Đình Chu Quyến: Đình Chu Quyến nằm trong đất làng Chu Quyến, xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 63 - 67)

Chu Minh, huyện Ba Vì. Ngơi đình nằm ở ven đê sơng hồng, cách huyện lỵ 2km, nằm ở rìa làng, quay về hướng Tây. Đứng ở đình có thể nhìn thấy ngọn núi Ba vì hùng vĩ. Đình được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XVII (khoảng năm 1692, Nhâm Thân), tu sửa vào năm Bảo Đại thứ X (1935).

Nền đình Chu quyến có diện tích khoảng 510m2, chia lịng đình thành ba gian chính. Mái đình xịe rộng ra tứ phía chiếm ¾ chiều cao tồn thể, cộng với việc phù sa bồi đắp nền đình bị tơn cao tạo cho ngơi đình một tư thế vững chãi và bề thế. Cột đình Chu Quyến được coi là to nhất trong số các đình cổ. Cột cái có chu vi 2.45m, cột quân và cột hiên thu theo tỷ lệ 10-8-6. Sàn đình khá cao, phủ khắp mặt đình, chia thành ba cấp. Trong đình, trên các khối gỗ hình thành cấu trúc đỡ mái đình được các nghệ nhân dân gian chạm trổ, điêu khắc các tạo hình hoa lá, mây, rồng phượng, cảnh sinh hoạt nơng thơn, cá hóa rồng, gà hóa

phượng hết sức sinh động và gần gũi. Các hình chạm trang trí trên bức phù điêu tinh tế, có nét thanh.

Đình Chu Quyến là nơi giữ được 13 đạo sắc của các chiều Lê Trung Hưng, Tây Sơn và nhà Nguyễn. Ngồi ra cịn có bản thần phả và một số văn bản Hán Nôm khác.

Xung quanh khu đình có một số cơng trình khác là đền và lăng Chu Quyến. Các cơng trình kiến trúc tín ngưỡng này đều thờ thành hồng làng Nhã Lang Vương, người con của Hậu Lý Nam Đế Phật tử thế kỷ VI.

- Quần thể đền thờ Tản Viên sơn thánh (đền Hạ - đền Trung – Đền Thượng): đây là điểm di tích có tuổi đời cao (theo truyền thuyết ngôi đền cổ

nhất được xây dựng từ thời An Dương Vương) và có vị trí rất quan trọng đối với đời sống văn hóa – tinh thần của người Việt nói chung, người xứ Đồi nói riêng. Qua thời gian, chiến tranh và những biến thiên lịch sử khác, nơi đây khi được phát hiện lại vào năm 1945, chỉ cịn là đống di tích hoang phế. Năm 2008, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chính thức cơng nhận khu đền thờ này là di tích cấp quốc gia; sau đó tiến hành tu bổ lớn dựa theo quy hoạch, sơ đồ chi tiết nhằm phục dựng lại nét tín ngưỡng tiêu biểu của người Việt và phát triển du lịch tâm linh ở vùng đất thiêng này.

Đền Hạ: Nằm dưới chân núi Tản, ven bờ sông Đà dữ dội, thường được

người dân bản địa gọi là Tây cung hay đền Năm Dân. Đền Hạ được xây dựng từ đầu thế kỷ XVIII, gắn với huyền thoại Tam vị Sơn thánh đi đốn củi và nghỉ lại qua đây, nhân dân dựng đền để tưởng nhớ. Kiến trúc của Đền Hạ gồm điện thờ chính (Tiền Bái, Hậu Cung), Tam quan, nhà thờ Mẫu, Lầu cô, Lầu cậu, nhà sắp lễ. Hiện nay tại đền còn lưu giữ một tấm bia "Tản Viên từ ký" dựng năm Tự Đức thứ nhất 1848 ghi chép về đền thờ Đức Thánh Tản.

Đền Trung: theo một số tư liệu, Đền Trung được xây dựng từ triều Lý.

