Hội Giá: Mức độ nổi tiếng của lễ hội được thể hiện qua câu ca dao xứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 67 - 70)

Đoài: Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy. Hội Giá được tổ chức thường niên vào

Hoài Đức. Quán Giá thờ thành hoàng Lý Phục Man, danh tướng của Lý Nam Đế (541-547). Lễ hội được chuẩn bị rất chu đáo trước khi tổ chức, có ban bệ và phân cơng vai trị tùy theo lứa tuổi, thứ bậc và nghề nghiệp.

Hội Giá có điểm đặc biệt là được tổ chức liên làng và đám rước bao gồm các ngơi đình của các làng tham gia. Nghi thức rước là nghi thức đặc sắc nhất, riêng biệt của hội làng Kẻ Giá. Hai làng tổ chức rước chính là làng Yên Sở và Đắc sở, có sự tham gia của Diễn Xá, Đại Đồng và Yên Thái. Hội Giá được tổ chức theo trình tự nghiêm ngặt gồm có:

+ Nghi thức xin phép trang trí đình thực hiện lúc 10 giờ. + Rước văn tế đầu giờ chiều

+ Hai làng tổ chức rước vào hai ngày khác nhau, Đắc Sở ngày lẻ, Yên Sở ngày chẵn. Đám rước đơng và có nhiều bộ phận thực hiện những cơng việc khác nhau. Đám rước Yên Sở thường dao động từ 104 – 108 người, Đắc Sở có số lượng người trong đám rước lớn hơn khoảng từ 10 cho đến 20 người.

+ Lễ tế cờ được tổ chức trang nghiêm, thiêng liêng. Thanh niên, trai tráng trong làng đơng tới hàng trăm người sắp xếp đội hình theo hình trơn ốc và người tướng cầm cờ đại phá vòng vây. Lễ tế cờ là nghi lễ biểu trưng cho hoạt động luyện quân đánh giặc ngoại xâm, phần nào phản ánh tín ngưỡng thờ cúng mặt trời. Lễ tế cờ nghiêm quân được tổ chức liên tục trong 15 ngày diễn ra lễ hội, thời gian kéo dài khoảng 1 tiếng mỗi ngày.

+ Lễ tế thành hoàng làng: dâng lễ vật gồm xôi, gà, oản và bánh cuốn. Đáng lưu ý đồ tế có thể là bị ngun con được thui phía đơng của ngơi đình.

Lễ hội làng Giá thể hiện ước nguyện của con người về một cuốc sống bình yên, thịnh vượng thể hiện qua những nghi thức thờ thần (ở đây là Lý Phục Man).

Lễ hội có những nét đặc sắc khó trộn lẫn với những lễ hội khác ở xứ Đồi và khu vực đồng bằng sơng Hồng thể hiện qua quy mô, số lượng người tham gia, tính đồ sộ của trị diễn rước và lễ tế cờ đặc sắc.

- Lễ hội làng Tự nhiên: diễn ra tại hai làng Tự nhiên thuộc huyện thường

tín phía bờ trái sơng Hồng. Lễ hội gắn liền với tín ngưỡng thờ Chử Đồng Tử, một trong bốn vị tứ bất tử trong văn hóa người Việt. Làng Tự nhiên có hai ngơi đình do trước kia được chia làm hai thơn Thượng – Hạ, đều thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung và Tây Sa.

Lễ hội diễn ra vào ngày 1 tháng 4 Âm lịch, gồm có những diễn biến sau: + Chuẩn bị đồ tế lễ: bánh dày

+ Rước kiệu nước: gồm 7 kiệu long đình và 7 kiệu nước, bắt đầu từ thôn Thượng với 3 kiệu, sau đó đồn rước kiệu gồm đầy đủ nghi trượng tiến đến thôn Hạ và dừng 1 khoảng thời chờ đồn rước của thơn này. Thôn hạ gồm 3 kiệu nhập vào đoàn rước theo thứ tự Thượng trước hạ sau. Đoàn rước tiếp tục đi đến ngã ba, ở đây thôn Thủy Tộc rước 1 kiệu và nhập vào đoàn thành 1 đoàn rước lớn. Đến bến sông, 7 chiếc kiệu được rước bằng thuyền ra giữa sông lấy nước sạch làm lễ mộc dục. Đoàn rước quay trở lại quãng đường vừa đi và tách đoàn theo thứ tự ngược lại. Mỗi đám rước của từng thơn đưa kiệu trở về đình làng của minh hoàn thành lễ rước nước.

+ Tổ chức phần hội gồm các trò chơi dân gian, nổi bật là trị cờ bỏi và tổ tơm điếm.

Như vậy, cốt lõi của nghi thức trong lễ hội xã Tự Nhiên là việc rước nước. Mục đích chính của việc rước nước là lấy nước để làm lễ mộc dục cho đức Thánh cùng nhị vị phu nhân. Thực ra, chính đây là lớp tín ngưỡng cịn sót lại của cư dân nơng nghiệp. Biến thiên của truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung gắn bó mật thiết với văn hóa và cư dân ven sơng Hồng.

- Du lịch thưởng thức các loại hình biểu diễn dân gian gắn với tín ngưỡng: - Hát Dô: Hát dô là hình thức biểu diễn dân gian chỉ có ở Hà Tây (cũ).

Tương truyền hội hát Dô được mở ra để tưởng nhớ đức thánh Tản Viên dạy dân ca hát. Đây là một loại dân ca tế thần. Do chu kỳ mở hội quá dài, trong thời kỳ hiện đại, loại hình biểu diễn này có nguy cơ cao bị mất đi do những nghệ nhân

đa phần đều lớn tuổi và lớp trẻ ít quan tâm đến chúng với tư cách là một nét văn hóa truyền thống. Đền Khánh Xuân Tuyết Nghĩa, Quốc Oai là nơi tổ chức hội Hát Dô. Hội không chỉ hạn chế đối với người dân trong làng mà cịn có sự tham gia của các làng lân cận như Đại Phu, Vĩnh Phúc, Bái Nội, Bái Ngoại, Đất Đỏ, Đông Sơn, Đại Đồng... Năm 2005 với sự giúp đỡ của quỹ Ford (Mỹ) phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian tỉnh đã thành lập câu lạc bộ Hát Dô nhằm bảo tồn và phát triển rộng rãi vào cộng động loại hình văn hóa đặc sắc này.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, Hán Nơm; hát Dô xuất hiện trong khoảng thế kỷ thứ XV và được hoàn thiện trong thời kỳ khoảng giữa thế kỷ XVIII- XIX với những dấu ấn khá rõ nét của các nhà Nho. Những văn bản ghi chép bằng chữ Hán Nôm về nội dung hát Dô được lưu giữ cho đến tận ngày nay được ghi chép vào năm 1916 (Tác giả Lê Chí Quế và Trần Bảo Hưng, Nguyễn Đăng Hòe).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)