới, nếu được trang cấp phần mềm quản trị tài liệu số và hoàn thành nâng cấp công cụ tra cứu trực tuyến OPAC thì NDT có thể truy cập, tìm kiếm và khai thác NLTT này. Cần nâng cao khả năng sử dụng cổng thông tin Z39.50 là một giao thức truyền thông theo mô hình khách/chủ phục vụ cho mục đích tìm kiếm và thu thập thông tin từ những cơ sở dữ liệu nằm trên các máy tính khác. Từ máy trạm, có thể tra cứu thông tin, truy cập thông tin từ nhiều thư viện khác nhau trên thế giới đồng thời có thể tải biểu ghi theo chuẩn biên mục MARC21 để tiết kiệm thời gian và kinh phí xử lý tài liệu.
3.4.3. Đào tạo người dùng tin
NDT là một bộ phận không thể thiếu của bất kỳ hệ thống thư viện nào. Họ vừa là đối tượng phục vụ của hệ thống TT-TV, sử dụng các SP&DV TT-TV; vừa là người sản xuất thông tin cho thư viện. Từ những nguồn thông tin tái tạo có giá trị đó, các thư viện lại tổ chức để tạo thành các SP&DV thông tin có chất lượng cao hơn. Để khai thác, sử dụng NLTT đạt hiệu quả tốt thì NDT cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng để có thể tìm kiếm, khai thác hiệu quả nhất NLTT tại Trung tâm và hiểu rõ các kênh cung cấp thông tin, phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của họ.
Theo kết quả điều tra, 70.82% NDT được hỏi muốn được Trung tâm đào tạo kỹ năng tìm kiếm thông tin, sử dụng thư viện. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo NDT, Trung tâm tổ chức các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện cho sinh viên năm thứ nhất về phương pháp tìm tin trên OPAC, tìm tin trực tiếp, sử dụng thư viện và khai thác thông tin trên mạng Internet như thế nào? Việc đào tạo NDT giúp cho họ nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản để chủ động tìm kiếm, khai thác và sử dụng NLTT trong Trung tâm phục vụ việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu, giải trí,… của các đối tượng NDT. Tuy nhiên để công tác đào tạo NDT đạt được kết quả tốt hơn Trung tâm cần tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy:
- Hướng dẫn NDT sử dụng và tra tìm tài liệu trên mạng internet, giới thiệu các địa chỉ cần thiết như là các trang thông tin chuyên ngành đào tạo của trường, các kỹ năng khai thác các nguồn tin điện tử trực tuyến (các CSDL online), cách tiếp cận tra cứu thông tin đến các CSDL tại các thư viện khác như Thư viện Quốc gia, Thư viện Đại học Ngoại Thương, Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân…
- Hướng dẫn sử dụng các CSDL trên đ a CD-ROM, các chương trình phần mềm và các phương tiện nghe nhìn khác.
- Hướng dẫn tìm kiếm tài liệu trực tiếp tại mỗi kho mở của Trung tâm. Tăng thời gian thực hành, giới thiệu cách tìm kiếm tài liệu trên từng kho cụ thể.
- Tăng cường các lớp đào tạo NDT chuyên sâu và các kỹ năng mềm khác. - Thời gian dành cho các lớp đào tạo dài hơn.
Bên cạnh đó, Trung tâm cần cung cấp các bảng hướng dẫn, chỉ dẫn cách tra cứu tại các kho, phòng, bảng tin và trên Cổng thông tin. Ngoài ra để công tác đào tạo, hướng dẫn NDT được thường xuyên, liên tục, Trung tâm nên có bộ phận chuyên trách để hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc cho NDT trong quá trình tra cứu, tìm kiếm tài liệu. Mặt khác, Trung tâm cần thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị bạn đọc nhằm tăng cường mối liên hệ giữa Trung tâm với bạn đọc, qua đó có thể đánh giá được mức độ đáp ứng NCT, tìm ra những điểm mạnh để phát huy và khắc phục những hạn chế để ngày càng phục vụ tốt hơn NCT của NDT.
