Khái niệm về loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 29 - 32)

Du lịch văn hóa tín ngưỡng là một sản phẩm du lịch lấy tín ngưỡng và những biểu hiện của chúng làm cơ sở hình thành và phát triển. Do du lịch gắn với tín ngưỡng là một trong số vơ vàn những sản phẩm du lịch được phân loại cho nên có rất ít những định nghĩa chính thống về sản phẩm du lịch này.

Tuy nhiên, với tư cách là một sản phẩm du lịch khai thác nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, du lịch gắn với tín ngưỡng mang đầy đủ đặc thù là một sản phẩm du lịch văn hóa.

Do đó, để đưa ra được khái niệm hoặc chí ít một cách hiểu có thể chấp nhận được về du lịch văn hóa tín ngưỡng trong luận văn này cần có sự đối chiếu, phân tích các nội dung khái niệm du lịch văn hóa để từ đó đưa ra được nội dung cơ bản về Du lịch văn hóa tín ngưỡng:

Theo Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO: “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích, đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”. Theo định nghĩa, du lịch văn hóa bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhưng chủ yếu đề cập đến môi trường xã hội nhân văn - trong đó con người và sản phẩm đặc trưng của con người - văn hóa là đối tượng khai thác chủ yếu của ngành du lịch. Định nghĩa cũng nhằm phân biệt du lịch văn hóa với du lịch đến với các điểm tài nguyên tự nhiên, vốn là hình thức du lịch được biết đến nhiều hơn và chiếm tỷ lệ lớn trong động cơ tiến hành hoạt động du lịch truyền thống. Du lịch văn hóa trong diễn giải nhấn mạnh đến khía cạnh xã hội của hoạt động du lịch, đó là nhu cầu giao lưu, khám phá của con người trong một mơi trường văn hóa nhất định đối với một nền văn hóa thuộc một hoặc nhiều xã hội khác.

Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng “Du lịch văn hóa là loại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các cơng trình văn hóa cổ kim” [1, tr.8]. Như vậy, Giáo sư nhấn mạnh vào khía cạnh cung du lịch; nghĩa là xem xét du lịch trên phương diện kinh tế, với chủ thể là những đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm du lịch với tư cách là một ngành dịch vụ. Ngành dịch vụ đó lấy văn hóa làm tài nguyên du lịch, một nguồn lực để phát triển thành sản phẩm du lịch phục vụ cho xã hội.

Luật Du lịch Việt Nam năm 2006 định nghĩa: “Du lịch văn hóa là hình

thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.”

Định nghĩa của Luật du lịch Việt Nam xác định du lịch văn hóa là một sản phẩm du lịch có đối tượng khai thác là nguồn tài nguyên văn hóa. Nguồn tài nguyên này đóng vai trị phục vụ phát triển du lịch cho nên đứng trên khía cạnh ngành du lịch đó là những giá trị văn hóa có khả năng hấp dẫn khách du lịch và khai thác phát triển du lịch. Tuy nhiên, du lịch văn hóa khơng có mối liên hệ trực tiếp đến tồn bộ “bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng” mà chỉ khai thác những khía cạnh có nguồn lực văn hóa cá biệt, có khả năng hấp dẫn khách du lịch và các nhà đầu tư du lịch nhằm phát triển hoạt động du lịch tại những điểm đó. Định nghĩa của luật du lịch cũng đề cập chủ yếu đến mục tiêu “bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống”, đặt nặng mục tiêu phát triển bền vững của hoạt động du lịch.

Các định nghĩa trên cho thấy, khái niệm du lịch và du lịch văn hóa được

nhìn nhận trên hai phương diện chính là phương diện xã hội và phương diện kinh tế. Trong phạm vi kinh tế, du lịch văn hóa cũng được nhìn nhận theo khái niệm cung và cầu, trong đó văn hóa là đầu vào, là nguồn tài nguyên hình thành lên những sản phẩm du lịch, nối kết giữa nhu cầu hưởng thụ văn hóa của du khách và những đối tượng khai thác các giá trị văn hóa nhằm phát triển du lịch với mục đích thu lại những lợi ích kinh tế cụ thể. Đứng trên khía cạnh cịn lại, du lịch văn

hóa là một nhóm nhu cầu của con người di chuyển đến các điểm du lịch trọng yếu tố nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu giao lưu, tìm hiểu khám phá những nền văn hóa mới lạ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ đồng thời tạo ra sự lưu thông tiền tệ tại các điểm đến .

Như vậy du lịch văn hóa được hiểu là một hình thức du lịch khai thác các

giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch; mang lại lợi ích kinh tế cho những tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch (chức năng kinh tế) và trong một số trường hợp là phương tiện để đạt được một số mục tiêu chính trị (như giao lưu văn hóa, tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc.)

Từ định nghĩa về du lịch văn hóa, có thể rút ra một số nội dung của du lịch văn hóa tín ngưỡng như sau:

- Thứ nhất, du lịch tín ngưỡng khai thác hệ thống văn hóa vật thể gắn với tín ngưỡng có sức hấp dẫn cao để phát triển du lịch.

- Thứ hai, du lịch văn hóa tín ngưỡng khai thác văn hóa phi vật thể gắn với tín ngưỡng có sức hấp dẫn cao để phát triển du lịch.

- Thứ ba, du lịch tín ngưỡng phải đáp ứng hai mục tiêu chính là mục tiêu thỏa mãn nhu cầu xã hội (thỏa mãn cầu đi du lịch, giao lưu, học hỏi của xã hội) và mục tiêu kinh tế (mang lại thu nhập cho các chủ thể phía đối tượng cung ứng du lịch). Là một hình thức du lịch đặc thù, du lịch tín ngưỡng hướng đến thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu giá trị tín ngưỡng truyền thống của người Việt, nhu cầu giao lưu văn hóa của khách du lịch quốc tế và nhu cầu nghiên cứu tín ngưỡng.

- Thứ tư, du lịch văn hóa tín ngưỡng phải gắn liền với bảo tồn tín ngưỡng truyền thống, khơng làm mất đi những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc được được bồi đắp qua tiến trình lịch sử.

- Cuối cũng là du lịch văn hóa tín ngưỡng phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng có tín ngưỡng.

Trong luận văn này, du lịch văn hóa tín ngưỡng được hiểu là: một loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa tín ngưỡng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu du lịch của xã hội (nhu cầu tham dự vào khơng gian tín ngưỡng, nhu cầu tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng và nhu cầu giải trí gắn với hoạt động du lịch ở điểm tín ngưỡng), mang lại những lợi ích kinh tế và bảo tồn các giá trị tín ngưỡng truyền thống gắn với sự tham gia của cộng đồng bản địa có tín ngưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)