Điều kiện phát triển loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 35 - 39)

Những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch khai thác các giá trị tín ngưỡng

Một trong những điều kiện quan trọng nhất để phát triển du lịch nói chung, du lịch tín ngưỡng nói riêng là mơi trường bên ngồi của hoạt động du lịch. Chúng thường là những nhân tố mà khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch và ngành du lịch địa phương chịu sự tác động, không nằm trong khả năng kiểm sốt của họ. Mơi trường bên ngồi nếu như phù hợp, có thể thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển; ngược lại, chúng kiềm chế và gián tiếp tạo ra những sản phẩm du lịch chưa hồn thiện, kém hiệu quả và phát triển khơng bền vững. Phần này

chủ yếu đề cập đến mơi trường vĩ mơ, có tác động từ bên ngoài đến khả năng phát triển du lịch tín ngưỡng tại địa phận Hà Tây (cũ).

- Các chính sách phát triển của Nhà Nước, ngành: Để phát triển du lịch

nói chung, du lịch tín ngưỡng nói riêng chính sách dành cho du lịch là nhân tố mang tính quyết định đến việc hình thành, định hình và phát triển sản phẩm du lịch. Chính sách dành cho du lịch tác động rất mạnh đến việc quy hoạch không gian lãnh thổ, các cụm du lịch với sản phẩm trọng điểm; tổng số lượng vốn dành cho giao thông vận tải, lưu trú; công tác xúc tiến phát triển du lịch và quảng bá, ngân sách dành cho phát triển du lịch. Nếu như chính sách dành cho ngành du lịch phù hợp với nguồn tài nguyên, chiến lược phát triển phù hợp với thị trường quốc tế và tình hình trong nước; các sản phẩm du lịch chắc chắn sẽ được kích thích phát triển và đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội – chính trị đã đề ra. Tuy nhiên, nếu như chính sách khơng theo sát thực trạng nguồn tài nguyên, không thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, đối tượng hoạt động trong ngành và người dân đia phương; chúng có thể kìm hãm hoạt động du lịch phát triển đúng với tiềm năng sẵn có của điểm đến. Chính sách phát triển du lịch của Hà Nội hiện nay được thể hiện qua các bản quy hoạch du lịch, các văn bản pháp quy nằm trong phạm vi tác động vào hoạt động du lịch; trong đó có khơng gian du lịch thuộc địa bàn Hà Tây cũ. Nhìn chung chính sách dành cho du lịch ở địa bàn thường tập trung vào tổng số ngân sách dành cho cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú và các điểm du lịch có quy mơ lớn. Ngồi ra chúng cũng tập trung vào việc xây dựng các sản phẩm chủ đạo theo không gian lãnh thổ như các cụm du lịch và phân chia theo quận, huyện.

Hà Nội không chỉ là trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước mà cũng là địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú; do đó hoạt động du lịch cũng được xác định cần phải phát triển với tốc độ cao, với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn 2015 – 2030. Đối với các điểm tín ngưỡng, chính sách phát triển du lịch khơng chỉ tập trung vào quy hoạch mà

còn chú trọng đến công tác bảo tồn di sản văn hóa và xúc tiến do đặc thù tài nguyên du lịch của các điểm này.

- Cơ sở hạ tầng có trình độ phát triển ở mức độ tối thiểu để phục vụ cho hoạt động du lịch: Cơ sở hạ tầng là yếu tố cơ bản kích thích hoạt động du lịch

phát triển, đặc biệt là du lịch đại chúng. Các điểm du lịch có vị trí địa lý xa xơi, tài nguyên du lịch đặc sắc thường hấp dẫn đối tượng khách du lịch ưa mạo hiểm. Tuy vậy, nhóm khách này có số lượng nhỏ, mang lại lợi ích kinh tế khơng đáng kể và thường khơng đến tham quan các điểm du lịch tín ngưỡng. Để kích thích đầu tư và thu hút mối quan tâm của các công ty lữ hành, khách du lịch; các điểm tín ngưỡng cần hồn thệ hệ thống giao thơng vận tải nhằm thuận tiến hóa q trình tiến hành chuyến du lịch, khuyến khích đầu tư cơ sở lưu trú, các dịch vụ bổ sung tại điểm.

