Bổ sung nguồn kinh phí phát triển nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Trung tâm thông tin - Thư viên Học viện Ngân hàng (Trang 117 - 119)

3.1. Nhóm giải pháp phát triển nguồn lực thông tin

3.1.2. Bổ sung nguồn kinh phí phát triển nguồn lực thông tin

HVNH là đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục củaBộGiáo dục và Đào tạo. HVNH nhận được nguồn kinh phí do Nhà nước cấp là chủ yếu, ngoài ra theo cơ chế tự chủ tài chính Học viện còn có thêm nguồn kinh phí được trích ra từ hoạt động đào tạo,… Tuy nhiên, tại Học viện hiện chưa có bất cứ quy định nào cho việc phân bổ kinh phí mua tài liệu. Mỗi năm Trung tâm được duyệt nguồn kinh phí nhiều ít khác nhau tùy thuộc vào sự cân đối tài chính với các bộ phận khác của Học viện, vì vậy công tác bổ sung tài liệu không có sự ổn định, chủ động, không bao quát được l nh vực đào tạo của nhà trường và lượng tài liệu cần thiết cho các chuyên ngành học có sự biến động hàng năm.

năm và chương trình mục tiêu của Học viện. Nguồn kinh phí đó tuy đã tăng lên đáng kể trong những năm qua, song vẫn còn khá hạn hẹp trong khi giá cả tài liệu ngày càng tăng. Nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc xét chọn danh mục tài liệu rất kỹ lưỡng, chủ yếu ưu tiên mua giáo trình, tài liệu tham khảo, các tạp chí chuyên ngành cho các ngành đào tạo của trường.

Để có thêm kinh phí bổ sung tài liệu, một mặt Trung tâm cần đề xuất với Ban Giám đốc Học viện phân bổ kinh phí cố định cho công tác phát triển NLTT. Việc phân bổ ngân sách nhà nước cho công tác phát triển NLTT cũng cần phải dựa vào số lượng NDT của Trung tâm hàng năm. Nếu quy mô của NDT tăng thì nguồn ngân sách phân bổ cho công tác phát triển NLTT cũng phải được tăng lên tương ứng. Học viện có thể trích từ nguồn thu sự nghiệp để phân bổ thêm vào phần kinh phí dành cho Trung tâm.

Mặt khác, Trung tâm cần chủ động tìm kiếm thêm các nguồn kinh phí tài trợ từ các ngân hàng, trao đổi từ các đối tác liên kết đào tạo quốc tế. Đồng thời, Trung tâm nên chú trọng tìm kiếm các dự án phát triển giáo dục, văn hóa trong và ngoài nước, các dự án này thường cấp nguồn kinh phí khá lớn cho việc mua sắm tài liệu và trang thiết bị thư viện, từ đó làm phong phú thêm NLTT của mình đáp ứng tối đa NCT của NDT. Ngoài ra, Trung tâm nên duy trì mối quan hệ thân thiết với các cựu sinh viên nhằm tranh thủ sự đóng góp từ phía họ trong tương lai.

Trung tâm cũng có thể chọn hình thức bổ sung phối hợp với các thư viện cùng khối ngành nhằm tiết giảm kinh phí và tránh trùng lặp lãng phí.

Một giải pháp tăng nguồn kinh phí mà Trung tâm cần chú trọng nữa đó là kinh phí phát sinh từ chính hoạt động của mình, Trung tâm nên chủ động tạo ra các SP&DV chất lượng có thể “bán” cho NDT và trình Ban giám đốc Học viện cơ chế đối với các khoản thu hợp lệ từ NDT. Lợi nhuận đó có thể dùng cho việc mua sắm tài liệu mới phục vụ NCT ngày càng cao của NDT.

Trong thời gian tới, theo chiến lược phát triển chung của Học viện về việc mở rộng quy mô, ngành đào tạo thì số lượng sinh viên các hệ sẽ tiếp tục tăng lên, thêm vào đó là chương trình đào tạo theo tín chỉ với mục tiêu thúc đẩy tính sáng tạo, tự học của sinh viên do đó số lượng NDT đến Trung tâm ngày càng tăng. Vì vậy,

Học viện cần phải phân bổ thêm kinh phí để gia tăng cả về số lượng và nâng cao về chất lượng NLTT đáp ứng kịp thời NCT của NDT. Tăng cường kinh phí là giải pháp then chốt và quyết định nhất trong công tác phát triển NLTT tại Trung tâm. Khi NLTT tại Trung tâm được phát triển lớn mạnh thì chất lượng đào tạo và NCKH của Học viện sẽ được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Trung tâm thông tin - Thư viên Học viện Ngân hàng (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)