Tài nguyên, nguồn lực Du lịch văn hóa tín ngưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 47 - 51)

Tài nguyên du lịch được phân biệt với các nguồn tài nguyên khác ở chỗ chúng có sức hấp dẫn du lịch, có nhiều khả năng hình thành sản phẩm du lịch đặc thù nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho mỗi đất nước, địa phương. Mức độ hấp dẫn du lịch được đánh giá dựa trên vị trí địa lý, nằm trong mối tương quan với các điểm du lịch cùng đặc điểm nằm ở trong, ngoài tỉnh và khả năng kết hợp với các điểm du lịch khai thác các nguồn lực tự nhiên. Ngồi ra, tính hiệu quả cũng được tính đến khi đánh giá các nguồn tài nguyên du lịch từ đó đưa ra mức độ ưu tiên trong quá trình đầu tư, xúc tiến du lịch. Phần này xem xét các giá trị tín ngưỡng có mức độ hấp dẫn du lịch cao đã, đang được khai thác hiệu quả trong phát triển du lịch phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) và được đưa vào quy hoạch du lịch chung của thành phố Hà Nội mới trên cơ sở sát nhập năm 2008.

Tài nguyên du lịch gắn với tín ngưỡng, văn hóa tín ngưỡng là một bộ phận của nguồn tài nguyên du lịch văn hóa. Ở khu vực phía Tây Hà Nội, nguồn tài nguyên du lịch thuộc nhóm này chiếm một vị trí rất quan trọng trong hoạt động xúc tiến phát triển du lịch. Giá trị của tài nguyên du lịch gắn với tín ngưỡng được đánh giá qua tiêu chí: số lượng, giá trị trong nền văn hóa dân tộc, điều kiện thuận lợi khai thác phục vụ du lịch, mật độ phân bố của chúng trên địa bàn. Có thể nói, du lịch gắn với tín ngưỡng là cơ sở hình thành lên sản phẩm du lịch chủ đạo mang tính định hướng cho hoạt động du lịch trong giai đoạn 2000 – 2008 và là khu vực đầy tiềm năng cho loại hình du lịch tâm linh từ năm 2009 cho đến nay.

Tài nguyên du lịch gắn với tín ngưỡng được phân chia theo khái niệm văn hóa và tiêu chí phân loại tương đối thành văn hóa hữu thể và văn hóa phi vật thể.

2.1.1.1 Tài nguyên vật thể

Đình làng: Đình làng xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ XV.

Theo GS Hà Văn Tấn, đình làng có nguồn gốc từ các trạm nghỉ chân trên các con đường, sau đó được xây dựng quy mơ thành đình làng với chức năng “nhà công cộng” của nhân dân. G.S cũng nêu ra một giả thuyết khác cho rằng đình làng trước kia vốn là nơi nghỉ chân của vua sau đó mới trở thành những trạm nghỉ chân.

Cũng theo GS Hà Văn Tấn, chức năng của đình “… là một kiến trúc phổ biến ở Việt Nam, gắn bó chặt chẽ với cộng đồng nơng nghiệp và có ba chức năng chính: hành chính, tơn giáo – tín ngưỡng và văn hóa. Về chức năng hành chính, đình là nơi để họp bàn các việc làm, để xử kiểu phạt vạ, phạt kiện… theo những quy ước của làng. Về chức năng tín ngưỡng – tơn giáo, đình là nơi thờ thần của làng, thường là một vị, nhưng cũng có khi nhiều vị, được gọi là “thành hoàng” làng. Chức năng văn hóa của đình biểu hiện qua các hoạt động diễn xướng dân gian: kịch hát, chèo, hát cửa đình và cũng là nơi tổ chức các lễ hội, trò chơi truyền thống… Các chức năng trên hiếm khi tách bạch, mà đan xen, hịa quyện với nhau. Có thể coi đình là một tịa thị chính, một nhà thờ, và một nhà văn hóa cơng cộng của làng xã Việt Nam. Ngơi đình là biểu tượng cho cộng đồng làng xã Việt Nam, là một yếu tố hữu hình của văn hóa làng Việt Nam.”

Đình làng thường được xây dựng ở những vị trí địa lý đẹp của làng. Quan niệm “đẹp” gắn liền với những tiêu chuẩn phong thủy cao nhất mà một ngơi làng có được. Đình làng có những bộ phận kiến trúc mang tính hỗ trợ cho quan niệm này như ao, hồ bán nguyệt, cột trụ, tường bao được trang trí tỉ mỉ và giầu tính nghệ thuật. Đi vào chi tiết thuật phong thuỷ, trước đình thường có nơi tụ thủy là các hồ nước.

