Điều kiện hình thành, tồn tại và phát triển của Văn hóa tín ngưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 25 - 29)

- Điều kiện tự nhiên: Môi trường tự nhiên là một trong những nhân tố lớn hình thành lên các nền văn hóa. Theo cuốn cơ sở văn hóa Việt Nam, văn hóa được hình thành dựa trên cách thức ứng xử của con người môi trường tự nhiên. Khi con người phát triển đến một trình độ nhất định hình thành lên các xã hội có tổ chức được gọi là mơi trường xã hội nhân văn. Tập quán ứng xử của bản thân con người với xã hội – tự nhiên tạo ra văn hóa và lớp văn hóa ấy là cơ sở cho việc con người có nội tâm, tư tưởng và tình cảm hay mối quan hệ với chính bản thân. Mối quan hệ con người – tự nhiên, con người – xã hội, con người – bản ngã chính là ba mối quan hệ cơ bản cho việc xuất hiện văn hóa. Đặc điểm hình thành lên tín ngưỡng cũng khơng nằm ngồi quy luật đó.

Mơi trường tự nhiên của văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam bao gồm những đặc điểm sau:

+ Hệ thống sơng ngịi dày đặc tạo mơi trường hết sức thuận lợi cho con người sinh sống. Các lớp phù sa làm cho đất mầu mỡ thuận tiện cho canh tác nông nghiệp . Sơng ngịi cũng cung cấp đủ nước cho sinh hoạt, chăm sóc cây trồng và vật ni.

+ Có nhiều vùng đồng bằng lớn nhỏ khác nhau nhưng rất phì nhiêu, trong đó có hai khu vực đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho việc định cư, canh tác và nuôi gia súc là đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sông Cứu Long. Đồng bằng sông Hồng được xem là trung tâm cổ xưa của văn hóa Việt sau đó lan tỏa đi khắp mọi miền đất nước, với hàng loạt các nền văn hóa và tiểu văn hóa khác nhau ra đời, phát triển và lụi tàn tạo tiền đề cho nền văn hóa Việt Nam hiện nay.

+ Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều: đây là mơi trường lý tưởng cho động thực vật nhiệt đới, bán nhiệt đới phát triển.

Những đặc điểm mơi trường tự nhiên kể trên chính là cơ sở nội tại để phát sinh và phát triển nền văn minh nơng nghiệp lúa nước ở nước ta. Ngồi ra mơi trường tự nhiên cịn có một số đặc điểm như: hệ sinh thái phong phú, hệ thực vật

phát triển hơn so với hệ động vật, bờ biển dài 3260 km làm cho nền văn hóa trở lên phong phú hơn với những đặc điểm văn hóa ven biển..

Đặc điểm vị trí địa lý cũng góp phần hình thành lên mơi trường tự nhiên của văn hóa tín ngưỡng:

+ Đường biên giới dài với các nước Trung Quốc, Campuchia và Lào: đặc điểm này khiến cho dân tộc có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa khác. Các nước này cũng là khu vực tiếp dẫn tinh hoa của các nền văn hóa lớn như Ấn Độ, trung tâm văn hóa Trung Quốc. Vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong giao điểm của các luồng văn hóa, các luồng di dân, luồng giao thông đường biển và đường bộ.

+ Rừng núi chiếm ¾ tổng diện tích với hệ thực vật và động vật hết sức phong phú. Điều này làm cho kinh tế truyền thống không chỉ thuần túy nông nghiệp trồng lúa nước mà việc làm nương, rẫy, thu hái lâm sản cũng đã trở thành tập tục thói quen có từ lâu đời.

Ở nước ta, mơi trường tự nhiên, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là nguồn gốc ra đời của những tín ngưỡng gắn với nông nghiệp lúa nước, tín ngưỡng vạn vật hữu linh cũng như một số hình thức tín ngưỡng đặc thù khác.

- Điều kiện xã hội - con người: Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều

thành phần dân tộc trải dài khắp mọi miền tổ quốc. Với 54 dân tộc anh em sinh sống trên mảnh đất hình chữ S, các dân tộc đó đã hình thành nên một nền văn hóa đa dạng, nhiều mầu sắc. Tuy nhiên tính đa dạng đó nằm trong một thể thống nhất là văn hóa mang bản sắc Việt Nam. Việt Nam cũng là nơi con người xuất hiện sớm (từ thời Pleistonecen, khoảng 600,000 đến 12,000 năm trước cơng ngun) nên tính bản địa đã được hình thành từ lâu đời. Trong q trình lịch sử, có nhiều luồng di cư khác nhau, sự sáp nhập các tiểu vương quốc cũng góp phần hình thành nên tính đa dạng về chủng tộc. Nước ta cũng có một bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời trên cơ sở một nền văn hóa có chiều sâu lịch sử, đa tầng, phong phú, đặc sắc.

Lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt và chống ngoại xâm. Đây là yếu tố cơ bản hình thành nên đặc điểm tính cách người Việt: thương u, đồn kết đùm bọc lẫn nhau, trọng cồng đồng, coi trọng vai trị người phụ nữ trong gia đình, có lịng u nước cao độ... Ngoài ra, với ảnh hưởng của điều kiện kinh tế dựa vào nơng nghiệp, tính cách người Việt cũng được bổ xung một số đặc điểm như: cần cù, chịu khó, ham học hỏi và phần nào thụ động dựa vào mơi trường bên ngồi (xã hội, tự nhiên)…

Xã hội Việt chủ yếu lấy những tôn giáo, hệ tư tưởng tiếp nhận từ bên ngoài làm nền tảng xây dựng tổ chức nhà nước và căn cứ vào chúng để xây dựng các quy tắc đẳng cấp hoặc quan hệ xã hội. Mối quan hệ giữa con người và nhà nước, giữa con người với cộng đồng góp phần rất lớn hình thành lên các loại hình tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam như tín ngưỡng thờ thành hồng làng (vua, quan mở làng lập ấp hoặc có cơng chống giặc ngoại xâm), tín ngưỡng thờ Mẫu (nhiều thần Mẫu là mẹ, vợ hoặc người thân của quan, vua trong chế độ phong kiến; quan niệm coi trọng người phụ nữ), thờ thần…

Con người Việt Nam là người chủ của một nền văn hóa đa dạng, giầu bản sắc; là người sáng tạo, duy trì và phát triển những hình thức tín ngưỡng dân gian độc đáo tồn tại cho đến tận ngày nay.

- Môi trường quốc tế và giao lưu với các nền văn hóa khác: Nằm ở vị trí

“ngã ba đường”, nơi chuyển tiếp của các nền văn minh lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Phương Tây… nước ta rất có điều kiện để làm giầu nền văn hóa bản địa bằng cách thức tiếp nhận, chuyển hóa tinh hoa của các nền văn hóa lớn khác và dung hợp vào nền văn hóa sẵn có. Q trình này được gọi là tiếp biến văn hóa (acculturate), làm cho văn hóa Việt Nam nói chung, tín ngưỡng nói riêng nằm trong mơi trường tương đối “động”, nghĩa là có sự thay đổi, thích nghi và q trình hồn thiện được diễn ra liên tục xun suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Nước ta tiếp nhận những tác động về mặt tín ngưỡng – tơn giáo rất lớn từ văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp (phương tây). Về mặt hệ tư tưởng và tôn

giáo – tín ngưỡng, chúng ta tiếp nhận những thành quả văn hóa lớn từ Trung Hoa là Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Nho… Những hệ tư tưởng – tôn giáo này không những ảnh hưởng mạnh đến văn hóa mà cịn tác động bao trùm lên hình thái tổ chức nhà nước, lối sống, thế giới quan, nhân sinh quan của người Việt. Đối với Ấn Độ, những ảnh hưởng lớn có thể liệt kê ở đây là ảnh hưởng của Đạo Phật, Đạo Bà la môn và cách thức tổ chức nhà nước – xã hội tiểu vương quốc Ấn Độ giáo đã từng phát triển hết sức phồn thịnh trên lãnh thổ Việt Nam từ xa xưa (Chăm –Pa, Phù Nam, Chân Lạp…). Tiếp xúc với phương Tây diễn ra rất sớm từ giữa thế kỷ XVIII theo con đường truyền giáo nhưng đến tận cuối thế kỷ XIX tiếp xúc cưỡng bức văn hóa Việt Pháp mới tạo nên sự đột phá mới với sự kiện nước Pháp chiếm đóng Việt Nam làm thuộc địa. Ảnh hưởng của giai đoạn tiếp xúc văn hóa ngắn ngủi này mang lại nhiều thay đổi lớn trong xã hội, văn hóa cũng như tín ngưỡng – tơn giáo của Việt Nam, đặc biệt có rất nhiều thay đổi về văn học, tư tưởng, nghệ thuật. Về mặt tơn giáo – tín ngưỡng, Thiên Chúa giáo được hợp pháp hóa khi được truyền bá ở Việt Nam và đối với nhà thờ, những hình thức tín ngưỡng dân gian được con là dị giáo, là biểu hiện mê tín lạc hậu của người bản địa.

Người Việt Nam vốn có tính bao dung, do đó khi tiếp xúc với các dân tộc khác và các nền văn hóa khác họ tiếp nhận, biến đổi những yếu tố thích hợp, loại bỏ những yếu tố không phù hợp để làm giầu cho nền văn hóa sẵn có. Q trình tiếp hợp hay truyền thống hóa những yếu tố ngoại sinh và hiện đại hóa những yếu tố nội sinh diễn ra liên tục hình thành nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng, giầu bản sắc như hiện nay.

Tín ngưỡng là một bộ phận của văn hóa, do đó khi có những chuyển biến văn hóa do mơi trường tự nhiên, những thay đổi đột ngột về kiến trúc thượng tầng, những bước phát triển mới về tư tưởng; hệ thống tín ngưỡng cũng có những thay đổi tương ứng và có những biểu hiện thích nghi mới phù hợp với những chuyển biến đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)