Các sản phẩm du lịch văn hóa tín ngưỡng đặc trưng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 61 - 63)

- Thờ Mẫu: (thờ mẫu ở Việt Nam) thờ Mẫu là một hình thức tín ngưỡng

2.2.1 Các sản phẩm du lịch văn hóa tín ngưỡng đặc trưng.

- Du lịch tham quan thắng cảnh: Các điểm du lịch tín ngưỡng khơng chỉ

có giá trị về mặt tinh thần mà còn mang nhiều giá trị cảnh quan như hình thể kiến trúc, các cơng trình nhỏ gắn liền với di tích và vị trí phong thủy vốn được đặt trên cơ sở tạo thuận tiện cho hoạt động của con người. Hơn nữa, các điểm du lịch gắn với tín ngưỡng thường mang trong chúng những tác phẩm nghệ thuật lâu đời, có tính thẩm mỹ cao. Tất cả những thứ đó tạo điều kiện cho điểm thực hành tín ngưỡng trở thành một điểm đến phục vụ cho hoạt động thưởng ngoạn của du khách.

Khu vực phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) có rất nhiều điểm di tích văn hóa – tín ngưỡng đáp ứng được nhu cầu tham quan thắng cảnh của khách du lịch, được các nhà quy hoạch du lịch đánh giá cao và đưa danh sách các điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Tây (cũ) cũng như Hà Nội mới. Tuy nhiên, các điểm thực hành tín ngưỡng cần đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định để phát triển du lịch như phạm vi khơng gian, bố trí cảnh quan đẹp, danh tiếng, vị trí các vị thần – thánh tín ngưỡng được thờ trong tâm thức người bản địa, yếu tố lịch sử và số lượng – chất lượng các tác phẩm nghệ thuật. Cùng với đó các điểm du lịch này cần phải có khả năng thu hút khách du lịch ở mức độ nhất định để có thể mang lại lợi ích kinh tế cho ngành, người dân, chính quyền địa phương. Khu vực địa lý này có một số điểm du lịch mang tính đặc thù cao, đậm dấu ấn của cư dân đồng bằng sơng Hồng nói chung, người xứ Đồi nói riêng:

Đền Và: Đền Và thuộc huyện Ba Vì, nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh (Tam

vị thánh Tản: Tản Viên sơn thần, Cao Sơn, Quý Minh), vị thánh đứng đầu trong Tứ Bất Tử của Việt Nam.

Tọa lạc trên một quả đồi rộng và thấp, thâm u bóng lim cổ thụ, bao quanh là những bức tường xây bằng đá ong, đền Và có tổng diện tích khoảng trên dưới 2.0002 , nằm trong khuân viên có tổng diện tích 8000m2. Theo thuyết phong thuỷ, đồi có thế đất hình con rùa (một trong tứ linh biểu tượng cho sự bền vững)

quay mặt về hướng Đông. Nằm giữa cánh đồng Khói Nhang , đền được xây dựng ngay trên lưng rùa, đầu rùa nhìn ra đầm Vân Mộng. Khu vực bên ngoài là dinh thờ Ngũ hổ, động Sơn Trang thờ Mẫu Thượng Ngàn và giếng Cô Tiên. Tam quan của đền nằm giữa hàng đại già có đến vài trăm năm tuổi, hướng về phía núi Tản Viên. Qua Tam quan, vào khu vực Ngoại cung là một khoảng sân gạch rộng, bên trái có gác chiêng, bên phải có gác trống, được kiến trúc theo kiểu chồng diêm tám mái. Kế đến là nhà tiền tế (được gọi là đền Hạ) với hai dãy tả, hữu vu, thuộc khu vực Nội cung. Theo nội dung tấm bia Vân Già trước nhà tiền tế, năm Tự Đức thứ 36- năm tổ chức đợt trùng tu đền lớn nhất với tiền cung tiến của dân sở tại, các quan chức hàng huyện, hàng tỉnh, các nhà bn và khách thập phương thì đền Và đã có từ thời nước ta cịn bị nhà Đường đô hộ (giai đoạn lịch sử 679- 866). Hiện nay, nhà tiền tế có kiến trúc hình chữ nhất. Đó là một ngơi nhà năm gian, để trống bốn bề, treo rất nhiều hồnh phi, câu đối, trong đó đáng chú ý có bức hồnh phi bằng đá với bốn chữ: Sơn dữ thiên tề (núi cao ngang trời). Thông với nhà tiền tế (đền Hạ) là gian ngoài của hậu cung (đền Trung). Tại đây, có hai pho tượng: Một văn, một võ (văn võ lưỡng ban) trong tư thế ngồi, quay mặt vào nhau và bốn pho tượng Tứ trấn kích cỡ tương đương người thật, mỗi bên hai vị, đứng đối diện nhau, mặc áo bào đỏ, tay cầm vũ khí trấn ở bốn cung của Tam vị đức thánh Tản. Qua đền Trung đến gian trong của hậu cung (đền Thượng). Ngay ở vị trí trang trọng của thượng cung là bức đại tự với dòng chữ: Thượng đẳng tối linh có niên đại cùng với niên đại của tấm bia dựng ở đầu hồi nhà tiền tế, đồng thời cũng là năm đền được trùng tu với quy mô lớn nhất là năm Tự Đức - Quý Mùi (1883). Phía trong cùng của hậu cung- theo thứ tự từ trong ra- là một chiếc khám lớn sơn son thếp vàng, cao trên ba mét, trong đặt bài vị đức Quốc mẫu là bà Đinh Thị Điên (tục gọi là bà Đen), mẹ của đức thánh Tản. Phía trước bài vị đức Quốc mẫu là bài vị Tam vị đức thánh Tản: Ở bên tả và ở vị trí cao nhất là Tản Viên, kế đến Cao Sơn (còn gọi là Sùng Công) và cuối cùng là

Quý Minh (Hiển Công). Trước khám thờ là hương án, trên có ba cỗ long ngai của Tam vị đức thánh Tản.

Hiện ở đền Và cịn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị như: Sắc phong của các triều đại, các đồ tế tự (trong đó có hai cây đèn đá thời Lê) và đặc biệt là những tấm ván gỗ khắc văn thơ của các danh sĩ như: Nguyễn Khản, Nguyễn Thiện Kế, Trần Lê Nhân... khiến cho không gian linh thiêng và khơng gian văn hóa ở đây hịa quyện vào nhau, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Đồi.

Đền Và đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1964. Với những giá trị cảnh quan và cũng là di tích lớn nhất trong số 200 di tích lịch sử - văn hóa thờ Tản Viên sơn Thánh xứ Đồi; có vị trí địa lý gần gũi với làng cổ Đường Lâm, thành cổ Sơn Tây đền Và đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi về thăm đất Sơn Tây – trung tâm xứ Đoài xưa kia và một nét văn hóa đặc sắc của Thủ đơ Hà Nội ngàn năm văn hiến ngày nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)