Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Trung tâm thông tin - Thư viên Học viện Ngân hàng (Trang 58 - 61)

Qua phân tích cho thấy NCT tại Trung tâm mang tính chuyên sâu, thay đổi theo phương thức đào tạo theo tín chỉ. Do đó cán bộ thư viện phải nắm được NCT của các nhóm NDT để có những định hướng, phương pháp xây dựng, tổ chức các SP&DV TT -TV phù hợp với đặc điểm NCT của NDT trong những giai đoạn nhất định phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và thế giới.

+ Nhu cầu tin về thời gian uất b n tài liệu: Thông tin kinh tế đóng vai trò

quan trọng trong sự phát triển của xã hội, là nhân tố giúp kết nối và trao đổi giữa các thành phần của xã hội toàn cầu. Thông tin mà Trung tâm thu thập và cung cấp cho NDT là những thông tin về tài chính và kinh tế nhằm đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu nghiên cứu và học tập. NDT cần thông tin cập nhật hàng ngày, nếu thông tin không có sẵn, NDT sẽ phải dùng đến phương pháp tìm kiếm trên internet, thậm chí là các phương thức không chính thống để có được thông tin.

Theo sự vận động của thị trường tài chính, tốc độ phát triển của nền kinh tế và sự biến đổi từng giờ của thông tin kinh tế, tài chính, ngân hàng nên NCT của NDT tại Trung tâm là những tài liệu mới, cập nhật, có năm xuất bản gần với thời điểm hiện tại nhất. Theo kết quả khảo sát về NCT (câu 7, Phụ lục 2) 100% NDT được hỏi đều có mong muốn sử dụng tài liệu từ năm 2012 trở lại đây, trong khi NCT giai đoạn 2006 - 2009 là 24.6 %, giai đoạn 1998 trở về trước là 5.1 % tổng số người được hỏi. Nắm bắt được NCT của NDT để từ đó Trung tâm có chính sách phát triển, tổ chức, khai thác NLTT hợp lí trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, sự phát triển nhanh chóng của thông tin kinh tế.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN PHỤC VỤ ĐÀO TẠO THEO

TÍN CHỈ TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

2.1. Cơ cấu nguồn lực thông tin tại Trung tâm thông tin - Thƣ viện Học viện Ngân hàng Ngân hàng

2.1.1. Nguồn lực thông tin theo nội dung tài liệu

Học viện Ngân hàng có nhiệm vụ đào tạo và NCKH ứng dụng khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng. Vì vậy, nội dung NLTT của Trung tâm TT-TV mang tính đặc thù theo chuyên ngành đào tạo của Học viện, tài liệu khác như văn học, nghệ thuật,… chỉ chiếm một lượng nhỏ và được thu thập nhờ nguồn biếu tặng, chia sẻ tài liệu từ các thư viện của các Cơ sở đào tạo, Phân viện.

Đối với xuất bản phẩm định kỳ như báo, tạp chí đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện k năng sống, phát triển trí tuệ, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan, bồi đắp tình cảm nhân văn cho giới trẻ đặc biệt là sinh viên, mà không một cuốn sách nào, thầy giáo nào có thể đáp ứng được. Vì vậy, Trung tâm luôn chú trọng bổ sung, thu thập và giới thiệu nguồn tài liệu này đến NDT. Nội dung của báo, tạp chí rất phong phú về nhiều l nh vực nhưng tập trung vào chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng và các l nh vực giải trí, khoa học thường thức. Hiện nay, Trung tâm có 114 tên báo, tạp chí được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Với 62 loại báo trong đó 34 loại báo phục vụ cho các chuyên ngành đào tạo của Học viện và 28 loại báo tin tức, giải trí, chính trị - xã hội, văn hoá, lịch sử được cập nhật theo định kỳ xuất bản. 46 tên tạp chí tiếng Việt phục vụ các chuyên ngành đào tạo của trường và 6 tên tạp chí ngoại văn phục vụ trực tiếp cho các chuyên ngành đào tạo chính của Học viện. Một số tạp chí về l nh vực văn hoá, xã hội bổ trợ khác như: Tạp chí Triết học, Giáo dục, Văn nghệ....

Đối với xuất bản không định kỳ như sách, các luận văn, luận án… được Trung tâm thu thập, lưu trữ và phổ biến đến NDT. Cơ cấu NLTT thu được phân theo nội dung tài liệu phù hợp với các chuyên ngành đào tạo của Học viện, như sau:

Bảng 2.1: Nội dung tài liệu theo chuyên ngành đào tạo

TT Tên ngành đào tạo Đầu

tài liệu Tỷ lệ (%) Bản tài liệu Tỷ lệ (%) 1 Kinh tế 1,111 8.09 3,337 5.39

2 Ngân hàng thương mại 1,528 11.13 14,016 22.65

3 Thanh toán quốc tế 1,052 7.66 3,157 5.10

4 Tiền tệ ngân hàng 1,276 9.29 3,833 6.19 5 Kế toán ngân hàng 980 7.14 2,952 4.77 6 Tài chính 1,650 12.01 10,159 16.42 7 Chứng khoán 1,009 7.35 3,033 4.90 8 Kế toán 1,166 8.49 6,454 10.43 9 Kiểm toán 865 6.30 2,618 4.23 10 Thống kê 232 1.69 466 0.75

11 Quản trị doanh nghiệp 458 3.33 2,356 3.81

12 Quản trị Marketing 1,027 7.48 2,540 4.10

13 Hệ thống thông tin quản lý 220 1.60 965 1.56

14 Tin học 155 1.13 623 1.01

15 Tiếng Anh thương mại 342 2.49 2,016 3.26

16 Luật 486 3.54 1,238 2.00

17 Kinh tế quốc tế 177 1.29 2,124 3.43

Tổng 13,734 100.00 61,887 100.00

Nguồn: Trung tâm TT-TV [48] Theo thống kê bảng và biểu đồ 2.1 tổng số đầu tài liệu phục vụ cho 17 chuyên ngành là 13,734 đầu tài liệu (61,887 bản) trong đó nhiều nhất là tài liệu phục vụ cho chuyên ngành ngân hàng: ngân hàng thương mại, thanh toán quốc tế, tiền tệ ngân hàng,… chiếm 35.21% tổng số đầu tài liệu, tiếp đến là chuyên ngành kế toán - kiểm toán (14.79%), tài chính (12.01%) vì đây là chuyên ngành đào tạo chính của Học viện, đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài nên tài liệu được bổ

sung, lưu trữ nhiều hơn các ngành mới mở. Một số chuyên ngành được mở sau nên lượng tài liệu tham khảo còn hạn chế như ngành: Hệ thống thông tin quản lí, Kinh doanh quốc tế, số đầu tài liệu chỉ chiếm trên 1%, là con số quá khiêm tốn chưa đáp ứng được NCT của giảng viên và sinh viên các ngành này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Trung tâm thông tin - Thư viên Học viện Ngân hàng (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)