Tăng cường nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Trung tâm thông tin - Thư viên Học viện Ngân hàng (Trang 119 - 123)

3.1. Nhóm giải pháp phát triển nguồn lực thông tin

3.1.3. Tăng cường nguồn lực thông tin

- Tăng cường bổ sung tài liệu điện tử: Tài liệu điện tử với đặc trưng nổi trội là không hạn chế NDT về mặt không gian và thời gian phù hợp với xu hướng sử dụng các phương tiện điện tử để tiếp nhận thông tin của NDT. Thực trạng cơ cấu NLTT tại Trung tâm có sự chênh lệch lớn giữa tài liệu truyền thống (83.1%) và tài liệu điện tử (16.9%), trong khi 34.49% người được hỏi thường sử dụng tài liệu điện tử, 84.08% NDT cho rằng Trung tâm nên tăng cường NLTT này (câu 6 Phụ lục 2). Hiện nay, HVNH đang đào tạo theo tín chỉ, đòi hỏi NDT khai thác thông tin thường xuyên hơn và tài liệu điện tử sẽ giúp bạn đọc dễ dàng truy cập, chia sẻ các thông tin một cách nhanh chóng, nâng cao chất lượng học tập, NCKH của NDT.

Bộ sưu tập số tài liệu nội sinh do Trung tâm xây dựng, một số CSDL toàn văn tài liệu ngoại văn mới chỉ được dùng thử trong thời gian ngắn nên thực tế NDT chưa khai thác được nguồn tài liệu số này. Để khắc phục hạn chế về sự thiếu cân đối trong cơ cấu loại hình tài liệu, bắt kịp xu hướng phát triển chung của NLTT tại các thư viện và đáp ứng nhu cầu sử dụng tài liệu điện tử của NDT, Trung tâm TT-TV HVNH cần tăng cường bổ sung các loại hình tài liệu điện tử bằng cách:

+ Mua quyền truy cập các CSDL điện tử, các CSDL toàn văn phù hợp với các chuyên ngành đào tạo của Học viện để phục vụ việc học tập, giảng dạy và NCKH của NDT. Do nguồn kinh phí bổ sung hạn hẹp, Trung tâm cần ưu tiên bổ sung các tài liệu số trong nước có liên quan đến các l nh vực đào tạo của Học viện và bổ sung có lựa chọn các nguồn tài liệu số của các nước có nền kinh tế và KHCN tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Trong đó ưu tiên các l nh vực chính theo thứ tự như sau:

+ Các ngành đào tạo chính của trường: Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị.

+ Số hóa tài liệu nội sinh: Trung tâm đã số hóa nguồn tin nội sinh như sách giáo trình, các luận án tiến s , luận văn thạc s , đề tài NCKH các cấp,… từ năm 2009 trở về trước. Do trước năm 2009, luận án, luận văn và đề tài NCKH cấp Học viện do các cá nhân có ý thức tự giác cao nộp tại Trung tâm và không có file. Từ năm 2010 trở lại đây Trung tâm đã thu file của các tài liệu đó nên tiết kiệm được nhân lực và kinh phí số hóa. Đây chính là giải pháp bổ sung tài liệu điện tử nhanh chóng và ít tốn kém nhất của Trung tâm.

Hiện nay, tài liệu điện tử, tài liệu số có chi phí khá lớn, một số nhà xuất bản bán quyền truy cập các ấn phẩm điện tử, số với giá cao hơn rất nhiều và thậm chí dự định không phát hành ấn phẩm dưới dạng bản in nữa. Một vấn đề nghiêm trọng đối với tài liệu này là khả năng lưu trữ và duy trì các ấn phẩm đó. Tài liệu điện tử, số thường được mua quyền truy cập chứ không phải quyền sở hữu; nhưng nếu thư viện đặt mua tài liệu in, họ có thể giữ chúng bao lâu tùy thích. Hiện nay, trước sự truy cập đến các nguồn tài nguyên số đang tăng mạnh mẽ, để thoả mãn nhu cầu của người học theo phương pháp đào tạo tín chỉ, Trung tâm TT-TV HVNH cần:

+ Tăng cường bổ sung loại hình tài liệu điện tử như CD-ROM, ebook,… + Mua quyền truy cập các CSDL riêng lẻ hoặc mua chung với thư viện đại học cùng khối ngành để phục vụ tốt hơn việc tìm kiếm thông tin từ xa của NDT.

- Chú trọng bổ sung nguồn tin nội sinh: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các thư viện trường đại học là tiến hành thu thập được đầy đủ, kiểm soát và khai thác có hiệu quả nguồn thông tin nội sinh phục vụ đào tạo và NCKH. Từ năm 2009, Trung tâm TT-TV HVNH đã nhận thức được vai trò quan trọng của tài liệu xám trong công tác đào tạo và NCKH của Học viện nói chung và chất lượng NLTT đáp ứng nhu cầu thông tin/tài liệu của NDT tại Trung tâm nói riêng. Với thực trạng nguồn tài liệu nội sinh hiện nay, Trung tâm cần thực hiện các giải pháp để thu được đầy đủ hơn nữa nguồn tài liệu quý hiếm này, cụ thể:

Quy định thu tập bài giảng các môn học để Trung tâm có thể thu thập loại tài liệu sát thực với nhu cầu học tập của sinh viên này. Tuy nhiên, đây là vấn đề đang

gặp nhiều ý kiến không đồng thuận giữa các khoa, các bộ môn với Trung tâm. Việc có hay không thu thập được loại tài liệu này, Trung tâm cần phải tiếp tục thuyết minh được tính cần thiết của việc lưu giữ một cách hệ thống và lịch sử đối với tài liệu nội sinh tập bài giảng. Đồng thời Ban Giám đốc HVNH cần có ý kiến chỉ đạo chính thức, rõ ràng về trách nhiệm của giảng viên trong vấn đề này.

Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Khoa, Bộ môn và Trung tâm để thu thập nguồn tài liệu xám là Kỉ yếu cấp Khoa, cấp Học viện được đầy đủ. Trung tâm cần đảm bảo tính bảo mật nội dung nghiên cứu tránh tâm lí lo ngại mất bản quyền tác giả, thúc đẩy tính tự giác của cán bộ nghiên cứu khi nộp tài liệu về Trung tâm.

Xây dựng dự toán kinh phí rõ ràng cho công tác thu thập tài liệu xám, số hóa tài liệu xám, nhân công thực hiện số hóa tài liệu xám, mua sắm trang thiết bị và phần mềm quản trị.

Tiếp tục hoàn thiện quy định về tổ chức nguồn tài liệu xám của HVNH, trong đó liên hệ thu thập bổ sung nguồn tài liệu xám của một số cơ quan thuộc ngành kinh tế, ngân hàng, tài chính (Ngân hàng Trung ương, Viện Nghiên cứu của các Bộ Tài chính, Kế hoạch đầu tư,…) các đơn vị liên kết (các trường liên kết đào tạo quốc tế như ĐH Sunderland, Đại học City U, Đại học Kinh tế Berlin, Đại học Kinh tế tài chính Nga, Đại học Ngân hàng TP HCM và các trường đại học lớn chuyên ngành kinh tế của Việt Nam).

- Tăng cường bổ sung tài liệu tiếng Anh: Hiện nay, thông tin khoa học, công

nghệ phần lớn được viết bằng tiếng Anh (theo Globalsearch, có 68% thông tin trên Internet là bằng tiếng Anh). NDT có thể tiếp cận thông tin chủ yếu bằng tiếng Anh. Thực tế cho thấy, tại các thư viện đại học, ngày càng có nhiều NDT tìm kiếm, sử dụng các nguồn thông tin bằng ngoại ngữ.

Tại Trung tâm TT-TV HVNH, cơ cấu ngôn ngữ tài liệu có sự chênh lệch quá lớn, ngôn ngữ chủ yếu là tài liệu tiếng Việt chiếm 90.38%, tài liệu tiếng Anh chiếm 9.62% trong đó số lượng lớn tài liệu tiếng Anh, Trung tâm thu thập được lại từ nguồn tặng biếu, trao đổi do đó chưa có nhiều tài liệu phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của NDT. Thực tế khảo sát NCT tại Trung tâm cho thấy có

dụng tài liệu tiếng Anh (câu 3, Phụ lục 2). Nhóm NDT sử dụng tài liệu tiếng Anh tập trung chủ yếu là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, đây cũng chính là nhóm NDT có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng công tác đào tạo và NCKH của Học viện. Mặt khác, theo xu hướng và chiến lược phát triển chung, Học viện sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, NCKH vì vậy Trung tâm phải thực sự chú trọng đến việc phát triển NLTT viết bằng tiếng Anh. Qua Phiếu điều tra (câu 4, Phụ lục 2) có 58.57 % NDT được hỏi mong muốn Trung tâm bổ sung sách ngoại văn nhiều hơn trong khi chỉ có 36.73 % NDT yêu cầu bổ sung tài liệu tiếng Việt và 9.8 % là các ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc... Từ thực trạng trên, có thể thấy rất rõ sự chênh lệch giữa số lượng tài liệu tiếng Anh với NCT viết bằng ngôn ngữ này. Do đó, Trung tâm cần có kế hoạch bổ sung thêm nguồn tài liệu ngoại văn đáp ứng NCT ngày một đa dạng, phong phú của NDT; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH của Học viện.

- Mở rộng diện bổ sung: Hàng năm, Trung tâm đã bổ sung đầy đủ tài liệu

phục vụ 06 chuyên ngành đào tạo của nhà trường: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị, tiếng anh ngân hàng và các môn học cơ bản: toán, tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất... Những tài liệu đó đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập và nghiên cứu của NDT và tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học “Thư viện của trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học”[3].

Tuy nhiên, Trung tâm cần bổ sung các thêm tài liệu giúp nâng cao kiến thức văn hóa - xã hội cho cán bộ, giảng viên và sinh viên như: sách chính trị xã hội, văn học, lịch sử, kỹ năng... Những tài liệu này, một mặt giúp NDT nâng cao kiến thức chính trị - xã hội mặt khác giúp NLTT của Trung tâm bao quát và toàn diện hơn với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của Học viện.

Trình độ của NDT tại Trung tâm ngày càng cao hơn, chuyên sâu hơn; nhu cầu về thông tin của họ cũng đa dạng về nhiều l nh vực; do vậy, NLTT phải đảm bảo đầy đủ về nội dung, đa dạng về loại hình, phù hợp với xu thế phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại. Để phục vụ đòi hỏi ngày càng cao của NDT; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường,

Trung tâm cần phải có chiến lược bổ sung cụ thể, hợp lý, khoa học hơn; đặc biệt cần đa dạng hoá các loại hình tài liệu nhất là tài liệu điện tử, tài liệu ngoại văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Trung tâm thông tin - Thư viên Học viện Ngân hàng (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)