Đình làng ở khu vực phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) tuân thủ chặt chẽ những tiêu chuẩn kiến trúc truyền thống của ngơi đình làng miền Bắc, có nhiều điểm tương đồng với những tỉnh khác ở đồng bằng sông Hồng như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương…Ngơi đình làng ở Hà Tây nằm trong khuân viên dạng hình chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Tam, chữ Đinh, chữ Cơng, chữ khẩu… mơ phỏng theo hình dáng ký tự Hán Việt được sử dụng trong các triều đại phong kiến. Càng về sau, kiến trúc của đình càng phức tạp với nhiều bộ phận phụ khác được thêm vào, biến đình làng trở thành một trong những cơng trình kiến trúc đồ sộ và phức tạp trong không gian làng Việt cổ. Nội thất của đình cũng bao gồm những chi tiết hết sức tỉ mỉ và giầu tính nghệ thuật dân gian. Khơng gian trong đình được phân chia thành gian tính theo các cột, gồm có cột cái lớn và cột quân. Các bộ phận chịu lực cũng được phân chia rất rành mạnh với vì kèo, câu đầu, đầu dư, đấu, con rường.... Mái ngói được lợp bằng loại đặc biệt là ngói hài, ngói âm dương… Đây là vật liệu dành riêng cho các cơng trình kiến trúc thờ tự. Điểm đặc biệt của đình làng miền Bắc nói chung, Hà Tây (cũ) nói riêng là bộ phận trang trí có rất nhiều phù điêu, chạm khắc thể hiện rất rõ tính dân gian. Đặc tính này được biểu lộ cụ thể ở sự thiếu chặt chẽ trong quy ước nghệ thuật, chủ đề thường gần gũi với đời sống sinh hoạt thường ngày, biểu tượng thiêng được đơn giản và thế tục hóa (Tư linh – tứ quý: Long, ly, quy, phượng; tùng, cúc, trúc, mai). Cá biệt một số đình làng được trang trí bằng những bức phù điêu mang đậm yếu tố phồn thực vốn là chủ đề cấm kỵ trong quan niệm tư tưởng xã hội chính thống - Nho giáo. Mái đình cũng là một trong những chi tiết kiến trúc độc đáo cong vút ở các góc mái được gọi là tầu đao lá mái, đây là một trong những đặc điểm độc đáo của nền kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Như đã đề cập trên, đình làng ở khu vực phía Tây Hà Nội nằm trong mẫu số chung với đình làng khu vực đồng bằng sông Hồng nhưng với quy mô xây dựng lớn, tốn nhiều sức người sức của và có giá trị lịch sử do độ tuổi di tích;

được xây dựng, trùng tu qua nhiều triều đại khác nhau. Đình ở đây thường được đánh giá là có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ và tâm linh cao. Từ thời xa xưa, trong các bài ca dân gian đã xuất hiện câu: Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đồi… để khẳng định những giá trị của một loại cơng trình cộng đồng có giá trị lâu đời ở đây. Đình thường là nơi thờ thành hồng làng. Đó là những vị tổ nghề, người thác vào giờ độc và một số vị thần khác. Thành hoàng được coi là vị thần bảo trợ cho làng, được các vị vua ban sắc phong qua các triều đại và có phân vị rõ ràng: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần. Nhiên thần (hay cịn có tên gọi Thiên thần) là những vị thần sông, thần núi, thần biển. Cá biệt ở Hà Tây có rất nhiều đình làng thờ vị thần đứng đầu tứ bất từ là Tản Viên Sơn Thánh. Vị thần gắn với truyền thuyết Hùng vương, là người bảo trợ nhân dân chống lại các lực lượng tự nhiên. Nhân thần gồm có những vị thần là người phàm, lúc sinh thành là những nhân vật lịch sử có thật, tài năng hơn người, có cơng với đất nước. Cá biệt, một số đình làng thờ thành hồng khi cịn sống làm những nghề bị coi là hạ đẳng như hót phân, ăn mày, ăn trộm do chết vào giờ độc, thiêng nên được nhân dân đưa vào đình thờ tự.

Theo thống kê năm 2004 của Sở Văn hóa _ thơng tin tỉnh, Hà Tây (cũ) có 820 đình làng phân bố rộng khắp trên phạm vi tồn tỉnh. Trong số này có đình Tây Đằng, đình Tường Phiêu, đình Chu Quyến, đình Hồng Xá và Đại Phùng được xếp hạng di tích đặc biệt quan trọng cần được bảo tồn và nghiên cứu cẩn thận. Đình làng Hà Tây (cũ) có nhiều lớp giá trị khác nhau. Đó là giá trị nghệ thuật thể hiện qua các bức phù điêu, trang trí, tượng ... Giá trị kiến trúc qua bố trí khơng gian và xây dựng cơng trình bằng vật liệu xây dựng bản địa của người Hà Tây xuyên suốt quá trình lịch sử. Giá trị văn hóa biểu hiện qua lễ hội truyền thống và các phong tục tập quán, quan niệm tâm linh gắn liền với đình.

Ngơi đình biểu lộ đời sống xã hội nơng thơn của người Việt qua lăng kính văn hóa. Khách du lịch đến đây có thể nhập thân vào những lễ hội truyền thống, quan sát và cảm nhận những nghi lễ, nghi thức mang đậm yếu tố tâm linh. Nét

cổ kính và những tinh hoa nghệ thuật tồn tại trong đình làng cũng truyền tải những thông điệp quá khứ. Tất cả những yếu tố này làm cho ngơi đình trở thành địa điểm du lịch văn hóa rất có giá trị đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)