Tiềm năng của đất nước không phải tài nguyên thiên nhiên mà chính là con người, giới hạn tiềm năng chính là giới hạn ở trí tuệ con người vì vậy nguồn nhân lực của mỗi cơ quan đều được chú trọng đào tạo. Hiện nay, trước nhu cầu hội nhập và phát triển cán bộ thư viện cần phải thường xuyên được đào tạo và tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và bổ sung kỹ năng mới. Để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao người cán bộ thư viện phải có những tiêu chuẩn sau:
- Luôn nắm vững những tri thức mới
- Kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng chuyên sâu - Thông thạo ít nhất một ngoại ngữ
- Áp dụng thành thục các ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ công việc - Biết phát huy cá tính/nét riêng biệt của bản thân và hiểu biết sâu sắc về NDT - Kỹ năng giao tiếp với NDT, đảm bảo nâng cao hiệu quả phổ biến thông tin. Hiện nay, HVNH đang đào tạo theo hình thức tín chỉ, với hình thức đào tạo mới và định hướng của Trung tâm “lấy NDT làm trung tâm”, cán bộ các bộ phận nghiệp vụ của thư viện ngoài những kiến thức và kỹ năng trên cần:
+ Cán bộ phát triển NLTT: Ngoài những kiến thức, k năng chung người cán bộ làm công tác này cần nắm chắc các kiến thức chuyên môn và chuyên ngành tài chính ngân hàng cộng với lòng say mê, nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Hơn nữa họ phải có năng lực tiếp cận và lựa chọn thông tin, tài liệu cần thiết trong biển thông tin tri thức ngày càng phong phú và đa dạng để phát triển NLTT.
+ Cán bộ tổ chức NLTT: Năng lực cần có của nhóm cán bộ này là khả năng xử lý, phân tích và đánh giá, bao gói thông tin nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ thông tin có giá trị gia tăng cao. Họ phải là người tư vấn, hướng dẫn cho giảng viên, sinh viên biết cách tiếp cận và sử dụng nguồn tin hiệu quả nhất. Cán bộ thư viện phải thực sự trở thành cầu nối giữa NLTT với NDT;
+ Cán bộ khai thác NLTT: Yêu cầu kỹ năng chuyên sâu về tin học, ứng dụng các thành tựu CNTT để quản lý và khai thác NLTT ngày càng phong phú, đa dạng một cách hiệu quả đáp ứng nhanh nhất, hiệu quả nhất NCT của NDT.
Với mong muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, với những cán bộ thư viện "Có một trái tim nhân ái, đầy nhiệt huyết, có niềm say mê lao động, sáng tạo
của một nhà khoa học và có sự ứng xử, giao tiếp thân thiện của một nhà tâm lý học",Trung tâm cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể với từng cán bộ.
Trung tâm TT-TV HVNH có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, kinh nghiệm công tác, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế. Để đáp ứng được yêu cầu chung của xã hội, thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục của Học viện và yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện nói riêng, Trung tâm cần có kế hoạch, mục tiêu đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, tạo điều kiện cho họ tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức liên ngành và các kỹ năng cần thiết. Song song với các lớp đào tạo ngắn hạn đó là việc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ thư viện đi học nâng cao trình độ chuyên môn (thạc s , tiến s ) tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho Trung tâm đó chính là phương thức cạnh tranh thông tin hiệu quả nhất với các thư viện trong nước và khu vực. Để đạt được mục tiêu trên cần được sự quan tâm ủng hộ của BDG Học viện, cụ thể:
- Học viện cần tạo điều kiện hơn nữa để cán bộ thư viện tham gia đầy đầy đủ các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, các cuộc hội thảo về chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng CNTT trong hoạt động TT-TV do các cơ quan đầu ngành, các trung tâm thông tin tổ chức.
- Khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho cán bộ đi học nâng cao trình độ thạc s , đặc biệt là trình độ tiến s , các khóa đào tạo tin học (sắp tới Trung tâm sẽ xây dựng thư viện số), ngoại ngữ (đáp ứng yêu cầu liên kết đào tạo với các trường đại học lớn trên thế giới của Học viện) để xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn cho Trung tâm.
- Tham dự các lớp nâng cao năng lực quản lý và điều hành thư viện hiện đại trong và ngoài nước.
- Tổ chức cho cán bộ đi tham quan, khảo sát, học hỏi kinh nghiệm của các thư viện đại học hiện đại trong và ngoài nước.
Ngoài những yêu cầu trên, để làm tốt hơn nữa công tác phát triển, tổ chức NLTT và ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu tài liệu của người học và người dạy theo phương thức đào tạo tín chỉ, Trung tâm cần bổ sung biên chế cho các tổ nghiệp vụ đặc biệt là tổ Bổ sung và biên mục.
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội và thách thức của Việt Nam chỉ trở thành hiện thực trong những điều kiện cụ thể, lợi thế cạnh tranh của một quốc gia được cấu thành từ nhiều yếu tố như: hạ tầng, thể chế, môi trường kinh doanh, nhân lực,... trong đó nhân lực được coi là yếu tố cạnh tranh có tính riêng biệt, quyết định đối với mỗi quốc gia. Vì vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước phải đổi mới hệ thống giáo dục từ đó đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đủ sức cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới. Do đó công