Kết quả tích cực – ưu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 77 - 81)

- Hát Hị Đình Bơi: được tổ chứ cở đình An Cốc Hạ, lên Nôm gọi là làng

2.3.1 Kết quả tích cực – ưu điểm

Về mặt kinh tế - du lịch: Du lịch văn hóa tín ngưỡng ở khu vực Hà tây

(cũ) đã có những thành tựu nhất định, góp phần vào mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Thủ đơ vào năm 2020. Loại hình du lịch này đem lại những lợi ích dễ thấy trên một số phương diện sau:

+ Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động địa phương: số lượng việc làm không chỉ tập trung vào lĩnh vực quan trọng của hoạt động du lịch như lưu

trú, giao thơng vận tải, ăn uống mà cịn mở rộng ra các dịch vụ bổ sung khác như bán hàng lưu niệm, bán sản vật địa phương, kinh doanh đồ lễ… và nhiều dịch vụ bổ trợ khác ở các điểm du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng.

+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ, thương mại: khi du lịch văn hóa tín ngưỡng phát triển kéo theo nhiều việc làm mới gắn với du lịch, người nơng dân địa phương có thể tách khỏi hoạt động nơng nghiệp truyền thống để sinh sống bằng công việc phục vụ khách du lịch, bán các sản phẩm liên quan đến hoạt động tâm linh.

+ Mang lại thu nhập cho chính quyền, người bản địa: Du lịch mang lại khách du lịch, những đối tượng có năng lực kinh tế cao hơn hẳn người dân ở khu di tích – thắng cảnh tín ngưỡng. Việc chi tiêu tại các điểm này mang lại hai kết quả tích cực là tăng cường thu nhập cho chính quyền, nhân dân bản địa và tạo ra một mức thu nhập công bằng tương đối giữa đô thị và nông thôn (nơi chủ yếu cịn giữ được các cơng trình tín ngưỡng). Ở mức độ nhất định, khách du lịch quốc tế mang lại thu nhập ngoại tệ cho địa phương có tín ngưỡng.

+ Kích thích nhu cầu đầu tư, mở rộng ngành nghề: du lịch không chỉ mang lại lợi ích cho ngành mà cịn sử dụng các đầu ra của các ngành sản xuất khác. Các ngành sản xuất gắn với sản vật địa phương (đặc sản ẩm thực, mỹ nghệ…), phục vụ nhu cầu sinh hoạt của du khách… cũng được quan tâm đầu tư theo sau sự gia tăng số lượng khách du lịch. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng du lịch cũng làm nâng cao mức sống của người dân.

Về mặt xã hội:

+ Giảm tỷ lệ thất nghiệp: người dân có thể tiếp nhận những cơ hội nghề nghiệp mới do ngành du lịch mang lại thay vì bỏ nơng thơn đi làm th ở đơ thị.

+ Thỏa mãn nhu cầu tâm linh, hướng thượng của một bộ phận lớn nhân dân trong thành phố và những tỉnh khác.

+ Góp phần bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử - văn hóa gắn với tơn giáo – tín ngưỡng: du lịch phát triển gắn với lợi ích kinh tế. Nguồn thu có được từ du

lịch lịch khuyến khích chính quyền địa phương bảo tồn, tơn tạo di tích và người dân tích cực bảo vệ di tích, các tập quán tín ngưỡng truyền thống.

+ Thúc đẩy giao lưu văn hóa: giao lưu văn hóa tín ngưỡng giữa người dân ở khu vực này với các tỉnh thành khác, giữa người trong nước với du khách nước ngồi.

+ Góp phần xóa đói giảm nghèo: thu nhập kinh tế tăng lên theo số lượng và chi tiêu của khách du lịch.

Nhìn chung du lịch gắn với văn hóa tín ngưỡng ở khu vực Hà Tây (cũ) đã có những bước phát triển mới, phù hợp với xu hướng phát triển du lịch chung của cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng. Hệ thống sản phẩm du lịch đã có những điểm du lịch lớn, có tiếng vang và có thể phát triển trở thành trung tâm để lan tỏa ra các điểm khác nhỏ hơn. Những điểm du lịch và sản phẩm du lịch nổi tiếng như hệ thống đền thờ Tản Viên Sơn (đền Thượng, Trung, Hạ), đình Tây Đằng, Tường Phiêu, đền thờ Nguyễn Trãi, du lịch lễ hội đền Và, lễ hội Tự Nhiên, hát Dô, hát Chèo tàu Tân Hội … là những điểm du lịch đặc trưng có thể giới thiệu cho du lịch đầy đủ bản sắc văn hóa xứ Đồi và Sơn Nam Thượng xưa kia. Đây chính là yếu tố cơ bản tạo nên hệ thống sản phẩm du lịch có tính đặc thù cao so với những tỉnh đồng bằng sơng Hồng khác. Sản phẩm du lịch văn hóa tín ngưỡng phù hợp với xu thế phát triển của quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng, thể hiện qua chính sách phát triển du lịch tâm linh đang rất phổ biến và được coi trọng trong thời gian qua.

