Các hình thức Du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 39 - 43)

- Du lịch khai thác lễ hội truyền thống: Lễ hội truyền thống được xem là

một trong những nguồn tài nguyên du lịch giầu tiềm năng do số lượng rất lớn và bề dầy lịch sử văn hóa được tích tụ trong đó. Lễ hội truyền thống được ví là bảo tàng sống về đời sống văn hóa từ xa xưa cho đến hiện tại của người Việt Nam. Chính vì thế, chúng thu hút được mối quan tâm của khách du lịch nước ngoài, những du khách từ địa phương khác trong nước kéo theo việc hình thành các tuyến điểm, sản phẩm du lịch lễ hội.

Hiện nay Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngồi (chiếm 0,12%), cịn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%).Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Hà Tây và Phú Thọ. Với số lượng lớn, phân bố rộng khắp trên mọi miền đất nước, lễ hội truyền thống trở thành nguồn tài nguyên du lịch giầu tiềm năng trong q trình phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam.

Lễ hội tín ngưỡng ở Việt Nam thường được tổ chức tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa, các cơng trình tín ngưỡng mà chúng đóng vai trị trung tâm của đời sống văn hóa cộng đồng cư dân nơng nghiệp (biểu hiện qua số liệu thống kê). Tại các điểm đô thị lớn, lễ hội tín ngưỡng truyền thống vẫn được tổ chức với cấu trúc, ý nghĩa mang đậm tính nơng nghiệp.

Về cơ bản, lễ hội tín ngưỡng được phân chia tương đối thành hai bộ phận: phần lễ và phần hội. Có sự phân chia tương đối này nhằm xác định yếu tố thiêng của chúng. Ví dụ như phần lễ, nhấn mạnh đến tính linh thiêng. Đó là yếu tố chiếm vị trí quan trọng trong tâm thức những người tiến hành và tham gia lễ hội; ví như sự biểu lộ lịng biết ơn với thành hoàng làng đã mang nghề, lập lên làng. Phần hội chủ yếu được tổ chức với mục đích thế tục, ví dụ như giải trí sau những

ngày lao động vất vả hoặc là nơi con người giải tỏa những kìm nén bản năng do luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến nho giáo (nhiều trò chơi dân gian mang đậm yếu tố tín ngưỡng phồn thực). Xét về tổng thể, phần lễ và phần hội ln ln có sự đan xen với nhau thành một thể thống nhất. Tính thiêng ln gắn bó chặt chẽ với những hành vi thế tục hóa mang đậm yếu tố dân gian.

Sản phầm du lịch lễ hội tín ngưỡng có đặc điểm là mang tính thời vụ cao do chỉ được tổ chức vào mùa xuân. Khách du lịch muốn tham quan, nhập thân vào một lễ hội đặc biệt chỉ có thể tiến hành hoạt động du lịch vào thời điểm này. Vì lý do đó, du lịch lễ hội mặc dù rất giầu tiềm năng nhưng vẫn chưa thể trở thành một sản phẩm du lịch có lượng du khách đơng đảo và mang lại lợi nhuận cao.

- Du lịch tham quan thắng cảnh: Các tín ngưỡng dân gian ln gắn liền

với một hoặc một số điểm di tích. Các điểm này thường là đình, đền, miếu, nhà thờ họ... Di tích tín ngưỡng ln có những giá trị hấp dẫn du lịch; Đó là giá trị cảnh quan do được đặt trên một khoảng đất rộng trong mối tương quan với tổng thể không gian địa lý của làng, gắn với những quan niệm văn hóa (thuật phong thủy). Giá trị văn hóa thể hiện qua kiểu mẫu cơng trình kiến trúc, những di sản văn hóa như sắc phong, các vị thần được thờ; những tác phẩm nghệ thuật dân gian như tượng thờ, phù điêu, điêu khắc trên các đình làng, những truyền thuyết gắn liền với di tích. Tất cả những thứ đó thể hiện một cách tiêu biểu nhân sinh quan, thế giới quan, tư tưởng thẩm mỹ, triết học của người Việt.

Các điểm di tích gắn với tín ngưỡng dân gian thường đóng vai trị là điểm tham quan trong ngày của tour du lịch do quy mơ khơng đủ lớn để có thể xây dựng các khách sạn cho khách du lịch. Điểm tham quan khác trong tuyến cũng có thể là các điểm di tích tín ngưỡng (sản phẩm du lịch chuyên đề) hoặc các điểm du lịch thuộc nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên nhằm gia tăng giá trị hấp dẫn sản phẩm du lịch.

