Các hoạt động chính của khách du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 76 - 77)

- Hát Hị Đình Bơi: được tổ chứ cở đình An Cốc Hạ, lên Nôm gọi là làng

2.2.3 Các hoạt động chính của khách du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).

huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).

- Hành hương đến các điểm du lịch văn hóa tín ngưỡngthỏa mãn nhu cầu tâm linh: hành hương thường gắn với những quan điểm tín ngưỡng hoặc tơn giáo

– tín ngưỡng kết hợp. Từ những quan điểm đó, các hoạt động của du khách cũng gắn liền với những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần mang yếu tố “thiêng”; ví dụ như chiêm ngưỡng thánh tích, đền đài, miếu phủ; du lịch thiền (Zen tour), trà đạo, yoga…

Một số tập qn thường thấy ở điểm văn hóa tín ngưỡng là hoạt động xem bói, dâng hương tế lễ cầu tài lộc bình n cho gia đình, cơng đức, giải hạn… Nhu cầu này dẫn đến việc xuất hiện hàng loạt dịch vụ tâm linh ở khu vực đền, đình, miếu phủ.

Các điểm thờ Mẫu chiếm khá nhiều thời gian của khách du lịch bởi họ hay xem, tham gia nghi lễ lên đồng, hát Chầu Văn. Hoạt động này được tổ chức hầu hết ở những địa điểm thờ Mẫu chính và có kết hợp thờ Mẫu.

Hành hương gắn với tín ngưỡng có sự khác biệt tương đối lớn so với hành hương gắn với tơn giáo. Các cuộc hành hương mang yếu tố tín ngưỡng thường khơng tn thủ những luật lệ khắc nghiệt của một tơn giáo (ví dụ tín đồ phải đi bộ đến Mecca ), do đó các chuyến đi gắn với tín ngưỡng thường khá tự do và khách du lịch có thể thoải mái sử dụng dịch vụ ăn uống, vận chuyển ở các điểm thờ tự. Thời gian cho các chuyến đi này tập trung vào những tháng đầu năm Âm Lịch, sau và trong kỳ nghỉ lễ tết Nguyên Đán hoặc vào các ngày sóc vọng.

- Tham gia lễ hội tín ngưỡng dân gian: Lễ hội tín ngưỡng chủ yếu được tổ

chức vào mùa xuân, cá biệt vào mùa thu. Khách du lịch đến các lễ hội chủ yếu với mục đích vui chơi giải trí, nghiên cứu … kết hợp với du lịch thắng cảnh và nhu cầu dâng lễ, thắp hương tại các cơ sở tín ngưỡng đình, đền, phủ. Lễ hội có thời gian tổ chức khoảng từ 3 đến 10 ngày và có nhiều hoạt động khách nhau để du khách tham gia: lễ tế, rước, mộc dục và các trò chơi dân gian.

- Thưởng ngoạn và ngắm cảnh: thăm thú các thắng cảnh gắn với di tích

tơn giáo – tín ngưỡng, các di tích có giá trị nghệ thuật – thẩm mỹ cao như hệ thống tượng cổ, phù điêu trong các đình làng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)