Cơ sở hạ tầng dành cho du lịch cũng được hoàn thiện từng bước do tiêu chuẩn được nâng cao, nguồn vốn dồi dào và các điểm được đưa vào quy hoạch du lịch Hà Nội có số lượng nhiều hơn. Đường nội bộ vào các điểm du lịch tín ngưỡng khơng chỉ bị hạn chế vào nguồn vốn dành cho du lịch mà còn được mở rộng sang nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội chung của Thủ Đô. Điều này dẫn đến kết quả lam nâng cao năng lực sẵn sàng đón tiếp khách du lịch, cải thiện cảnh quan và thời gian di chuyển của những tour du lịch.

So với thời kỳ chưa sáp nhập tỉnh vào thành phố Hà Nội, du lịch văn hóa tín ngưỡng đã xây dựng được vị thế tương xứng khi so sánh với những sản phẩm thế mạnh khác của tỉnh Hà Tây (cũ): du lịch khai thác các yếu tố tự nhiên ở Sơn Tây – Ba Vì, du lịch làng nghề truyền thống. Trước kia, với số lượng di tích lớn, biểu hiện tín ngưỡng đa dạng, vị trí địa lý thuận tiện, các điểm du lịch tín ngưỡng vẫn chưa có tốc độ tăng trưởng hợp lý ngồi những điểm phát triển tự phát. Doanh thu từ hoạt động du lịch, số lượng khách chủ yếu tập trung vào du lịch làng nghề, du lịch tâm linh chùa Hương và du lịch sinh thái gắn với núi Ba Vì. Hiện nay, du lịch văn hóa tín ngưỡng cũng đã có những thành tựu quan trọng phù hợp chính sách phát triển du lịch văn hóa, hội nhập với các điểm du lịch tín ngưỡng của thành phố Hà Nội. Những thành tựu này tạo ra các tuyến du lịch mới, gắn với các điểm đã phát triển ở nội thành.

Có nhiều sản phẩm ra đời trong thời gian gần đây được tổ chức chuyên nghiệp, bài bản và thỏa mãn được nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch có tính đa dạng cao như việc kết hợp các điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng với những điểm du lịch sinh thái, du lịch mua sắm trong thành phố, du lịch làng nghề truyền thống. Sản phẩm du lịch chuyên đề như du lịch đường thủy sông Hồng đã có nhiều điểm thuộc khu vực Hà Tây (cũ). Du lịch tham dự những buổi trình diễn hình thức biểu diễn dân gian gắn vơi tín ngưỡng cũng được chú trọng phát triển dẫn đến sự phục hồi và bảo tồn các hình thức này dưới dạng câu lạc bộ độc lập.

Nguồn nhân lực đã từng bước được nâng cao năng lực về mặt tri thức chuyên ngành và kỹ năng phục vụ khách du lịch. Việc sáp nhập với Hà Nội tạo điều kiện cho lao động trong ngành được đào tạo tốt hơn, được đầu tư nhiều hơn ở những cơ sở giáo dục có chất lượng như trường ĐH KHXH&NV, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Trường Đại học Mở, trường đại học Văn hóa Hà Nội…

Chính quyền và người dân địa phương quan tâm nhiều hơn đến các điểm văn hóa tín ngưỡng. Các hoạt động văn hóa khơng chỉ đơn thuần phục vụ nhu

cầu tín ngưỡng của người bản địa mà cịn hướng tới xu hướng “mở” hơn là phục vụ khách du lịch; mang lại thu nhập, việc làm cho điểm.

Nguồn thu từ du lịch tạo điều kiện cho cơ quan chức năng, cộng đồng quan tâm nhiều đến việc bảo tồn, tôn tạo di tích, phục hồi các lễ hội truyền thống, hồn thiện mơi trường sinh thái…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)