- Du lịch nghiên cứu: Du lịch nghiên cứu các điểm tín ngưỡng có đối

tượng khách du lịch tương đối hẹp. Đó là những nhà khoa học nước ngồi hoặc những du khách đến từ các địa phương có vị trí địa lý xa xơi. Ngồi ra họ có thể là những người bình thường có một mối quan tâm đặc biệt đến tín ngưỡng. Du lịch nghiên cứu cũng có thể được tổ chức dành cho các đối tượng có mối quan tâm lớn đến giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam như nghiên cứu giá trị kiến trúc, giá trị nghệ thuật, các quan niệm của người xưa về vũ trụ, tự nhiên, xã hội.

Du lịch nghiên cứu có mức độ tri thức đậm đặc hơn so với những tuyến du lịch tham quan thông thường. Những người tổ chức tour du lịch nghiên cứu thường hiểu biết sâu sắc về văn hóa tín ngưỡng của người Việt cũng như đặc điểm các điểm đến có trong tour; hướng dẫn viên cũng phải là người có trình độ cao, có thể là những nhà nghiên cứu chun mơn hoặc những người địa phương gắn bó với di tích và tín ngưỡng. Tri thức thức xuất hiện trong các sản phẩm du lịch nghiên cứu thường được tiêu chuẩn hóa cao hơn so với các sản phẩm du lịch đại chúng.

Du lịch nghiên cứu tại các điểm tín ngưỡng có điểm mạnh là khơng phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, mang đặc trưng mùa vụ thấp. Ngược lại nhược điểm là không thu hút được hoạt động du lịch đại chúng, do đó trong hiện tại loại hình du lịch này chưa mang lại hiệu quả kinh tế theo kế hoạch của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

- Du lịch làng nghề truyền thống gắn với tục thờ thành hoàng làng và tổ nghề: Làng nghề truyền thống có mối quan hệ mật thiết với tín ngưỡng dân gian

thể hiện qua tục thờ thành hồng làng. Thành hồng làng có thể là quan lại của triều đại phong kiến trước kia dạy dân một nghề để sinh sống hoặc một người từ nơi khác mang nghề đến truyền lại. Trong tâm thức của những người Việt bản địa, thành hồng thuộc nhóm này được xem là tổ nghề, người mang lại cho làng một nghề phụ làm tăng thu nhập trong những lúc nông nhàn.

Làng nghề truyền thống với tính chất bổ trợ cũng được đánh giá là một trong những nguồn tài nguyên du lịch có mức độ hấp dẫn cao, có thể trở thành sản phẩm du lịch độc lập. Làng nghề là nơi sản xuất ra sản phẩm thủ công truyền thống có mẫu mã đa dạng, nhiều chủng loại và mang tính cá biệt. Ở nhiều địa phương, làng nghề truyền thống được xác định là sản phẩm du lịch chuyên đề chủ đạo như Hà Tây cũ, với hơn 1000 làng nghề truyền thống trong đó có hơn 200 làng nghề được cấp chứng nhận; một số tỉnh khác cũng được đánh giá cao là Hải Dương, Phú Thọ, Ninh Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh…

- Du lịch tìm hiểu, thưởng thức các hình thức biểu diễn, diễn xướng dân gian: Diễn xướng dân gian có nguồn gốc từ các lễ hội truyền thống ( ví dụ múa

rối nước ở hội chùa Thầy). Hiện nay, với những giá trị đã được các nhà nghiên cứu văn hóa khẳng định, diễn xướng dân gian dần được tách khỏi lễ hội vốn chỉ được tổ chức tối đa 2 lần trong một năm để trở thành một loại hình biểu diễn tương đối độc lập (tách khỏi khơng gian tín ngưỡng).

Ở nước ta có nhiều hình thức diễn xướng dân gian gắn với các quan niệm tín ngưỡng và các điểm di tích. Hát Xoan là hình thức biểu diễn gắn bó mật thiết với tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng, hát Chầu văn thường được tổ chức ở các điểm tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Đức thánh Trần ở khu vực đồng bằng sông Hồng; hát Dô Hà Tây (cũ) gắn liền với tín ngưỡng thờ Tản Viên sơn thần; hát Chèo Tầu ở Tân Hội (Đan Phượng – Hà Tây cũ) với mục đích tưởng nhớ cơng ơn đánh giặc của thành hoàng làng – tướng Văn Dĩ Thành……

Biểu diễn dân gian truyền thống tự thân đã trở thành một nguồn tài nguyên du lịch văn hóa có giá trị. Sự gắn bó mật thiết với các điểm di tích tín ngưỡng và lễ hội đã biến chúng trở thành một sản phẩm du lịch đặc biệt.

Các hình thức biểu diễn dân gian gắn với tín ngưỡng có thể là đối tượng khai thác cho các loại hình du lịch khác nhau: du lịch nghiên cứu tìm hiểu, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa chuyên đề và du lịch lễ hội…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)