- Khả năng tiếp cận: Vị trí địa lý đóng vai trị hết sức quan trọng trong

hoạt động lữ hành. Nếu như một điểm tín ngưỡng có nguồn tài ngun đặc biệt hấp dẫn nhưng nằm ở vị trí địa lý xa xơi, giao thơng khó khăn, địa hình hiểm trở không thuận tiện cho hoạt động di chuyển đến các điểm du lịch lân cận; điểm du lịch đó khó có thể phát triển thành điểm du lịch đúng nghĩa bởi yếu tố tâm lý, ngân sách tác động lên quá trình ra quyết định cuối cùng của du khách. Khả năng tiếp cận cũng thể hiện qua thái độ của người dân và chính quyền địa phương dành cho khách du lịch. Người dân có thái độ thân thiện với khách du lịch, hợp tác với các đối tác lữ hành thường được đánh giá rất cao, ngược lại người dân có thái ghét bỏ, khơng mong muốn tiếp xúc với khách du lịch thường tác động mạnh đến nhu cầu an toàn, sự thoải mái của khách du lịch.

- Có mức độ hấp dẫn du lịch tương đối cao trong tổng thể hệ thống tài nguyên du lịch gắn với tín ngưỡng: thể hiện qua sự xuất hiện của những điểm du

lịch tín ngưỡng trong các tour du lịch của các cơng ty lữ hành, mật độ xuất hiện trên các báo, tạp chí chuyên đề giới thiệu điểm du lịch và biểu hiện qua số lượng khách du lịch có mong muốn quay lại điểm. Mức độ hấp dẫn du lịch cũng được

thể hiện qua các giá trị văn hóa, tính truyền thống, giá trị cảnh quan, kiến trúc, mỹ thuật và các di sản được bảo tồn tại điểm di tích – tín ngưỡng. Yếu tố đặc sắc, nhấn mạnh tính khác biệt so với những điểm du lịch tương tự khác cũng góp phần quy định mức độ hấp dẫn du lịch. Mức độ hấp dẫn du lịch tác động mạnh mẽ đến động cơ và quyết định cuối dẫn đến việc mua sản phẩm đối với khách du lịch.

Tại các điểm du lịch tín ngưỡng, tính thiêng là một yếu tố hết sức quan trọng đối với khách du lịch nội địa, châu Á. Các điểm di tích – tơn giáo tín ngưỡng cổ kính và nổi tiếng bởi tính thiêng (ở đây tính thiêng được hiểu theo khía cạnh đánh giá của người đi lễ chùa, cầu cúng tại các điểm tín ngưỡng về phản hồi của các bậc thần phật vơ hình theo những thỉnh cầu của họ) thường thu hút rất nhiều khách du lịch đến từ các địa phương khác nhau. Cho dù đây là vấn đề nhạy cảm đối với những nhà quản lý văn hóa - du lịch và những người ban hành chính sách do đường biên giới mỏng manh giữa tơn giáo- tín ngưỡng và mê tín – dị đoan nhưng chúng góp phần rất lớn tạo đà phát triển cho hoạt động du lịch tại điểm. Tính thiêng là một bộ phận rất đặc thù tạo ra năng lực hấp dẫn du lịch của điểm, trong một số trường hợp là nhân tố chính thúc đẩy loại hình du lịch tâm linh.

- Nhu cầu tiến hành chuyến du lịch đến với các điểm tín ngưỡng: Nhu cầu

tiến hành du lịch ở nhóm khách du lịch nội địa thường tương đối cao, tập trung vào thời điểm mùa xuân, sau tết Nguyên Đán. Khách du lịch nội địa có động cơ tâm linh cao như cầu tài lộc, danh vọng, tình duyên hoặc chỉ đơn thuần tham gia lễ hội truyền thống. Khách du lịch nước ngoài, ngược lại, chú trọng vào yếu tố kiến trúc, tuổi đời di tích (giá trị lịch sử), nghệ thuật thuật dân gian và vị trí của di tích - tín ngưỡng trong tâm thức của người Việt mà đối với họ là người bản địa. Nhu cầu có khả năng chi trả của khách du lịch định hình lên lượng cầu. Lượng cầu cao thúc đẩy hoạt động du lịch dù có quy hoạch phát triển hay khơng. Mặt khác, lượng cầu thấp đưa ra yêu cầu tự thay đổi của chính quyền địa

phương, các tổ chức lữ hành nhằm đánh giá lại mức độ hấp dẫn của điểm và điều chỉnh kích cầu thu hút khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)