Nguyên nhân tồn tại, hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 84 - 88)

- Hát Hị Đình Bơi: được tổ chứ cở đình An Cốc Hạ, lên Nôm gọi là làng

2.3.3 Nguyên nhân tồn tại, hạn chế.

Nguyên nhân khách quan

- Thiếu sự phối hợp hiệu quả giữa chính quyền địa phương, người dân bản địa và doanh nghiệp: doanh nghiệp du lịch phát triển theo nhu cầu thị trường mà không căn cứ hoặc tuân thủ theo chính sách hoặc quy hoạch của cơ quan quản lý du lịch - lãnh thổ dẫn đến hệ quả du lịch văn hóa tín ngưỡng phát triển tự phát và manh mún. Người dân và doanh nghiệp theo đuổi những mục tiêu riêng biệt, khơng gắn kết và chia sẻ lợi ích trong hoạt động du lịch.

- Quan điểm về du lịch tâm linh chủ yếu nghiêng về khía cạnh tơn giáo: Các tổ chức, doanh nghiệp nhấn mạnh quá mức đến Phật giáo và các thực hành tơn giáo (có đến 90% khách du lịch tâm linh nội địa chọn điểm đến là Chùa dưới tác động của quảng bá du lịch), trong khi đó với số lượng tài nguyên lớn, yếu tố lịch sử - tâm linh có giá trị; du lịch văn hóa tín ngưỡng cần được đánh giá phù hợp hơn nhằm tạo dựng chính sách đầu tư phát triển hiệu quả hơn.

- Khủng hoảng kinh tế thế giới và tốc độ tăng trưởng trong nước chậm lại: yếu tố này ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch tồn cầu nói chung, khách du lịch trong nước nói riêng. Khả năng chi trả của khách du lịch cũng bị cắt giảm đi đáng kể khi đến các điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng.

- Chính sách phát triển du lịch tín ngưỡng nói riêng du lịch tâm linh nói chung chưa được hồn thiện do đây là loại hình du lịch tương đối mới ở nước ta.

- Doanh nghiệp lữ hành chưa đánh giá đúng nguồn tài nguyên du lịch, chỉ khai thác những điểm đã phát triển mà không nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới gắn với điểm di tích tơn giáo – tín ngưỡng.

- Quan điểm của cấp chính quyền địa phương còn chưa đầy đủ khi cố gắng xây dựng những giá trị “tơn giáo – tín ngưỡng” mới thay vì khai thác và bảo tồn những giá trị truyền thống. Đối với khách du lịch, cốt lõi sức hấp dẫn của điểm du lịch tâm linh – tín ngưỡng là tính “thiêng” dựa trên cơ sở lịch sử và danh tiếng của chúng, về những phản hổi của thần thánh đối với tín đồ chứ khơng phải sự đồ sộ và hoành tráng về kiến trúc. Nhận thức chưa đầy đủ về nhu cầu khách du lịch dẫn đến việc tạo ra những sản phẩm không phù hợp với thị hiếu khách du lịch.

- Các điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng có sự tương đồng lớn về đặc điểm bất chấp số lượng lớn và sự phân bố đồng đều trên toàn bộ địa bàn: ngoại trừ một số cơng trình tín ngưỡng đặc biệt, đa số cơng trình và biểu hiện tín ngưỡng tương đối giống nhau gây khó khăn cho việc đa dạng hóa sản phẩm và tạo sản phẩm có tính đặc thù cao.

- Những điểm du lịch tín ngưỡng đã phát triển trong nội thành thu hút phần lớn khách du lịch do thuận tiện về cơ sở hạ tầng, khoảng cách địa lý.

- Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên chuyên hoạt động trong lĩnh vực tâm linh. Ngoài ra vấn đề ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ hiếm cũng tạo nên rào cản cho việc phát triển loại hình du lịch này.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong quá trình khai thác loại hình du lịch này, trong giai đoạn 1998- 2008, du lịch tín ngưỡng được xem là một trong ba nguồn tài nguyên chủ đạo của ngành du lịch Hà Tây, hình thành lên ba cụm du lịch với sản phẩm đặc thù tương đối khác biệt theo khu vực địa lý và văn hóa. Hiện nay, trong các bản quy hoạch và thực trạng phát triển du lịch trong thực tế, du lịch gắn với tín ngưỡng đã đạt được nhiều thành tựu và tạo dựng được xu hướng lữ hành mới mẻ, phù

hợp với định hướng phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên, qua thực trạng doanh thu, lượng khách, sản phẩm trọn gói của cơng ty du lịch; các điểm này vẫn còn nhiều bất cập như phát triển tự phát, lượng khách tham quan đến các điểm chưa được duy trì liên tục và vẫn cịn đóng vai trị là điểm tham quan trong hệ thống sản phẩm bán cho khách du lịch. Giai đoạn 2008 đến nay, các điểm du lịch tín ngưỡng Hà Tây (cũ) phần nào bị suy giảm tốc độ phát triển do sáp nhập trên phương diện hành chính vào Hà Nội. Việc sáp nhập dẫn đến mức độ ưu tiên dành cho phát triển du lịch ở các điểm tín ngưỡng thuộc tỉnh bị suy giảm do thành phố ưu tiên nguồn vốn cho những điểm tơn giáo - tín ngưỡng nằm ở trung tâm nội đô.

Nguyên nhân của sự suy giảm này là do công tác quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch tín ngưỡng ở các điểm thuộc tỉnh Hà tây cũ vẫn chưa được chú trọng. Điều này dẫn đến việc cung cấp thông tin cho thị trường chưa tốt dẫn đến việc không giới thiệu được đầy đủ những giá trị của các điểm; cho dù chúng có đầy đủ những giá trị văn hóa, kiến trúc, tâm linh đặc sắc có khả năng hình thành lên các sản phẩm du lịch thỏa mãn nhu cầu khách du lịch. Khi đánh giá các điểm du lịch tâm linh mới phát triển như Sóc Sơn, bái Đính…và so sánh với các điểm ở Hà Tây; Các điểm này chủ yếu có giá trị nhấn mạnh vào quy mô kiến trúc, cảnh quan chứ không phải là các giá trị văn hóa, vị trí của chúng trong đời sống văn hóa người Việt cũng như những giá trị lịch sử được bảo tồn. Tuy vậy, hiện nay các điểm này có tốc độ phát triển rất cao, thường được khách du lịch nội địa lựa chọn làm điểm đến cho các tour du lịch của mình (thể hiện qua các phương tiện truyền thơng và các chương trình du lịch tự tổ chức). Đây là những bất cập trong q trình tiếp cận thị trường, xây dựng tính đặc thù của sản phẩm du lịch gắn với tín ngưỡng ở khu vực Hà Tây cũ. Sự thiếu quan tâm về chính sách dành cho các điểm tín ngưỡng có giá trị cũng biểu lộ xu hướng thị trường hóa các sản phẩm du lịch tâm linh mà không chú trọng đến chất lượng và những giá trị truyền thống của sản phẩm đặc trưng này.

Tính mùa vụ du lịch cũng ảnh hưởng đến việc duy trì lượng khách và doanh thu du lịch. Các điểm du lịch tín ngưỡng thuộc khu vực Hà Tây cũ thường chỉ hoạt động mạnh vào ba tháng đầu năm. Thời gian còn lại trong năm lượng khách đến cịn ít, phụ thuộc vào các cơng ty lữ hành và lượng khách du lịch lân cận. Điều này dẫn đến việc lãng phí nguồn tài nguyên và làm giảm mong muốn đầu tư vào điểm.

Tình trạng mơi trường tự nhiên, mơi trường xã hội và nhân văn xuống cấp cũng làm cho mục tiêu phát triển bền vững, mục tiêu cân bằng giữa bảo tồn và phát triển gặp nhiều khó khăn. Nếu khơng có những giải pháp phù hợp, các điểm tín ngưỡng ở Hà Tây khơng những khơng thể phát triển trên phương diện du lịch mà còn bị hủy hoại, làm mất đi giá trị vốn có của chúng trên phương diện văn hóa.

Những bất cập trên chính là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp đề xuất nhằm thúc đẩy nguồn tài nguyên du lịch gắn với tín ngưỡng được khai thác hiệu quả, phù hợp với tiềm năng và giá trị của chúng.

Chƣơng 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HĨA TÍN NGƢỠNG TẠI CÁC HUYỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)