TIỂU KẾT CHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 110 - 113)

- Hát Hị Đình Bơi: được tổ chứ cở đình An Cốc Hạ, lên Nôm gọi là làng

TIỂU KẾT CHƢƠNG

Giải pháp phát triển du lịch cần thỏa mãn những mục tiêu chính là phù hợp với mục tiêu quy hoạch của ngành trên phạm vi cả nước, khắc phục được những tồn tại hạn chế hiện có và thúc đẩy sản phẩm du lịch tăng trưởng từ đó mang lại những kết quả về kinh tế - xã hội – văn hóa. Các giải pháp trong chương đã cơ bản đưa ra được những phương án thỏa mãn những mục tiêu trên. Tuy nhiên, do giới hạn của một luận văn thạc sỹ, tác giả chưa thể đi sâu vào phân tích những biện pháp cụ thể và phương pháp chi tiết hơn trong quá trình áp dụng vào thực tế.

Các nhóm giải pháp trong chương này đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của việc phát triển một sản phẩm du lịch cụ thể - du lịch văn hóa tín ngưỡng. Trong đó, bao gồm các khía cạnh đứng dưới góc nhìn của phía cung ứng du lịch, khách du lịch và các nhà quản lý. Về mặt ảnh hưởng tác động qua lại giữa du lịch và văn hóa các giải pháp cũng giải quyết được những vấn đề cơ bản trong xu hướng phát triển du lịch hiện đại là phát triển du lịch bền vững, cân bằng giữa mục tiêu đạt được thành tựu kinh tế với mục tiêu xã hội – thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và nâng cao vai trò của người dân địa phương. Về tính thực tiễn, căn cứ của giải pháp được rút ra từ thực trạng phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng được trình bày và phân tích chi tiết trong chương 2, đó chính là cơ sở để áp dụng những giải pháp đó vào thực tiễn trong tình hình mới và khơng phải là một sản phẩm đơn thuần của lý luận khoa học, mà là những tri thức được đúc kết từ thực tiễn nhằm mục đích đưa hoạt động du lịch văn hóa tín ngưỡng đạt được mức phát triển mới phù hợp với tiềm năng vốn có.

Do hệ thống giải pháp đưa ra tương đối nhiều, thuộc cả nhóm giải pháp vĩ mô và giải pháp cụ thể nên một số vấn đề về yêu cầu giải pháp, những người thực hiện giải pháp, nguồn kinh phí thực hiện chưa được đề cập chi tiết. Tuy nhiên các nhóm giải pháp này cũng đưa ra được hướng phát triển chung cho du lịch văn hóa tín ngưỡng trong hiện tại và tương lai.

KẾT LUẬN

Đối với một sản phẩm du lịch giầu tiềm năng nhưng có tốc độ phát triển thấp; các giải pháp do các cơ quan quản lý nhà nước, các tập đồn cơng ty du lịch đưa ra thường nhấn mạnh đến thúc đẩy việc hình thành sản phẩm, gia tăng lượt khách và doanh thu từ hoạt động du lịch. Tuy nhiên, nếu những giải pháp chỉ tập trung vào chỉ số kinh tế và xúc tiến phát triển du lịch; tất yếu những điểm du lịch nằm trong quy hoạch thường có vịng đời sản phẩm ngắn và khó có khả năng kiểm sốt hay phục hồi, duy trì tốc độ phát triển trong tương lai gần.

Tỉnh Hà Tây cũ là một tỉnh giầu tiềm năng du lịch văn hóa tín ngưỡng với số lượng, chất lượng nguồn tài nguyên cao. Vấn đề đặt ra cho khu vực địa lý này là việc đưa hoạt động du lịch gắn với tín ngưỡng phát triển phù hợp với giá trị nguồn tài nguyên sẵn có; đáp ứng mục tiêu phát triển của ngành. Tuy nhiên trong thực tế du lịch văn hóa tín ngưỡng vẫn chưa thực hiện được mục tiêu lớn đó theo tiêu chí lượt khách, doanh thu du lịch, số lượng điểm tín ngưỡng mới được đưa vào khai thác du lịch và ảnh hưởng của ngành du lịch lên kinh tế - xã hội.

Trong luận văn này, tác giả đưa ra một số giải pháp cụ thể dựa trên những tri thức được học và tự nghiên cứu về quy tắc phát triển du lịch bền vững, nguyên lý quản lý điểm đến, nguyên lý xây dựng - phát triển nguồn nhân lực. Hệ thống nguyên lý này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn khai thác tài nguyên du lịch và dựa trên những tri thức khoa học du lịch hiện đại được rút ra từ thực tiễn tại các điểm du lịch đã, đang, chưa phát triển và những điểm đã bị suy thoái do quản lý du lịch chưa đạt yêu cầu.

Giải pháp phát triển một sản phẩm du lịch đặc thù cho một khu vực địa lý thường gặp nhiều khó khăn. Khó khăn điển hình là tính phức tạp trong việc tách biệt giữa giải pháp vĩ mô và giải pháp cụ thể; Do đó, tác giả luận văn cố gắng đưa ra những giải pháp kết hợp gắn với ba chủ thể chính phía cung ứng du lịch là Chính quyền – Doanh nghiệp – Người dân bản địa. Các giải pháp này hướng tới mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu khách du lịch và mang lại lợi ích kinh tế lớn

nhất cho các chủ thể du lịch mà không gây lên những tác động tiêu cực đến điểm tín ngưỡng . Những giải pháp đưa ra được dựa trên phần thực trạng tài nguyên và thực trạng phát triển du lịch gắn với tín ngưỡng. Trong q trình thực hiện, với nhận thức cịn hạn chế, chắc chắn chưa thể đưa ra giải pháp đầy đủ, khách quan cả về mặt bảo tồn di sản văn hóa và khoa học du lịch. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cơ và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)