Đến triều Nguyễn, vua Minh Mạng cho Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai trùng tu lại. Đền có kết cấu kiến trúc hình chữ Tam phỏng theo quẻ Càn trong kinh dịch,

biểu tượng cho sự bền vững gồm Tiền tế, Đại bái, Hậu cung. Đền có quy mơ lớn, hoành tráng, gồm nhiều hạng mục kiến trúc như miếu thờ Đức Ông, nhà Mẫu, nhà thờ Phật ... tất cả đã tạo thành một quần thể di tích liên quan đến sự tích Đức Thánh Tản Viên Sơn Tinh và là ngơi đền có một vị thế đẹp nhất trong các ngơi đền thờ Tản Viên ở Ba Vì.

Đáng chú ý, gần đền Trung có sự hiện diện của một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất xứ Đồi là chùa Tản Viên Sơn. Ngơi chùa cổ kính tạo ra sự hỗ trợ rất lớn cho việc khai thác phát triển du lịch tham quan thưởng ngoạn và tăng cao khả năng kéo dài thời gian khách du lịch ở lại điểm.

Đền Thượng: Tạo lạc trên đỉnh núi Tản, ở độ cao 1.227m so với mực

nước điểm; đền Thượng không chỉ là nơi lý tưởng cho sức khỏe của con người mà cịn là địa điểm có tầm nhìn rộng, có thể quan sát được tồn bộ khu vực núi Ba Vì, sơng Đà, đời sống của người dân tộc thiểu số và khu bảo tồn nguyên sinh. Sự độc đáo của ngôi đền chính là được xây dựng dựa vào núi, một phần nằm trong núi tạo nên cảm giác vững chãi và kỳ bí.

Các cơ quan quản lý của Hà Tây (cũ) và Hà Nội mở rộng hiện nay đánh giá quần thể đền – chùa này rất cao, được đưa vào điểm đầu tư du lịch trọng điểm qua các giai đoạn khác nhau (Chương trình phát triển du lịch giai đoạn1998-2008, 2010-2020). Điểm đặc biệt của quần thể di tích là có khơng gian rất rộng lớn, nằm trọn trong vườn quốc gia Ba vì và khoảng cách giữa các ngôi đền khá lớn có thể phát triển du lịch tâm linh kết hợp với du lịch tham quan thắng cảnh, chiêm ngưỡng núi rừng nguyên sơ tuyệt đẹp. Có thể nói ở khu vực Sơn tây – Ba Vì nói riêng, Hà Nội nói chung, quần thể di tích thờ thánh Tản là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa rất quý giá, có nhiều đặc điểm tương đồng với quần thể di tích tâm linh rất phát triển - du lịch Yên Tử ở Quảng Ninh. Vùng đất thiêng này có những đền thờ cổ kính hịa hợp trong một không gian tự nhiên phóng khống, hùng vĩ; phù hợp cho những chuyến dã ngoại tâm linh.

Năm 2011, Đền Thượng – đền Hạ - đền Trung chính thức được trùng tu dựa trên cơ sở kiến trúc, vật liệu và vị trí cũ. Nguồn vốn cho hoạt động trùng tu hồn tồn được lấy từ nguồn xã hội hóa, lên đến 150 tỷ đồng. Tổng diện tích được trùng tu là 3,2 ha trong đó khu vực khn viên đền Hạ là 1,5 ha, đền Trung là 1,15 ha, đền Thượng là 0,37 ha, tổng diện tích xây dựng là 3.642m2. Một con đường từ đền Hạ lên đền Trung, dài 5,5 km cũng sẽ được xây dựng để du khách từ Hà Nội có thể đi tham quan khu di tích theo đường sơng Đà đến viếng đền Hạ, rồi lên đền Trung, đền Thượng.

Theo ông Hà Xuân Hưng, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, cho biết: “Trong tổng số 340 di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện Ba Vì có tới 75 di tích thờ đức thánh Tản. Trung bình, mỗi năm, hệ thống di tích thờ Tản Viên đón trên 10 vạn lượt khách đến tham quan, chiêm bái. Trong tương lai, khi các hạng mục trùng tu, xây dựng và mở rộng được hoàn thiện đưa vào khai thác; chắc chắn lượng khách du lịch biết đến và tiến hành du lịch ở quần thể này sẽ tăng cao. Cơ sở hạ tầng tại điểm di tích cũng được quy hoạch từ trước dẫn đến việc nâng cao năng lực sẵn sàng đón tiếp khách và khơng gây nên tình trạng q tải trong mùa vụ chính.”

