Áp dụng linh hoạt các bài học kinh nghiệm của các địa phương vào thực tiễn khu vực phía Tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 94 - 96)

- Hát Hị Đình Bơi: được tổ chứ cở đình An Cốc Hạ, lên Nôm gọi là làng

3.3.1 Áp dụng linh hoạt các bài học kinh nghiệm của các địa phương vào thực tiễn khu vực phía Tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).

tiễn khu vực phía Tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).

- Bài học kinh nghiệm từ Phú Thọ: Lấy đền Hùng là điểm du lịch trọng

tâm, từ đó mở rộng mơ hình ra các điểm nhỏ hơn, lấy điểm trung tâm làm cơ sở phát triển các điểm ngoại biên.

Ngành du lịch Phú Thọ hợp tác với nhiều tổ chức, nhà nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau tiến hành khảo sát toàn diện tiềm năng du lịch văn hóa tín ngưỡng của tỉnh. Căn cứ vào cơ sở đó, ngành đưa ra những chiến lược du lịch hết sức dài hạn, theo lộ trình định sẵn. Sự kiện Hát Soan và tín ngưỡng thờ vua Hùng được UNESCO công nhận di sản nhân loại thế giới là kết

quả của một quá trình bền bỉ đánh giá giá trị văn hóa – du lịch, làm gia tăng giá trị sẵn có. Trên phương diện tài nguyên du lịch, di sản thế giới luôn là một giá trị lớn có thể khẳng định năng lực du lịch và tạo đà để các nguồn tài nguyên khác phát triển. Chúng cũng tạo ra tính hiệu quả trong cơng tác tun truyền quảng bá du lịch đối với khách du lịch quốc tế.

Qua kinh nghiệm phát triển du lịch Phú Thọ, Hà nội có thể nghiên cứu những giá trị văn hóa và di tích tiêu biểu nhằm xây dựng một hình ảnh điểm đến thân thiện, nổi tiếng và mang tầm quốc tế. Các điểm du lịch tâm linh tín ngưỡng như hệ thống đền thờ Tản Viên và nhóm loại hình biểu diễn dân gian (hát chèo Tàu Tân Hội, hát Dơ…)hồn tồn có thể áp dụng hướng đi này để đẩy nhanh tốc độ xúc tiến du lịch, tạo nên giá trị mới cho các di tích cấp quốc gia vốn chiếm số lượng khá lớn ở khu vực Hà Tây cũ.

Khu vực phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) và Phú Thọ có nhiều điểm tương đồng về tài nguyên và định hướng phát triển du lịch. Ví dụ như nguồn tài nguyên chủ yếu là tài ngun văn hóa, du lịch văn hóa tín ngưỡng lấy một điểm trung tâm làm cơ sở phát triển hệ thống vệ tinh các điểm nhỏ hơn. Từ căn cứ này, một số kinh nghiệm phát triển du lịch tín ngưỡng đã thành công ở Phú Thọ cần được Hà Nội tham khảo áp dụng trong định hướng, quy hoạch phát triển du lịch của thành phố.

- Áp dựng linh hoạt kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng tại

Nam Định: Hà Nội có thể tập trung nguồn lực vào một số sản phẩm du lịch tín

ngưỡng đặc thù của địa bàn là tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn thần, Chử Đồng Tử, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng và lễ hội truyền thống (Ba đền thờ thánh Tản ở núi Ba Vì). Đây là những hình thức tín ngưỡng đặc trưng xứ Đồi, có thể được đầu từ mạnh để phát triển du lịch nội địa. Trong quá trình lập quy hoạch cấp tỉnh, thành phố cần tách biệt các khu vực dịch vụ để chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch tín ngưỡng trong mùa cao điểm.

Hà Nội cần áp dụng kinh nghiệm tôn tạo, xây mới, mở rộng khơng gian di tích vốn đã nổi tiếng trong nước với tư cách là một địa danh văn hóa. Kèm theo đó là tổ chức các hoạt động biểu diễn dân gian với thời gian dài hơn thông thường, đầy đủ các nghi lễ trong thời gian lễ hội. Việc đưa các hình thức biểu diễn dân gian phát triển mạnh hơn nhằm thu hút khách du lịch lưu lại điểm lâu hơn và tạo ra được dấu ấn trong tâm trí khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)