Đặc điểm, xu hƣớng phát triển loại hình du lịch văn hóa tín ngƣỡng tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 88 - 90)

- Hát Hị Đình Bơi: được tổ chứ cở đình An Cốc Hạ, lên Nôm gọi là làng

3.1 Đặc điểm, xu hƣớng phát triển loại hình du lịch văn hóa tín ngƣỡng tại Việt Nam.

Việt Nam.

3.1.1 Đặc điểm

- Du lịch văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam có thể được xem là bộ phận nhánh của du lịch tâm lịch do chúng được thiết kế, tổ chức thực hiện hướng vào thị trường mục tiêu là khách du lịch có nhu cầu “tinh thần”, thỏa mãn việc củng cố lịng tin cá nhân và có gắn với một chuyến đi (hoặc hành hương) mang yếu tố tâm linh. Tuy nhiên du lịch tín ngưỡng có một số đặc điểm riêng biệt: lấy tín ngưỡng và những biểu hiện văn hóa tín ngưỡng làm cơ sở phát triển du lịch trong khi đó du lịch tâm linh lấy cả tơn giáo và tín ngưỡng làm đối tượng khai thác. Du lịch tâm linh trong nước lấy nhân tố đạo Phật làm trung tâm, ngược lại du lịch tín ngưỡng gắn liền với những tín ngưỡng dân gian đa dạng hơn (đình, đền, miếu, phủ, lễ hội truyền thống tín ngưỡng…). Du lịch tín ngưỡng cũng có thể tồn tại dưới nhiều hình thức cụ thể như du lịch về nguồn (đền Hùng), Du lịch lễ hội tín ngưỡng (phủ Giầy, đền Trần, Đền Và), du lịch di sản văn hóa phi vật thể (hát Soan, hát chèo Tàu Tân Hội)…Đặc điểm chính của du lịch tín ngưỡng là thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người. Nhu cầu này thuộc nhóm nấc thang cao hơn trong bậc thang nhu cầu của Maslow (an toàn – sinh lý – tinh thần – nhu cầu giao tiếp – nhu cầu khẳng định cá nhân). Nhóm nhu cầu càng cao thì tính thiết yếu càng thấp, tuy nhiên nhóm khách thuộc dạng nhu cầu này thường có tâm lý sẵn sàng chi tiêu và trình độ học vấn cao.

- Du lịch tâm linh Việt Nam nói chung, du lịch văn hóa tín ngưỡng nói riêng khơng dựa nhiều vào hoạt động hành hương của thị trường mà dựa vào tập quán đi chùa, lễ bái… trong các dịp nghỉ lễ lớn của khách du lịch nội địa (têt Nguyên Đán, Quốc Khánh) và nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, giao lưu văn hóa

của khách du lịch quốc tế . Hoạt động du lịch thường có mối liên hệ mật thiết với những điểm du lịch là thánh tích, di tích thắng cảnh tơn giáo – tín ngưỡng.

- Du lịch văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam có đặc tính bản địa cao do đó tính cá biệt của sản phẩm thường cao hơn so với du lịch tơn giáo – tín ngưỡng trên thế giới.

3.1.2 Xu hướng

Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tín ngưỡng; số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước. Nhu cầu du lịch văn hóa tín ngưỡng ngày càng tăng của người Việt Nam và một bộ phận khách du lịch quốc tế đang trở thành động lực thúc đẩy loại hình du lịch này phát triển. Du lịch văn hóa tín ngưỡng đang trở thành xu hướng phổ biến dựa trên những cơ sở sau:

- Số lượng khách du lịch tín ngưỡng ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa. Số khách du lịch đến các điểm tín ngưỡng tăng cho thấy du lịch thỏa mãn nhu cầu tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.

- Hoạt động kinh doanh, đầu tư vào du lịch khai thác các giá trị văn hóa tín ngưỡng ngày càng được đẩy mạnh qua quy mơ, nguồn vốn, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch tín ngưỡng tiêu biểu như: Đền Hùng (Phú Thọ); Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương); Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang); Côn Sơn- Kiếp Bạc (Hải Dương); Đền Trần-Phủ Dầy (Nam Định); Đền Thượng – Trung Hạ (Ba Vì, Hà Nội)...

- Du lịch tín ngưỡng ngày càng đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch trên cả khía cạnh kinh tế và xã hội. Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối với phát triển du lịch tín ngưỡng, coi đó là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của nhân dân đồng thời thỏa mãn việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suy tôn những giá trị văn hóa dân tộc.

Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, khách du lịch tâm linh chiếm tỷ trọng khá lớn, trong số 32,5 triệu khách du lịch nội địa năm 2012 chỉ tính riêng số khách đến các điểm tâm linh (chùa, đền, phủ, tịa thánh) có khoảng 13,5 triệu người, tương đương 41,5%. Những hoạt động tâm linh chủ yếu là: Hành hương đến những điểm tâm linh; tham quan vãn cảnh, thưởng ngoạn không gian cảnh quan và không gian kiến trúc điêu khắc gắn với điểm tâm linh; tham gia lễ hội tín ngưỡng dân gian…

Trong Hội nghị quốc tế du lịch tâm linh tại Ninh Bình năm 2013, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định: “Sử dụng có trách nhiệm và bền vững các giá trị văn hóa và tự nhiên trong phát triển du lịch tâm linh sẽ mang lại cơ hội việc làm, tạo thu nhập, giảm nghèo, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường tình đồn kết hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, tôn giáo, góp phần gìn giữ hịa bình, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, hỗ trợ hiệu quả cho việc tôn vinh, khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, các di sản vật thể và phi vật thể của mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại”. Cũng trong hội nghị này, Tổng cục trưởng Tổng Cục Du Lịch Nam Nguyễn Văn Tuấn cũng cho biết Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch tâm linh bởi nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với nhu cầu hướng tới những giá trị tinh thần cao cả, đức tin, tín ngưỡng và tơn giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)