- Du lịch lễ hội: Lễ hội là một trong những sự kiện xã hội lớn, biểu lộ ước

vọng của cộng đồng và thỏa mãn nhu cầu giải trí của người Việt. Lễ hội Hà Tây (cũ) được phân chia thành lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại. Về địa điểm tổ chức, Lễ hội truyền thống thường gắn với các cơng trình tín ngưỡng – cộng đồng ra đời từ rất lâu và tồn tại cho đến tận ngày nay; Trong khi đó lễ hội hiện đại gắn bó mật thiết với các cơng trình hiện đại như quảng trường, bảo tàng và các đại lộ lớn trong trung tâm thành phố. Mục đích của hai loại lễ hội này cũng tương đối khác biệt, được phân biệt bởi đối tượng và tính mục đích mà người tham gia lễ hội hướng tới. Hoạt động du lịch lễ hội trong nội dung này là lễ hội tín ngưỡng, do đó chúng thuộc vào loại hình du lịch sự kiện gắn với truyền thống. Khách du lịch đến với lễ hội truyền thống thường là khách du lịch nội địa

tham dự với mục đích tâm linh (gắn với tín ngưỡng thờ thành hồng làng, các vị thần khác), quan sát (thỏa mãn trí tị mị), và vui chơi giải trí (tham gia phần hội của lễ hội). Khách du lịch quốc tế chiếm một tỷ lệ thấp, có mục đích mở mang nhận thức (so sánh văn hóa người Việt với nền văn hóa của họ), nghiên cứu (tìm hiểu lối sống, phong tục tập quán cá biệt của một dân tộc có tính truyền thống). Du lịch lễ hội thường thu hút khách du lịch tìm kiếm sự thỏa mãn tinh thần, bởi nếu họ tìm kiếm sự thỏa mãn dựa trên nhu cầu vật chất (ăn ngon mặc đẹp, hòa mình vào thiên nhiên, nâng cao thể lực, phục hồi sức khỏe) họ sẽ tìm đến những điểm du lịch nặng yếu tố khai thác tài nguyên tự nhiên(bãi biển, suối khống…). Ở khu vực phía Tây Hà Nội, hệ thống lễ hội là hết sức đa dạng, gắn liền với di tích lịch sử - văn hóa có số lượng rất lớn (gần 2400 di tích). Hệ thống di tích văn hóa – tín ngưỡng ở khu vực đồng bằng sơng Hồng nói chung, phía tây Hà Nội cũ nói riêng đều là những điểm có giá trị cao trên nhiều phương diện; tuy nhiên chỉ có một số điểm có tiềm năng phát và mang nhiều yếu tố triển vọng đón tiếp khách du lịch với số lượng đủ lớn đồng thời thỏa mãn được đầy đủ nhu cầu của họ. Khả năng khai thác phục vụ du lịch thông thường được gắn với những tiêu chí cố định như được tổ chức ở một địa điểm tơn giáo – tín ngưỡng có cảnh quan đẹp, khơng gian rộng lớn, thuận tiện về giao thông vận tải, khả năng tải... Các vị thần, thánh, thành hoàng làng cũng phải là những đối tượng thờ tự phổ biến hoặc có vị trí quan trọng trong tâm thức của dân tộc. Một tiêu chí cũng rất quan trọng là mối tương quan của chúng với các điểm du lịch lân cận về mặt địa lý hoặc các nguồn tài nguyên du lịch khác (ví dụ làng nghề). Dưới đây là một số điểm du lịch đặc thù của khu vực địa lý Hà Tây (cũ); đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ hình thành lên sản phẩm du lịch đặc thù khi so sánh với những tỉnh, thành phố khác trong khu vực đồng bằng sông Hồng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)